Ngày đăng: 24/02/2022 | No Comments
Ngày cập nhật: 14/02/2023
“Công việc” và “sự nghiệp” thường đi đôi và xuất hiện cùng nhau khiến không ít người nhầm tưởng chúng là một. Nhưng thật ra, bạn thừa biết đấy – hai khái niệm này không giống nhau đâu!
Khác biệt nhưng không cách biệt, “công việc” và “sự nghiệp” vốn dĩ luôn đồng hành và tương trợ lẫn nhau. Công việc mà bạn đang làm chính là đòn bẩy có sức ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn sau này.
Và đương nhiên, công ty và môi trường làm việc chính là một trong những nhân tố cốt lõi để bạn có thể “tỏa sáng” trên con đường sự nghiệp của mình.
Với vai trò là một doanh nghiệp đang trên đà phát triển, Glints vẫn luôn quan tâm và tạo nhiều cơ hội phong phú để Glintstars (tên gọi “thân mật” của các nhân viên tại Glints) có thể phát triển và nâng cấp bản thân – bằng cách tập trung vào “sự nghiệp” hơn là “công việc” đơn thuần.
Vậy Glints đã phân biệt hai khái niệm này như nào? Điều gì đã giúp các Glintstars phát triển sự nghiệp lâu dài tại Glints? Cùng khám phá qua bài viết sau nhé!
Sự nghiệp là một hành trình lâu dài đi kèm với mục tiêu và tham vọng cụ thể từ chính mỗi người. Để đạt được chạm tới mục tiêu đó, bạn cần phải trải qua từng nấc thang sự nghiệp với những yêu cầu khác nhau như trình độ học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm việc.
Con đường sự nghiệp của bạn sẽ tự phát triển và mở rộng khi bạn càng trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân trong nghề.
Mỗi chúng ta thường khởi đầu sự nghiệp từ những vị trí không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm (entry-level position), từ đó bắt đầu phát triển sự nghiệp từng bước và chuyên môn hóa bản thân theo thời gian – và đương nhiên, nhận nhiều cơ hội thăng tiến và tiến bộ hơn trong tương lai.
Trong khi đó, công việc được hiểu đơn giản là điều bạn làm để kiếm thêm thu nhập. Khái niệm này ít chú trọng đến quá trình gặt hái thành tựu cho tương lai, thường tập trung vào việc làm hiện tại để phục vụ cho chi tiêu cuộc sống. Bạn sẽ thường quan tâm hoàn thành nhiệm vụ với các mục tiêu ngắn hạn trước mắt hơn.
Song, công việc lại là một phần của sự nghiệp. Bạn cần làm tốt một công việc cụ thể nào đó để nâng cấp chuyên môn, kỹ năng bản thân – chuẩn bị cho từng bước tiến sự nghiệp tương lai.
Đọc thêm: Những LờI Khuyên Về Phát Triển Sự Nghiệp
Chị Thanh, Talent Acquisition Manager tại Glints Việt Nam chia sẻ:
“Công việc chính là thứ nhiệm vụ hằng ngày mình phải làm. Trong khi đó, sự nghiệp còn là sự tính toán cho tương lai, tiếp theo mình sẽ làm gì, đi đâu; hay chiến lược tiếp theo là gì.
Tại Glints, chị và đội ngũ quản lý sẽ tập trung phát triển sự nghiệp cho các bạn trẻ hơn. Ngọc thô thì phải mời, giới trẻ hiện tại rất giỏi nên khi đào tạo tốt các bạn sẽ phát triển kỹ năng rất nhanh, có những ý tưởng đột phá. Ngoài ra, khi công ty tập trung phát triển sự nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến, giúp nhân viên gắn bó với công ty hơn.”
“Công việc là một tập con của sự nghiệp. Lựa chọn công việc đúng đắn sẽ góp phần giúp mình đạt được mục tiêu sự nghiệp trong dài hạn.”, thành viên trong team của chị Thanh, Nhi – Talent Acquisition Associate – bổ sung thêm.
