×

Giao Dịch Viên Là Gì? Mô Tả Công Việc Giao Dịch Viên Chi Tiết

Ngày đăng: 22/07/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/05/2023

Nếu bạn đã từng đến ngân hàng để giao dịch, chắc hẳn bạn đã tiếp xúc với một trong những đội ngũ xinh đẹp nhất của hệ thống ngân hàng. Giao dịch viên (hay còn gọi là Teller) được coi là bộ phận “mặt hoa da phấn” của ngân hàng. Để tìm hiểu cụ thể hơn về giao dịch viên làm những công việc gì, cùng Glints đi tới mô tả công việc giao dịch viên ngay dưới đây.  

Giao dịch viên là gì?

Giao dịch viên (GDV) là những nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng. Đây là một vị trí phản ánh chất lượng nghiệp vụ, hình ảnh thương hiệu của ngân hàng, đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp khéo léo.

Nhiệm vụ của Giao dịch viên ngân hàng là trực tiếp tiếp xúc, xử lý và giải quyết các nhu cầu của khách hàng từ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch và ghi chép lại tất cả giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại quầy của họ.

Đọc thêm: Công việc của teller ngân hàng

Mô tả công việc Giao dịch viên

Hiện tại, trong xu thế cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng xây dựng hình ảnh của các Giao dịch viên chính là những người tạo ra vũ khí cạnh tranh với những ngân hàng đối thủ khác. Vậy công việc của giao dịch viên ngân hàng là gì? 

  • Hỗ trợ khách hàng xử lý các giao dịch như gửi tiền, rút tiền hoặc thanh toán, giải quyết khiếu nại hoặc chênh lệch tài khoản và trả lời các câu hỏi.
  • Thông báo cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi của ngân hàng.
  • Tìm hiểu hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang mong muốn để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời.
  • Theo dõi, ghi chép, báo cáo và lưu trữ các thông tin giao dịch, nguồn cung cấp của ngân hàng và khách hàng, đảm bảo mọi thông tin đều chính xác và đầy đủ.
  • Duy trì và cân đối các ngăn kéo tiền mặt và điều chỉnh các chênh lệch.
  • Đóng gói tiền mặt và tiền xu cuộn để cất trong ngăn kéo hoặc kho tiền ngân hàng.
  • Giữ khu vực làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và phong thái chuyên nghiệp.
  • Xử lý tiền tệ, giao dịch và thông tin bí mật một cách có trách nhiệm.
  • Sử dụng phần mềm để theo dõi thông tin ngân hàng và tạo báo cáo.
  • Đảm bảo quản lý tốt duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao.
  • Tuân theo tất cả các quy định và thủ tục về tài chính và bảo mật của ngân hàng.
giao dịch viên ngân hàng làm những công việc gì
Giao dịch viên ngân hàng làm những công việc gì? Cần đến kỹ năng ra sao?

Yêu cầu công việc của nghề Giao dịch viên

Kiến thức chuyên môn

Vị trí GDV này không yêu cầu ngành học cụ thể, các ngành như Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính doanh nghiệp, v.v. vẫn có thể xin thi tuyển và làm Giao dịch viên ngân hàng. Tuy nhiên, bạn phải trang bị cho mình kiến thức bộ môn Kế toán ngân hàng.

  • Kiến thức về Kế toán Ngân hàng, Kho quỹ
  • Kiến thức về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh
  • Kiến thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan.

Ngoại hình, giọng nói

  • Ngoại hình ưa nhìn, chiều cao trung bình với nam 1m65; nữ 1m58. 
  • Thông thường các ngân hàng khi tuyển dụng GDV thường yêu cầu tối thiểu 1m58. Tuy nhiên với các bạn cao 1m55 có thể đi giầy cao gót để cải thiện chiều cao, các ngân hàng vẫn chấp nhận vì chênh lệch không quá nhiều.
  • Với các bạn Nam có ngoại hình và kỹ năng giao tiếp cơ bản, đây là lợi thế lớn, vì GDV Nam luôn được coi là “của hiếm” tại Ngân hàng.
  • Không nói ngọng, nói được giọng phổ thông hoặc không có âm giọng vùng miền quá nặng (Các bạn miền Trung cần chú ý).

