×

Financial Analyst Là Gì? Financial Analyst Có Cần Chứng Chỉ CFA Không?

Ngày đăng: 17/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 23/04/2024

financial analyst là gì

Với các sinh viên hay các nhân sự trong ngành Tài chính – Ngân hàng chắc hẳn không còn quá xa lại với vị trí Financial Analyst. Vậy Financial Analyst là gì? Công việc của Financial Analyst gồm những gì? 

Để tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí công việc thú vị này, mời bạn cùng Glints tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Financial Analyst là gì?

Financial Analyst là gì? Thuật ngữ này có nghĩa là chuyên viên phân tích tài chính, là người đảm nhận công việc phân tích tài chính của doanh nghiệp, khách hàng, nghiên cứu các khoản đầu tư về hiệu suất như bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa. Từ đó, đưa ra hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân đưa ra quyết định đầu tư. 

Financial Analyst là gì?
Financial Analyst là gì?

Chuyên viên phân tích tài chính cũng có thể là người tư vấn cho các công ty về quyết định tài chính như cấu trúc lý tưởng để vận hành.

Financial Analyst làm việc tại bộ phận tài chính kế toán nội bộ doanh nghiệp, hoặc tại các đơn vị cung cấp dịch vụ phân tích, và tư vấn tài chính.

Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Kế Toán Nội Bộ Chi Tiết Nhất

Công việc của Financial Analyst

Một chuyên viên phân tích tài chính thường chịu trách nhiệm công việc gì? Tham khảo ngay mô tả công việc vị trí Financial Analyst dưới đây nhé.

  • Hợp nhất và phân tích các dữ liệu tài chính
  • Cung cấp giải pháp thay thế, khuyến nghị nhằm tối giản chi phí, nâng cao hiệu suất tài chính
  • Phát triển các mô hình tài chính và tiến hành đo điểm chuẩn, phân tích quy trình
  • Thu thập, tổng hợp dữ liệu để cấu trúc các báo cáo phức tạp về tình trạng tài chính và đánh giá rủi ro
  • Nghiên cứu các kinh doanh trước đó, tương lai và so sánh nhằm phát triển mô hình dự báo
  • Phân tích kết quả tài chính thực tế so với dự báo 
  • Xác định xu hướng đầu tư, tư vấn cho công ty và đề xuất ban quản lý dựa trên dữ liệu được phân tích
  • So sánh và điều chỉnh dữ liệu để đối chiếu các dữ liệu
  • Liên tục cập nhật kiến thức mới về lĩnh vực
  • Cải tiến quy trình và đưa ra những ý kiến phát triển chính sách có ảnh hưởng đến chức năng tài chính của doanh nghiệp

Financial Analyst có cần chứng chỉ CFA không?

Chương trình học CFA đào tạo chuyên sâu về mảng đầu tư, phân tích tài chính, do vậy nếu bạn mong muốn theo đuổi vị trí Financial Analyst thì CFA là chứng chỉ bạn nên sở hữu.

chứng chỉ CFA là gì
Financial Analyst có cần chứng chỉ CFA không?

Thông qua chương trình học, bạn sẽ được trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc. Từ đó có thể đáp ứng mọi yêu cầu nghiệp vụ như phân tích, lập báo cáo tài chính, xây dựng mô hình tài chính, v.v.

Theo đó, chương trình học CFA bao gồm 3 cấp độ như dưới đây:

  • Level 1: Cung cấp cho người học những khái niệm, kiến thức nền tảng trong lĩnh vực tài chính.
  • Level 2: Người học được tập trung đào tạo trong mảng phân tích tài chính. Kiến thức ở cấp độ này sẽ ở mức độ sâu và khó hơn. 
  • Level 3: Chương trình học chú trọng việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào quản lý danh mục đầu tư và lập kế hoạch sao cho hiệu quả. 

Do đó, bằng việc sở hữu tấm bằng CFA bạn có thể dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng cũng như lộ trình thăng tiến của bạn sẽ nhanh hơn.

Đọc thêm: Top 5 Các Chứng Chỉ Kế Toán, Kiểm Toán Sinh Viên Tài Chính Không Thể Bỏ Qua

Yêu cầu cần có của Financial Analyst

Để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, yêu cầu bạn cần có những điều sau:

  • Tốt nghiệp tối thiểu trình độ cử nhân chuyên ngành Ngân hàng – Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành có liên quan khác.
  • Đã có kinh nghiệm tối thiểu 1 năm tại vị trí tương đương, tư vấn tài chính.
  • Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ phân tích tài chính CFA.
  • Thành thạo các công cụ tin học văn phòng, cơ sở dữ liệu và các phần mềm phân tích tài chính.
  • Am hiểu sâu sắc hệ thống tài chính, các định chế.
  • Thành thạo kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Nhạy bén với các con số, cẩn thận, và đề cao tính chính xác.
  • Tập trung cao, nghiêm túc thực hiện công việc.
  • Tư duy logic tốt, tư duy chiến lược.
  • Thành thạo kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức.

Mức lương của Financial Analyst

Mức lương của chuyên viên phân tích tài chính được đánh giá là tương đối cao. Theo đó, mức lương trung bình của vị trí này dao động khoảng 16.5 triệu đồng/tháng

Mức lương của chuyên viên phân tích tài chính
Mức lương của chuyên viên phân tích tài chính bao nhiêu?

Để có một mức lương cụ thể sẽ cần có thêm nhiều yếu tố khác như yêu cầu công việc, môi trường làm việc, tính chất công việc, v.v.

Tìm kiếm việc làm Financial Analyst ở đâu?

Người theo đuổi vị trí Financial Analyst có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau như: các ngân hàng, tập đoàn lớn, các đơn vị cung cấp dịch vụ phân tích và tư vấn tài chính, v.v.

Ứng viên có thể tìm việc trên nhiều nguồn khác nhau. Tại các ngân hàng hay tập đoàn lớn họ thường có các trang tuyển dụng chính thức của tập đoàn bạn có thể tham khảo qua đây. 

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm việc trên những nền tảng tuyển dụng uy tín như Glints, LinkedIn, v.v. Bạn cũng có thể tìm kiếm vị trí này thông qua các trang/group tuyển dụng trên Facebook hoặc thông qua đơn vị tư vấn việc làm.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về Financial Analyst là gì mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này, cũng như bổ sung thêm nhiều điều thú vị xoay quanh công việc của một chuyên viên phân tích tài chính.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X