Thật vậy, nghe có vẻ giống nhau nhưng mục tiêu của công việc và sự nghiệp lại mang tính ngắn, dài hạn khác nhau. Để có những bước tiến xa hơn trong tương lai, việc phân biệt được “công việc” và “sự nghiệp” chính là chiếc chìa khóa then chốt đầu tiên mà Glintstars – và các bạn đọc của Glints cần phải lưu tâm.
Đọc thêm: Cách Chọn Ngành Nghề Phù Hợp Với Bản Thân
Tại Glints, xây dựng sự nghiệp vững vàng chính là mục tiêu chung. Bởi lẽ, nhân sự càng phát triển, tiến bộ chắc chắn sẽ càng mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho sự thành công của doanh nghiệp.
Thấu hiểu được điều đó, Glints và những người thành viên quản lý đồng hành đã tạo nên vô vàn cơ hội để Glintstars tập trung phát triển sự nghiệp của mình.
Vậy những cơ hội đó là gì? Đáp án nằm ngay ở các chính sách phúc lợi mà Glints dành cho nhân viên dưới đây:
Chúng ta sẽ khó có thể phát triển nếu ngừng nỗ lực học hỏi, lĩnh hội và tiếp thu thêm kiến thức mới. Nhưng nhân viên văn phòng không phải ai cũng có đủ điều kiện để đăng ký tham gia các khóa học bên ngoài.
Do đó, không chỉ đơn giản là cơ hội việc làm, Glints còn tạo điều kiện để bạn có thể tham gia học hỏi và nâng cấp bản thân bằng cách hỗ trợ một phần chi phí trên tổng toàn bộ khóa học.
“Nhà có gì dùng nấy”, Glints ExpertClass chính là một đặc quyền dành cho tất cả các thành viên của đại gia đình Glints.
Glintstars có thể thoải mái đăng ký tham gia các khóa học và đào tạo ngành nghề miễn phí trên nền tảng cung cấp khóa học online này của Glints. Tham gia các khóa học bài bản được giảng dạy bằng tiếng Anh từ các chuyên gia có tiếng thuộc từng lĩnh vực, quả là một cơ hội tuyệt vời để nâng cấp kiến thức và trau dồi ngoại ngữ đúng không nào?
Các buổi training (đào tạo) nội bộ cũng sẽ được thường xuyên diễn ra với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, từ bộ phận nhỏ cho đến các buổi workshop trong khu vực.
Nếu cảm thấy bản thân chưa đủ tự tin và còn thiếu kinh nghiệm trong một lĩnh vực, kỹ năng cụ thể, Glintstars có thể thoải mái chia sẻ cùng quản lý của mình để sắp xếp các buổi training phù hợp nhất.
“Vừa học, vừa làm” – Đây cũng chính là cơ hội để nhân viên tại Glints mở rộng kiến thức, nâng cấp kinh nghiệm thực tế và chuẩn bị chuyên môn cho quá trình phát triển sự nghiệp sau này.
Đọc thêm: Cách xây dựng career path
Có một điều khó có thể phủ nhận: Chúng ta sẽ đi nhanh và tiến xa hơn nếu có người dẫn lối?
Các buổi định hướng nghề nghiệp cũng vì thế mà ra đời tại Glints. Nhân viên sẽ được trao đổi trực tiếp với quản lý để biết được lộ trình thăng tiến, cũng như các gói công việc, kỹ năng chuyên môn cụ thể để họ có thể tập trung phát triển sau này.
Chị Thanh, Talent Acquisition Manager chia sẻ:
“Thông thường, ngay từ những ngày đầu nhận việc, các bạn sẽ được tham gia buổi tư vấn và định hướng nghề nghiệp 1-1 với leader của mình; các chỉ tiêu công việc – OKRs và KPIs cũng được thiết lập rõ ràng.
