×

Nên Làm Gì Khi Đi Làm Trễ? 5 Cách Khắc Phục Tình Trạng Đi Làm Trễ

Ngày đăng: 08/10/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 06/10/2022

Đi làm trễ là chuyện mà không một nhân sự nào mong muốn, vậy khi đi làm trễ bạn nên làm gì? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng đi làm trễ của bản thân? Cùng Glints tìm hiểu chi tiết về chủ đề thú vị này qua bài viết dưới đây nhé.

Một vài nguy cơ khiến bạn đi làm trễ

Chắc hẳn ai cũng đã từng đi làm muộn, có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến việc đi muộn. Có hai nguyên nhân chính khiến bạn đi làm trễ bao gồm: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

  • Nguyên nhân chủ quan bao gồm những nguyên nhân mà bản thân bạn có thể lường trước và biết chắc nó có thể xảy ra như: ngủ quên, tắc đường, không căn thời gian xuất phát phù hợp, v.v.
  • Nguyên nhân khách quan bao gồm các nguyên nhân mà bạn không thể lường trước được như: hỏng xe giữa đường, đoạn đường thường ngày xảy ra sự cố không thể đi qua khiến bạn phải đi vòng được khác dẫn đến thời gian tới công ty tăng lên, bị các vấn đề sức khỏe đột ngột, v.v.

Cho dù là lý do gì đi chăng nữa, việc bạn đi làm muộn không chỉ ảnh hưởng tới bản thân bạn mà còn làm chậm tiến độ công việc và những người khác.

Nếu tình trạng này xảy ra với tần suất đều đặn sẽ làm giảm hiệu quả công việc trầm trọng, và làm xấu hình ảnh, tín nhiệm của bản thân bạn, thậm chí bạn sẽ bị sa thải khỏi công ty.

nguyên nhân việc đi làm muộn
Có rất nhiều lý do dẫn tới việc đi làm trễ.

Người trách nhiệm xử lý việc đi làm muộn như thế nào?

Việc đi làm muộn là điều không muốn, nhưng nếu bạn không may bạn phải đi làm muộn thì dưới đây là 5 điều mà bạn nên thực hiện.

Nhanh chóng thông báo tới người phụ trách

Khi bạn nhận thấy khả năng đến muộn của mình cao, thì nên thông báo ngay với leader về sự việc, thời gian có mặt dự kiến và cách giải quyết công việc này.

Việc thông báo kịp thời tới người phụ trách không chỉ giúp leader có thể sắp xếp công việc của bạn thích hợp để không làm ảnh hưởng tới tiến độ chung, mà còn thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp của bạn.

Đưa ra lời giải thích lý do đến muộn

Khi có mặt tại công ty, bạn cần tự giác và trung thực giải thích lý do đến muộn. Đừng cố bào chữa hay đổ lỗi mà bạn hãy thành thật giải thích về lý do đến muộn.

Bạn hãy đưa ra một lời giải thích ngắn gọn, rõ ràng, trung thực. Đừng kể những câu chuyện ngớ ngẩn hoặc hoang đường nếu như bạn không thực sự đối mặt với nó. Bởi việc làm này chỉ khiến cho sếp của bạn tức hơn thôi.

Xin lỗi

Việc bạn đi làm trễ dù là lý do gì thì bạn vẫn nên gửi lời xin lỗi tới Sếp của mình. Bạn có thể nhắn tin, gửi email hoặc trao đổi trực tiếp với sếp để xin lỗi và thành khẩn nhận lỗi.

Không chỉ riêng với việc đi muộn, việc bạn thừa nhận sai sót của bạn thân và tìm cách khắc phục chúng sẽ giúp bạn phát triển nhanh chóng và nhận được cái nhìn thiện cảm từ mọi người.

Cố gắng xử lý công việc từ xa

Nếu vẫn có thể làm việc từ xa thì bạn nên cố gắng giải quyết phần nào công việc để không làm ảnh hưởng quá lớn tới tiến độ công việc. 

Làm thế nào để giải quyết hậu quả việc đi làm trễ
Làm thế nào để giải quyết hậu quả việc đi làm trễ?

