×

Động Lực Nội Tại Là Gì? Ý Nghĩa Của Intrinsic Motivation 

Ngày đăng: 22/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 13/12/2023

dong-luc-noi-tai-la-gi

 Động lực nội tại được xem là hành động làm việc gì đó mà không cần nhận bất kỳ phần thưởng nào. Bạn làm việc đó chỉ vì sự hài lòng và thích thú từ chính bản thân mình. Để giúp bạn hiểu rõ hơn động lực nội tại là gì? Glints đã tổng hợp những thông tin liên quan đến câu hỏi này trong bài viết sau đây. Theo dõi ngay để có được những thông tin hữu ích cho mình nhé!

1. Động lực nội tại (intrinsic motivation) là gì? 

Một số lý thuyết đưa ra đã giải thích động lực nội tại và cách thức hoạt động của nó. Một số chuyên gia tin rằng các hành vi đều được thúc đẩy bởi phần thưởng, mục tiêu cụ thể, chẳng hạn khi bạn làm việc chăm chỉ để có được mức lương cao, một chức vụ xứng đáng. Đối với các hành vi động lực nội tại phần thưởng chính là thời gian vui vẻ, thoải mái khi tham gia hoạt động.

Khái niệm về động lực nội tại được công nhận nhiều nhất từ trước, dựa trên nhu cầu và động lực của con người. Nhu cầu sinh học của con người là đói, khát và tình dục thì nhu cầu tâm lý là sự thỏa mãn để phát triển và có được một cuộc sống hạnh phúc bao gồm năng lực, quyền tự chủ và sự gắn bó. 

Cùng với sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý cơ bản, động lực nội tại cũng liên quan đến quá trình tìm kiếm và tham gia vào các hoạt động mà chúng ta thấy thú vị, thách thức và có được những giá trị tin thần hữu ích mà không liên quan đến phần thưởng nào bên ngoài. 

2. Ý nghĩa của động lực nội tại

Động lực nội tại là sức mạnh, động lực bên trong mỗi người mà họ tự tạo ra để thúc đẩy hành động và đạt được mục tiêu cá nhân. Điều này liên quan đến niềm tin, giá trị, và động lực cá nhân mà người đó tự tạo ra từ bên trong, không phụ thuộc nhiều vào ảnh hưởng từ bên ngoài.

Ý nghĩa của động lực nội tại là khả năng tự thúc đẩy bản thân, tự giác và duy trì sự cam kết với mục tiêu mà không cần sự áp đặt từ bên ngoài. Điều này có thể bao gồm lòng kiên nhẫn, sự quyết tâm và lòng nhất quán trong việc theo đuổi mục tiêu dài hạn.

Khi người ta có động lực nội tại mạnh mẽ, họ thường có khả năng vượt qua thách thức, vượt qua khó khăn và duy trì động lực dài hạn. Điều này giúp họ tự chủ hơn trong việc đạt được thành công và thúc đẩy sự phát triển cá nhân.

Đọc thêm: 5C Motivation Là Gì? 5C Motivation Quan Trọng Như Thế Nào?

3. Ví dụ về động lực nội tại

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về động lực nội tại mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về cụm từ này, cụ thể:

  • Tham gia môn thể thao nào đó vì bạn thấy nó thú vị hơn là giải thưởng mà nó mang lại.
  • Học một ngôn ngữ mới vì bạn thích ngôn ngữ đó chứ không phải vì yêu cầu công việc mà bạn phải học.
  • Dành thời gian để trò chuyện và bầu bạn với ai đó chứ không phải vì họ có thể giúp bạn leo lên vị trí cao hơn.
  • Bạn thích chạy vì bạn cảm thấy nó giúp mình thư giãn chứ không phải là để giành chiến thắng trong cuộc thi.
  • Bạn dám đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong công việc vì bạn muốn mình được thử thách chứ không phải là để tăng lương hoặc thăng chức.
  • Bạn muốn vẽ một bức tranh để cảm thấy mình hạnh phúc và tâm trạng bình tĩnh hơn chứ không phải dùng nó làm tác phẩm nghệ thật để kiếm tiền.

4. So sánh động lực bên trong và động lực bên ngoài

Nội động lực xuất phát từ bên trong còn ngoại động lực được xuất xuất từ bên ngoài. Khi bạn có nội động lực bạn chỉ muốn tham gia vào một hoạt động chỉ vì bạn thích nó và cảm thấy hài lòng, thỏa mãn vì nó. 

Vậy động lực bên trong và động lực bên ngoài khác nhau như thế nào:

Động lựcMục tiêu
Nội động lựcMục đích bạn thực hiện hoạt động vì nó đem lại những lợi ích nội tại. Bạn có thể làm điều đó vì bản thân cảm thấy vui vẻ, thú vị và thỏa mãn.Các mục tiêu của nội động lực xuất phát từ bên trong và kết quả có thể đáp ứng nhu cầu tâm lý cơ bản của bạn về quyền tự chủ, năng lực và sự gắn bó. 
Ngoại động lựcViệc thực hiện hoạt động để đổi lại việc nhận phần thưởng từ bên ngoài.Mục tiêu của ngoại động lực tập trung vào một kết quả và không đáp ứng nhu cầu tâm lý cơ bản của bạn. Hầu hết các mục tiêu đều liên quan đến lợi ích từ bên ngoài, chẳng hạn như tiền bạc, quyền lực, danh tiếng hoặc tránh hậu quả. 

5. Các yếu tố thúc đẩy động lực nội tại 

Malone và Leeper xác định những yếu tố này làm tăng động lực nội tại:

  • Thách thức: Mọi người có động lực hơn khi theo đuổi mục tiêu đem lại ý nghĩa cá nhân và bạn có thể dễ dàng đạt được mục tiêu nhưng điều đó không có nghĩa là chắc chắn. Những mục tiêu này có thể liên quan đến lòng tự trọng của bạn.
  • Kiểm soát: Mọi người muốn kiểm soát bản thân và môi trường sống của mình và muốn xác định những gì mình theo đuổi diễn ra theo kết quả tốt nhất
  • Hợp tác và cạnh tranh: Động lực nội tại có thể tăng lên trong những tình huống mà mọi người cảm thấy hài lòng khi giúp đỡ người khác. Nó cũng áp dụng cho những trường hợp họ có thể so sánh hiệu suất của mình với hiệu suất của người khác.
  • Tính tò mò: Động lực bên trong tăng lên khi có thứ gì đó trong môi trường vật chất thu hút sự chú ý của cá nhân. Nó cũng xảy ra khi có điều gì đó kích thích bạn tìm hiểu thêm.
  • Sự công nhận: Người khác công nhận thành tích của mình là một trong những yếu tố thúc đẩy động lực bên trong.
  • Viễn cảnh ảo: Tưởng tượng liên quan đến hình ảnh tin thần hoặc ảo để kích thích hành vi của bản thân. 

Lời kết

Như vậy, bài viết trên của Glints đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc động lực nội tại là gì. Từ đó hiểu rõ hơn về việc áp dụng động lực nội tại cho những khía cạnh nào trong cuộc sống.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 1 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X