Cứ mỗi 6 tháng, các buổi Performance Review (Đánh giá năng lực) sẽ được diễn ra. Nếu các bạn nhân viên có thể hoàn thành tốt KPIs và đạt xa với kỳ vọng của người quản lý, họ sẽ được cân nhắc tăng lương hoặc thăng tiến lên vị trí mới; ví dụ từ associate lên team lead chẳng hạn.”
Đọc thêm: Xác Định Đam Mê Nghề Nghiệp Như Thế Nào?
Bên cạnh các chính sách hữu hình, sức ảnh hưởng vô hình từ văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ cũng là nhân tố đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển sự nghiệp của Glintstars.
“RIIBCOH không chỉ là văn hóa doanh nghiệp, mà còn là kim chỉ nam cho các Glintstars khi mỗi lần cần phải đưa ra quyết định. RIIBCOH còn có thể áp dụng cho đời sống của mình. Theo cảm nhận của chị, không chỉ giúp hoàn thành tốt công việc mà RIIBCOH còn dẫn lối cho chúng mình làm người tử tế” – Chị Huyền, People Ops Generalist tại Glints Việt Nam.
RIIBCOH chính là viết tắt của 7 giá trị sau:
Đọc thêm: RIIBCOH – Những Giá Trị Dẫn Lối Glints Đến Với Thành Công
Hãy tưởng tượng xem: Bạn liên tục học hỏi và tìm tòi, nhưng những điều bạn làm không mang lại sức ảnh hưởng và giá trị nào? Chẳng phải là bạn đang tốn thời gian “công cốc” hay sao?
Vậy nên, khi làm việc tại Glints, tất cả nhân viên đều phải tiếp thu 7 điều trên và dựa vào chúng như một loại “khuôn mẫu” tham khảo để tự định hướng cho sự phát triển của cả bản thân và sự nghiệp. Bởi lẽ, bạn sẽ cần tất cả yếu tố trên để “trưởng thành” hơn trong công việc đấy!
Song, đây không hẳn là một điều dễ dàng mà còn là thách thức để Glintstars có thể bức phá chính mình.
Wisnu – Head of Marketplace tại Glints chia sẻ hành trình khó khăn của mình khi đáp ứng toàn vẹn 7 tiêu chuẩn văn hóa làm việc trên.
“Hầu như ai cũng có thể thừa nhận rằng họ có tính chính trực. Tuy nhiên, việc áp dụng nó vào thực tế không hề đơn giản. Chẳng hạn như, bạn có thể thấy luận điểm mình đưa ra là đúng nhưng chưa hẳn đồng nghiệp của bạn lại nghĩ điều tương tự. Bài toán đưa ra lúc này chính là: Bạn cần phải làm gì để chứng minh?”
Tuy nhiên, nếu bạn kiên nhẫn và tin tưởng vào những giá trị này, bạn chắc chắn sẽ được tiếp thêm động lực để “dám khám phá, dám tiến bộ” cho con đường sự nghiệp về sau.
Ngoài nỗ lực chăm chỉ làm việc, sự hỗ trợ từ công ty cũng là yếu tố cần thiết để bất kỳ ai có được hành trình sự nghiệp suôn sẻ – và Glints luôn rất sẵn lòng để nhân đôi những giá trị tốt đẹp này.
Qua bài viết trên, có lẽ bạn đã có thể nhận ra khác biệt rõ ràng giữa hai khái niệm “công việc” và “sự nghiệp” này rồi phải không? Đừng quên ghé qua Blog của Glints để biết thêm về cách lên kế hoạch phát triển sự nghiệp tốt nhất nhé!
Glints vẫn mở ra cơ hội cho các bạn quan tâm đến phát triển bản thân và sự nghiệp cùng chúng mình đấy. Cùng nhấp vào nút bên dưới để tìm hiểu các cơ hội việc làm khác nhau hiện đang có tại Glints!
Leave a Reply