×

Deep Work Là Gì? Làm Thế Nào Để Deep Work Hiệu Quả

Ngày đăng: 11/02/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

deep work là gì

Trong khi làm việc, học tập chúng ta thường dễ bị mất tập trung bởi các yếu tố ngoại cảnh như mạng xã hội, điện thoại, v.v. Điều này làm giảm hiệu suất làm việc của bản thân. Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn phương pháp làm việc năng suất có tên là Deep Work. Vậy Deep Work là gì? Làm sao để Deep Work hiệu quả? Mời bạn cùng tham khảo ngay nhé.

Deep Work là gì?

Deep Work là gì? Deep Work hay làm việc sâu được hiểu là việc bạn tập trung thực hiện một công việc nào đó mà không bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh.

Trái ngược với Deep Work, Shallow work đây là thuật ngữ chỉ những tác vụ mang tính lặp đi lặp lại và không đòi hỏi quá nhiều trí óc như kiểm tra tin nhắn, email. Bởi vậy, Shallow work thường không đem lại nhiều giá trị mới.

làm việc sâu
Deep work là gì?

Tác giả của cuốn sách Deep Work “Làm ra làm, Chơi ra chơi” – Cal Newport cho rằng “Deep Work giúp bạn nâng cao khả năng nhận thức đến giới hạn và nỗ lực để tạo ra giá trị mới, cải thiện kỹ năng của bản thân mà người khác khó có thể bắt chước được.”

Tác giả cũng cho biết, Deep Work là một trong những yếu tố quan trọng để bạn phát triển nhanh chóng trên con đường nghề nghiệp của bản thân.

Lợi ích của việc Deep Work

Khi thực hiện bất kỳ một công việc nào đó, nếu bạn thiếu sự tập trung thì khó có thể đạt hiệu suất công việc ở mức tốt nhất. Bởi vậy, Deep Work là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với bạn.

Khi sở hữu khả năng làm việc sâu bạn có thể cải thiện khả năng tự học, qua đó tiếp thu thêm rất nhiều tri thức mới. Bạn có thể trau dồi thêm được nhiều kỹ năng chuyên môn mới mà người khác phải mất rất nhiều thời gian mới có được.

Đặc biệt, hiệu quả công việc của bạn sẽ chắc chắn được tăng lên rõ rệt nhờ việc tập trung cao độ khi giải quyết công việc.

Não bộ sẽ chuyển sang trạng thái tối ưu nhất khi bạn tập trung vào một vấn đề cụ thể và thực hiện công việc một cách có chủ đích và hệ thống. Khi đó, những khó khăn trong công việc giống như một điều gì đó thu hút bạn giải quyết chúng thay vì cảm giác áp lực và sợ hãi.

Cal Newport đã đưa ra quy luật về Deep Work như sau:

Hiệu suất công việc – (Thời gian thực hiện * Cường độ tập trung)

Theo đó, khi cường độ tập trung được tối ưu thì chất lượng công việc sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Quy luật này đã được nhiều nhân vật nổi tiếng ứng dụng thành công.

Điển hình là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông thường Deep Work vào mỗi buổi tối để đọc sách, viết bài diễn thuyết. Ông thường hoàn thành các công việc vào buổi đêm – đây là khoảng thời gian mà ông có thể tập trung tối đa cho công việc.

Làm thế nào để Deep Work hiệu quả?

Mặc dù, Deep Work mang lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng việc thực hành chúng không phải là một điều đơn giản. Chúng ta thường bị phân tâm bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, khi Deep Work bị gián đoạn bạn sẽ khó khăn trong việc quay lại và mất một khoảng thời gian cụ thể để trở về trạng thái này.

làm thế nào để Deep Work
Làm thế nào để Deep Work hiệu quả?

Chính lẽ đó, người có khả năng Deep Work có thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Trong phần này, Glints chia sẻ cho bạn một vài gợi ý để thực hành Deep Work hiệu quả.

Bắt đầu bằng tư duy đúng đắn

Bộ não con người thường khá lười trong việc vận động và tiêu hao năng lượng. Do đó, bạn sẽ thấy khó khăn trong việc phải ngồi xuống và giải quyết một nhiệm vụ khó nhằn. Khi đó, bạn hãy coi Deep Work như là một kỹ năng mới và từ từ trau dồi, không cần quá dồn ép bản thân vào trạng thái này khi cơ thể chưa sẵn sàng.

Khi Deep Work, nếu bạn cảm thấy chán thì không nên tìm đến các yếu tố gây phân tán như mạng xã hội, điện thoại, v.v. Thay vào đó, bạn hãy ngồi yên, uống một chút nước và tiếp tục hành trình của mình.

Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết

Một lộ trình cụ thể và chi tiết sẽ giúp bạn thực hành Deep Work tốt hơn. Bạn hãy bắt đầu luyện tập với một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Nếu trong khoảng thời gian này, bạn bị phân tâm bởi một yếu tố nào đó thì hãy bắt đầu lại. Đây là phương pháp Pomodoro.

