×

5 “Red Flag” Của Một Công Ty Startup Bạn Nên Biết

Ngày đăng: 09/05/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 09/05/2023

Các công ty khởi nghiệp càng ngày càng thu hút nhiều nhân lực và sự đầu tư. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cảnh báo để bạn tránh khỏi những cạm bẫy phổ biến và hiểu rõ hơn về tình hình cũng như tương lai của một công ty startup.

Đối với những người sáng lập, những dấu hiệu cảnh báo này có thể giúp họ nhận định những thay đổi cần có trong tổ chức. Đối với nhân viên và nhà đầu tư, cả hiện tại và tiềm năng, những dấu hiệu cảnh báo này có thể giúp họ xác định xem công ty khởi nghiệp mà họ có đang gắn kết có đang đi đúng hướng hay không.

Tìm hiểu ngay 5 “red flag” – báo động đỏ cần chú ý khi làm việc với startup.

1. Không có chiến lược kinh doanh rõ ràng

Các nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ luôn có nhận thức rất rõ về dấu hiệu này. Nó thường bị bỏ qua bởi những người mới lần đầu nắm giữ chức năng sáng lập, nhà đầu tư và nhân viên tiềm năng muốn mở rộng cơ hội làm việc nhưng hiểu rất ít về ngành công nghiệp mạo hiểm.

Nếu không có một kế hoạch lâu dài và rõ ràng, không ai trong công ty sẽ biết họ nên làm gì và làm thế nào họ có thể đo lường hiệu quả công việc. Kết quả là họ sẽ khó có thể đạt được bất kỳ kết quả hữu hình nào.

Việc thiếu đi một kế hoạch hoặc chiến lược kinh doanh vững chắc còn cho thấy rằng người sáng lập có thể không hiểu rõ về thị trường, đối thủ cạnh tranh hoặc đối tượng mục tiêu của họ. Với tư cách là người sáng lập, điều cần thiết là đảm bảo rằng công ty khởi nghiệp có trọng tâm rõ ràng và đang hướng tới một mục tiêu cụ thể.

2. Công việc và nhiệm vụ thiếu minh bạch

Ngạc nhiên thay, có khá nhiều người khen ngợi các công ty khởi nghiệp vì không yêu cầu phải xác định rõ ràng các vai trò trong tổ chức. Họ tin rằng điều này cho phép họ phát triển nhanh hơn và phong phú hơn. Chẳng hạn, họ đang làm trưởng nhóm PR cho một công ty, nhưng nếu bắt đầu làm việc cho một công ty startup nhỏ, họ có thể ngay lập tức trở thành giám đốc PR.

công việc không rõ ràng
Nhiệm vụ và công việc không rõ ràng là dấu hiệu đỏ của mọi công ty startup.

Đây là hệ quả thường thấy trong các công ty khởi nghiệp hoạt động với nguồn lực hạn chế và các nhóm nhỏ. Các thành viên thường phải làm công việc của cả một bộ phận lớn. Đôi khi nó diễn ra tốt đẹp, nhưng có cả những tình huống mà phong cách làm việc này thể dẫn đến một mớ hỗn độn và sự hiểu lầm, thiếu giao tiếp giữa các nhân viên.

Do đó, trong công ty startup, mọi thành viên đều cần biết và hiểu rõ vai trò cũng như trách nhiệm của mình. Nếu có sự nhầm lẫn hoặc thiếu rõ ràng trong lĩnh vực này, công ty sẽ dễ gặp phải xung đột, thông tin sai lệch và cản trở tiến trình khởi nghiệp.

Ngoài ra, nếu team của bạn có vẻ thiếu kinh nghiệm hoặc công ty có tỷ lệ nghỉ việc cao, đây chính là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm tới thành công của công ty khởi nghiệp.

3. Quản lý tài chính kém

Các công ty startup thường gặp phải các vấn đề tài chính. 

Ngay cả khi bạn có các nhà đầu tư với các khoản tiền cực lớn, bạn cũng không thể đảm bảo họ sẽ tài trợ tất cả các loại chi phí. Bạn sẽ cần mang lại lợi nhuận từ các khoản đầu tư của họ và chứng minh cho họ thấy họ đang không ném tiền qua cửa sổ.

Việc thiếu kỷ luật tài chính, bội chi và quản lý dòng tiền không đầy đủ có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sự bền vững của một công ty khởi nghiệp. Người sáng lập sẽ gặp nguy cơ phá sản, nhân viên sẽ không được trả lương, v.v. 

Vì vậy trước khi đến với một công ty khởi nghiệp, bạn hãy chú ý xem tình hình tài chính của công ty đó liệu có vững chắc hay không và tìm hiểu xem chính sách quản lý tài chính của họ có ổn không.

Đọc thêm: Có Nên Làm Việc Ở Công Ty Startup Hay Không?

4. Khả năng ứng biến không nhanh nhạy

Một chiến lược sáng suốt cũng có thể phải đổi hướng hoặc ngừng vô thời hạn vì sự thay đổi của thị trường, sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh cực mạnh hoặc một số trường hợp khác. Với những tình huống này, một công ty khởi nghiệp cần phải có khả năng linh hoạt và thích nghi để tồn tại và thành công.

Người sáng lập nên nắm bắt nhịp đập của ngành và sẵn sàng lắng nghe nếu bất kỳ nhân viên hoặc nhà đầu tư nào đóng góp ý kiến về sự thay đổi cần có trong mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm cung cấp hiện tại. Các công ty khởi nghiệp luôn cần có ít nhất một kế hoạch dự phòng để đối phó nhanh và hiệu quả.

Đối với một nhà đầu tư, họ cần đảm bảo rằng công ty đang tiến triển và đạt được các mục tiêu nhất định. Việc thiếu tiến bộ có thể cho thấy công ty khởi nghiệp đang gặp khó khăn và hoạt động kinh doanh của họ cần được đánh giá lại.

5. Thiếu giao tiếp

Khả năng giao tiếp, sự kết nối và minh bạch giữa nhân viên và sếp mang đến một môi trường làm việc lành mạnh. Trong môi trường startup hay doanh nghiệp khác, việc cấp trên áp đặt quyết định của mình hoặc không lắng nghe nhân viên chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt. 

thiếu giao tiếp
Giao tiếp không hiệu quả là red flag rất lớn.

Với các nhà đầu tư cũng vậy. Khi có vấn đề xảy ra, nhóm khởi nghiệp và các nhà đầu tư cần hợp tác để tìm ra giải pháp—chứ không phải là người sáng lập cố gắng làm tất cả một mình. 

Công ty khởi nghiệp có thể là một lĩnh vực thú vị để làm việc. Tuy nhiên, không phải tất cả đều là kỳ lân—theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen.

Những người sáng lập cần cố gắng khắc phục sự cố, bao gồm cả việc tìm ra điểm yếu của chính họ. Những người muốn làm việc với hoặc cho các công ty mới thành lập nên chú ý và tìm hiểu kỹ để nhận thấy bất kỳ red flag nào, tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.

Nguồn dịch: Fast Company

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X