×

Feedforward Là Gì? Lý Do Nên Thử Feedforward Thay Vì Feedback Như Thường Lệ

Ngày đăng: 11/04/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/04/2024

Feedforward là gì? Sự khác nhau giữa feedforward với feedback truyền thống như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Feedforward là gì?

Khái niệm feedforward ban đầu được đưa ra bởi Tiến sĩ Marshall Goldsmith – chuyên gia trong lĩnh vực huấn luyện điều hành và phát triển lãnh đạo. Trong quy trình feedback truyền thống, nhân viên thường nhận được đánh giá từ cấp trên, nhấn mạnh cả những thành tựu lẫn những điều cần cải thiện.

Ngược lại, cách tiếp cận feedforward thay thế đánh giá tích cực và tiêu cực với các giải pháp được đề xuất. Nói cách khác, cách tiếp cận này tập trung vào sự phát triển cá nhân trong tương lai, thay vì nhìn nhận những vấn đề của quá khứ.

Ví dụ, thay vì nhắc lại vấn đề chăm sóc khách hàng, người quản lý có thể hướng dẫn nhân viên của mình cách để xử lý phàn nàn của khách hàng chuyên nghiệp hơn trong tương lai.

Feedforward là gì example
Feedforward là gì?

Đọc thêm: Kỹ Năng Phản Hồi – Nghệ Thuật Giao Tiếp Ai Cũng Nên Biết

2. So sánh feedforward vs. feedback

Tại sao chúng ta nên áp dụng cách tiếp cận feedforward khi đưa ra góp ý cho người khác? Một vài lợi ích từ cách tiếp cận này có thể bạn chưa biết:

  • Giúp nhân viên thiết lập các mục tiêu và hiện thực chúng: Với các mục tiêu rõ ràng, nhân viên có thể nỗ lực làm việc để cải thiện hiệu suất của mình.
  • Tích cực hơn feedback: Bởi cách tiếp cận này tập trung vào tương lai, do đó nó rất lạc quan và truyền động lực. Điều này có thể thúc đẩy tinh thần của nhân viên.
  • Cải thiện giao tiếp giữa cấp quản lý và nhân viên: Bằng việc đưa ra gợi ý về cách nhân viên có thể cải thiện trong tương lai, cách tiếp cận này có thể giúp mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên trở nên bớt xa cách hơn.
  • Đưa ra những lợi khuyên và gợi ý hữu ích: Feedforward không chỉ nói cho nhân viên cái họ đã làm sai, mà còn đưa cho họ những lời khuyên phù hợp để họ cải thiện trong tương lai. Nhờ đó, nhân viên có thể cảm thấy gắn kết và có động lực hơn.

Feedback và feedforward khác nhau như thế nào? Cùng phân biệt hai cách tiếp cận khi đưa ra góp ý cho người khác trong phần dưới đây nhé.

FeedbackFeedforward
Tập trung vào việc chỉ ra những vấn đề.Đưa ra những gợi ý bổ sung.
Xác nhận điều mà đối phương đã biết.Gợi nhắc về tài năng của đối phương.
Không đề cập hành động cụ thể để thay đổi.Đưa ra một kế hoạch chi tiết để cải thiện vấn đề.
Quy trình feedback chặt chẽ, từ trên xuống, người trong team sẽ đưa góp ý.Góp ý được đưa ra từ những người có các quan điểm và bộ kỹ năng khác nhau.
Thông tin góp ý chung chung, và nhiều thông tin khác nhau.Thông tin góp ý cụ thể, rõ ràng.
Cố gắng nói giảm nói tránh, thường giấu sự chỉ trích trong một lời khen ngợi.Nói về vấn đề và tác động thực sự của nó, tiếp đến đưa cho họ một giải pháp.

3. Cách đưa ra feedforward mang lại kết quả tốt nhất

Feedforward control là gì
Cách áp dụng feedforward.

Việc đưa ra feedforward có thể là một cách hiệu quả để truyền cảm hứng và động lực để người khác đạt được mục tiêu của mình. Để đảm bảo feedforward của bạn có tính liên quan, thực tế, và tôn trọng, bạn phải tuân theo một vài chiến lược.

Trước khi đưa ra bất kỳ feedforward nào, hãy hỏi người nhận rằng họ có đang sẵn sàng nghe gợi ý/ý tưởng của bạn hay không. Điều này có thể giúp bạn hình thành mối quan hệ và sự tin tưởng, đồng thời tránh áp đặt quan điểm của bạn lên họ.

Tập trung vào những khả năng và cơ hội trong tương lai hơn là những điều của quá khứ hoặc hiện tại.

Thêm vào đó, hãy sử dụng mô hình COIN (Context – Ngữ cảnh; Observation – Sự quan sát/theo dõi, Impact – Sự tác động, Next steps – Các bước tiếp theo) nhằm truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và ngắn gọn.

Cuối cùng, bạn đừng chỉ đưa ra phản hồi, mà hãy yêu cầu phản hồi từ đối phương. Điều này giúp bạn tạo ra một cuộc đối thoại giữa hai bên, cũng như thể hiện sự tôn trọng với họ, và tò mò về quan điểm, trải nghiệm của người nhận.

Đọc thêm: Thế Nào Mới Là Góp Ý Mang Tính Xây Dựng Đúng Cách?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về Feedforward – một cách tiếp cận hiệu quả trong cách đưa ra phản hồi/góp ý cho người khác mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về feedforward là gì, cũng như có thêm nhiều góc nhìn thú vị về cách đưa ra phản hồi này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X