Sau khi vượt qua mốc thời gian trên, bạn hãy tiếp tục tăng dần thời gian lên. Tác giả của cuốn sách “Làm ra làm, Chơi ra chơi” cho biết, bạn có thể nâng cao khả năng tập trung và Deep Work sau thời gian luyện tập khoảng 6 tháng.

Đọc thêm: Quản Lý Thời Gian Và Tập Trung Học Bài Với Phương Pháp Quả Cà Chua Pomodoro

Giữ vững lịch trình Deep Work

Thật tuyệt vời nếu Deep Work trở thành một thói quen của bạn. Bởi khi đó, bộ não sẽ tự động chuyển sang chế độ làm việc việc sâu và thoải mái với điều này.

Để làm được điều này, bạn hãy duy trì luyện tập Deep Work hàng ngày, và xem nó như một điều không thể bỏ qua mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn nên tìm kiếm một môi trường thích hợp để bắt đầu Deep Work như: không gian yên tĩnh, văn phòng làm việc, quán cà phê, thư viện, v.v.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo một “hành vi dẫn đường”. Điều này có thể hiểu là việc bạn thông báo đến bộ não là bạn sắp sửa Deep Work. Có thể nói, việc làm này sẽ giúp bộ não của bạn làm quen nhanh hơn với Deep Work.

Hiểu lầm thường gặp về Deep Work

Dưới đây là một vài lầm tưởng về Deep Work mà bạn nên biết.

Deep Work là làm việc hiệu quả

Deep Work để chỉ trạng thái làm việc tập trung cao độ của bộ não và không bị xao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này đem đến những giá trị hữu ích mới và khó để sao chép. 

Hiểu lầm thường gặp về Deep Work
Những hiểu lầm thường gặp về Deep Work

Đối lập với nó là Shallow work, thực hiện công việc mà không cần quá nhiều sự tập trung như: lướt mạng xã hội, kiểm tra thông báo tin nhắn, v.v.

Từ đó có thể thấy, những người làm các công việc mang tính sáng tạo, tính dịch vụ thường khó có thể Deep Work. Bởi họ thường liên tục chuyên các đầu việc khác nhau.

Trong quy trình sáng tạo, bạn cần liên tục bổ sung thông tin. Nó có thể không liên quan đến nhau, nơi xuất hiện không giống nhau nhưng nó thực sự cần thiết để tạo ra một ý tưởng mới mẻ và hiệu quả. 

Tác giả của cuốn Messy – Tim Harford cho biết, luôn có một phép thuật nào đó trong đống hỗn độn. Harford cũng gợi ý thêm về việc, chúng ta có thể nhận thêm các dự án khác để khi gặp khó khăn, bạn có thể xao nhãn sang một lựa chọn khác thay vì không biết phải làm gì.

Qua hai ý tưởng về Deep Work và Messy, chúng ta có thể tạm rút ra kết luận ràng, ngay cả khi bạn tập trung cho một nhiệm vụ nào đó hàng giờ và không tạo ra một kết quả hữu hình nào thì bạn vẫn có thể đang trong quá trình làm việc hiệu quả.

Nếu chỉ Deep Work thì chưa đủ để gọi là làm việc hiệu quả nhưng Deep Work là làm việc năng suất.

Deep Work là sử dụng thời gian làm việc hiệu quả

Để làm việc tập trung thì cần phải làm việc nhưng sử dụng thời gian nghỉ hiệu quả cũng được xem là làm việc tập trung. 

Thời gian tập trung của bộ não không quá 90 phút, bởi vậy bạn cần có một khoảng thời gian nghỉ ngơi khoảng 15 phút để bộ não có thể phục hồi và trở lại làm việc hiệu quả.

Thời gian nghỉ ngơi được cho là hiệu quả là khi nó có tính xã hội, vận động để giải phóng năng lượng, bạn có thể  phát triển thêm các kỹ năng mới, hoặc đơn giản hơn là việc bạn thả lỏng. 

Đọc thêm: Vì Sao Bạn Nên Có Nguyên Tắc Làm Việc 90 Phút?

Dậy sớm hơn để Deep Work tốt hơn

Sự thật không phải lúc nào, não bộ cũng tỉnh táo sau khi thức dậy. Nhà tâm lý học người Mỹ – Adam Grant cho biết, để nâng cao năng suất làm việc bạn không chỉ biết cách làm việc hiệu quả mà còn phải biết cách kiểm soát năng lượng. Bởi thời gian thường hữu hạn còn năng lượng thì có thể liên tục được tái tạo.

Bên cạnh đó, bạn hãy quan sát thiên hướng của bản thân rằng bạn làm việc hiệu quả nhất trong điều kiện nào.

Từ đây có thể tạm kết luận rằng, dù bắt đầu làm việc vào sáng sớm hay đêm muộn, môi trường yên tĩnh hay ồn ào bạn vẫn có thể làm việc hiệu quả và tập trung.

Đọc thêm: Top 10+ Nguyên Tắc Làm Việc Đạt Hiệu Quả Cao Nhất

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Deep Work Là Gì? Làm Thế Nào Để Deep Work Hiệu Quả” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn thêm nhiều góc nhìn mới mẻ và thú vị về Deep Work.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp tốt nhất nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 16

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X