Làm rõ rằng bạn sẽ không để sự việc này lặp lại thường xuyên

Bạn cần đảm bảo rằng, điều này sẽ không lặp lại với tần suất đều đặn. Do đó, ngay từ ngày đầu tiên đi làm, bạn cần lên kế hoạch làm việc rõ ràng từ trước và dự phòng một vài phương án cho các vấn đề phát sinh.

Chẳng hạn như: bạn cân đối thời gian đi từ nhà đến công ty trong điều kiện giao thông tắc đường, bạn nên để chừa một khoảng thời gian trống nhất định khoảng 10 – 15 phút nhằm phòng trừ các vấn đề phát sinh bất ngờ; bạn sẽ đi taxi và xử lý công việc trên đường tới công ty nếu như xe bị hỏng giữa đường, v.v.

Bạn hãy thể hiện cho sếp và mọi người biết rằng đi làm trễ không phải là tình trạng lặp đi lặp lại của bạn. 

Cách khắc phục tình trạng đi làm trễ giờ

Vậy làm thế nào để không còn đi làm trễ giờ nữa? Cùng Glints tìm hiểu làm thế nào để khắc phục tình trạng đi muộn và tăng hiệu suất công việc nhé.

Quản lý thời gian hiệu quả

Nếu bạn đi làm muộn và đổ lỗi cho các vấn đề tắc đường, ngủ dậy muộn, tắc thang máy v.v thì bạn cần xem xét lại vấn đề quản lý thời gian của bạn.

Chẳng hạn với vấn đề tắc đường, bạn cần đo lường được thời gian di chuyển trung bình từ nhà đến công ty và dành thêm một khoảng thời gian trống khoảng 10 -15 phút để dự phòng các vấn đề bất ngờ. 

Đối với việc ngủ dậy muộn, có thể do tối hôm trước bạn đi ngủ muộn. Bởi vậy bạn cần sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học nhằm bảo đảm thời gian ngủ đủ giấc, công việc được hoàn thành theo tiến độ.

Đọc thêm: Mẫu Kế Hoạch Quản Lý Thời Gian: 8 Bước Lên Kế Hoạch Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả

Chuẩn bị đồ từ hôm trước

Bạn hãy chuẩn bị các đồ đạc cho ngày hôm sau từ hôm trước như ủi đồ, cất máy tính vào cặp, v.v. Mặc dù chỉ là những việc lặt vặt nhưng tốn kha khá thời gian của bạn đấy.

Nguyên tắc 70%

70% công việc của bạn mất nhiều thời gian hơn dự kiến để di chuyển đến đúng giờ bởi nhiều lý do khác nhau từ khách quan tới chủ quan. Nếu bạn nghĩ chỉ cần 20 phút là đủ nhưng thực tế bạn cần tới 35 phút.

Con số 70% là một con số tương đối, bạn có thể có một con số khác dựa trên trải nghiệm của bản thân.

phương pháp tránh đi muộn
Hãy quản lý thời gian một cách nghiêm ngặt.

Kiên trì và không được dễ dãi với bản thân

Luôn tự nhủ trong đầu mình không được đi làm trễ nữa, nhắc nhở bản thân đi làm sớm hơn. Đặc biệt trong những ngày trời lạnh, việc ở hay rời khỏi chăn là một trận chiến nội tâm khắc nghiệt.

Tuy nhiên bạn hãy nghiêm khắc với bản thân mình để dậy sớm và đi làm đúng giờ nhé.

Đọc thêm: Điểm Danh 6 Nỗi Sợ Phổ Biến Khi Đi Làm Và Giải Pháp Khắc Phục

Dự phòng phương án khắc phục trong những trường hợp bất ngờ

Như đã chia sẻ ở trên, các bạn có thể liệt kê một vài tình huống có thể xảy ra và chuẩn bị phương án giải quyết cho nó.

Chẳng hạn, việc trời đột ngột đổ mưa to khiến việc di chuyển bằng xe máy rất khó khăn, bạn có thể để xe vào bãi và bắt taxi để đến chỗ làm vừa an toàn lại không lo bị đi làm muộn.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về một chủ đề hết sức phổ biến hiện nay là tình trạng đi làm trễ mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn loại bỏ “khái niệm” đi làm trễ trong đầu của mình.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X