×

Event Là Gì? Tố Chất Cần Có Của Người Theo Nghề Tổ Chức Sự Kiện

Ngày đăng: 05/10/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 06/10/2023

Event là gì? Học gì ra làm tổ chức sự kiện? Có những vị trí việc làm nào trong ngành tổ chức sự kiện? Để hiểu hơn về ngành event, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Event là gì?

Thế nào là event? Event hay sự kiện là một hoạt động có sự tham gia của nhiều người. Đây là một công cụ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như giới thiệu sản phẩm mới, lễ cưới hỏi, v.v.

Event làm những gì? Có những thể loại sự kiện nào? Theo đó, bạn có thể phân loại event theo các tiêu chí như: 

  • Quy mô sự kiện: sự kiện nhỏ, sự kiện lớn
  • Không gian tổ chức: sự kiện ngoài trời, sự kiện trong nhà, sự kiện kết hợp, v.v.
  • Hình thức tổ chức: sự kiện online, sự kiện offline, v.v.
  • Mục đích: lễ cưới, sinh nhật, khai trương, giới thiệu sản phẩm mới, v.v.

Người làm sự kiện là gì? Họ là những người tham gia vào quá trình tổ chức sự kiện từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc event.

event là gì
Event là sự kiện có quy mô từ nhỏ đến lớn, từ sự kiện sinh nhật cho đến các đại hội.

2. Học gì ra làm tổ chức sự kiện?

Học gì ra làm sự kiện? Theo đó, bạn có thể theo học một trong các ngành/chuyên ngành sau: 

Quá trình tổ chức một sự kiện bao gồm nhiều bước và các công việc khác nhau, do đó, bạn có thể lựa chọn các vị trí phù hợp nhất với chuyên môn của mình. Chẳng hạn, bạn tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa, bạn cũng có thể ứng tuyển vào vị trí design các ấn phẩm phục vụ cho sự kiện như mô tả sân khấu, backdrop, standee, v.v.

3. Yêu cầu cần có của người theo đuổi ngành event là gì?

Để trở thành một người làm sự kiện chuyên nghiệp, bạn cần đáp ứng những yêu cầu gì? Theo đó, tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển, bạn sẽ cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể của công việc. Do đó, trong phần này, Glints sẽ đề cập đến những yêu cầu chung nhất mà nhân sự trong ngành tổ chức sự kiện cần có.

  • Tư duy sáng tạo: Để tạo ra một sự kiện ấn tượng và đảm bảo hiệu quả truyền thông đòi hỏi những người làm sự kiện phải không ngừng động não và sáng tạo ra những ý tưởng tổ chức sự kiện độc đáo, thú vị. Một sự kiện có thể khiến khán giả “say wow” về quy mô tổ chức rất lớn, nhưng nội dung nhàm chán thì khó có thể tạo ra trải nghiệm tích cực với công chúng, và đảm bảo hiệu quả truyền thông của event.
  • Năng động: Đây là một yêu cầu vô cùng quan trọng với một người làm sự kiện, đặc biệt với nhân sự tham gia trực tiếp vào quá trình set up và chạy chương trình. Để đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ, trong suốt quá trình sự kiện diễn ra, người chạy sự kiện cần quan sát liên tục, và điều phối sự kiện theo đúng kế hoạch. 
  • Có khả năng tổ chức: Tư duy tổ chức tốt giúp người làm sự kiện hình dung rõ hơn về quy trình tổ chức sự kiện, cách sự kiện hoạt động, cũng như biết cách để sắp xếp và quản lý các công việc một cách hợp lý và hiệu quả.
  • Sức khỏe tốt: Yêu cầu này quan trọng hơn với các vị trí tham gia trực tiếp vào quá trình set up và điều phối sự kiện. Tính chất của công việc của các vị trí này thường phải di chuyển liên tục, vận chuyển và setup các trang thiết bị phục vụ sự kiện. Nếu bạn không có sức khỏe tốt, bạn khó có thể vận chuyển màn hình led nặng cả trăm cân, và rất nhiều trang thiết bị khác.
Event làm những gì?
Tố chất người làm event.

4. Các vị trí nghề nghiệp trong ngành tổ chức sự kiện

Nhân viên Event là gì? Có những vị trí nghề nghiệp nào trong ngành tổ chức sự kiện? Cùng Glints khám phá trong phần dưới đây nhé. 

4.1. Đạo diễn sự kiện

Đạo diễn sự kiện là người có vị trí cao nhất, được chia ra phụ trách các mảng chuyên môn riêng, chẳng hạn như đạo diễn sân khấu, đạo diễn hình ảnh, đạo diễn âm thanh, v.v. 

4.2. Event planner

Event planner là người tổ chức và quản lý mọi khía cạnh của một sự kiện, bao gồm việc lên concept và theme cho sự kiện, lập kế hoạch ngân sách, tìm địa điểm, liên lạc với nhà cung cấp, báo cáo sau sự kiện, v.v.

4.3. Điều phối viên sự kiện

Điều phối viên sự kiện hay nhân viên chạy sự kiện là người tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành và điều phối sự kiện. Các khu vực có sự tham gia của điều phối viên có thể kể tới như: khu vực điều khiển âm thanh, khu vực check in, khu vực cánh gà, v.v.

Vai trò của điều phối viên rất quan trọng trong việc đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối đa những phát sinh không đáng có.

4.4. Designer 2D, 3D

Họ có nhiệm vụ thiết kế các ấn phẩm phục vụ trong sự kiện như backdrop, banner, standee, v.v.

4.5. Người phụ trách âm thanh, ánh sáng

Âm thanh và ánh sáng là hai yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sự thành công của sự kiện. Do đó, các vị trí việc làm trong ngành tổ chức sự kiện không thể không nhắc tới người phụ trách âm thanh, ánh sáng. Họ có nhiệm vụ set up, điều phối âm thanh và ánh sáng trong thời gian diễn ra sự kiện.

4.6. Copywriter

Copywriter là người chịu trách nhiệm về nội dung của sự kiện và trên các ấn phẩm truyền thông liên quan. 

4.7. Nhân viên kinh doanh

Họ là người tìm kiếm khách hàng, tư vấn dịch vụ tổ chức sự kiện, chốt hợp đồng, và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh cũng có thể là cầu nối giữa agency với khách hàng trong suốt quá trình thực hiện dự án. 

cơ hội việc làm event
Ngành event mang đến rất nhiều cơ hội việc làm thú vị.

5. Triển vọng việc làm ngành event như thế nào?

Nhu cầu tổ chức sự kiện ngày càng cao và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Mặc dù vậy, nguồn nhân lực của ngành tổ chức sự kiện luôn trong trạng thái thiếu hụt, tỷ lệ nhân sự chất lượng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thấp. Điều này cho thấy, triển vọng việc làm của ngành này là rất lớn.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Event là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích, cũng như các gợi ý việc làm triển vọng trong tương lai.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X