Kỹ năng cần có

Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe

Nhiệm vụ của giao dịch viên sẽ là tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, do vậy GDV cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp để khách hàng có thể cảm nhận được sự nhiệt tình, chu đáo từ phía Giao dịch viên.

Trong quá trình hướng dẫn, trao đổi về dịch vụ của ngân hàng, Giao dịch viên cần ăn nói lưu loát, trôi chảy và biết cách ứng xử khéo léo trước mọi tình huống để tăng tính thuyết phục cũng như tạo cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất bằng sự cởi mở và thân thiện.

Đọc thêm: Luyện Tập Kỹ Năng Lắng Nghe Hiệu Quả Khi Giao Tiếp

Khả năng ngoại ngữ

Không bị đòi hỏi quá cao về chứng chỉ ngoại ngữ nhưng đây là một điểm cộng cho những ai biết sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

Ngoại ngữ là cần thiết khi có khách hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Trong lộ trình thăng tiến lên Hội sở và vị trí cao hơn, việc biết nhiều ngoại ngữ là một thế mạnh lớn.

Giao dịch viên là công việc như thế nào
Biết ngoại ngữ sẽ là lợi thế trong công việc giao dịch viên ngân hàng.

Kỹ năng vi tính

Các Giao dịch viên ngân hàng dành phần lớn thời gian làm việc trên máy tính. Chính vì vậy đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết. Dưới đây là một số kỹ năng kỹ thuật cụ thể mà nhiều ngân hàng yêu cầu:

  • Thành thạo Microsoft Office, đặc biệt là Excel.
  • Kỹ năng nhập dữ liệu.
  • Đánh máy nhanh.
  • Biết sử dụng trơn tru phần mềm ngân hàng.

Một số yếu tố cần thiết cho một nghiệp vụ giao dịch viên trong ngân hàng cũng như các cơ sở khác là:

  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Hòa nhã, có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.
  • Thích những công việc ít đi lại.
  • Có thái độ cầu thị trong công việc, biết cách lắng nghe và kiểm soát tốt cảm xúc. 

Đọc thêm: 12 Kỹ Năng Nghề Nghiệp Chủ Chốt Giúp Bạn Không Bao Giờ Thất Nghiệp

Thu nhập, cơ hội thăng tiến của Giao dịch viên có hấp dẫn?

Mức lương của Giao dịch viên ngân hàng

Lương trung bình của Giao dịch viên dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương cơ bản, còn được hưởng thêm một khoản tiền khi đạt mục tiêu KPI của công việc. Tổng thu nhập của vị trí này hàng tháng có thể lên đến 20 triệu đồng khi đạt được những chỉ tiêu công việc do phòng và chi nhánh đặt ra.

Ngoài các quy định của Nhà nước về việc đóng các loại bảo hiểm, ngân hàng còn có nhiều chế độ đãi ngộ như lương tháng 13, thưởng lễ, Tết gấp 3-6 lần tháng lương cơ bản. 

Cơ hội thăng tiến của Giao dịch viên

Con đường thăng tiến của Giao dịch viên ngân hàng dựa vào số năm kinh nghiệm và những thành tích đạt được qua mỗi kỳ đánh giá:

  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Giao dịch viên
  • Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên
  • Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
  • Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
  • Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh
  • 9 năm trở lên: Các vị trí khác tại Hội Sở

Thực tế, trong quá trình công tác, Giao dịch viên ngân hàng có sự điều chuyển sang các vị trí như công việc Tư vấn tài chính cá nhân, Điều phối sàn, CV Quan hệ khách hàng, CV Thanh toán quốc tế, Hành chính nhân sự, v.v. Tùy thuộc vào định hướng của mỗi cá nhân.

Câu hỏi phỏng vấn Giao dịch viên ngân hàng

Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn công việc Giao dịch viên ngân hàng. Đừng quên trau dồi bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng để có thể dễ dàng có được công việc bạn mơ ước.

  • Tại sao bạn muốn trở thành một giao dịch viên ngân hàng?
  • Bạn có thoải mái khi làm việc với số tiền lớn?
  • Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
  • Tại sao bạn chọn ngân hàng của chúng tôi?
  • Bạn đã từng làm việc tại ngân hàng trước đây chưa?
  • Cá nhân bạn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nào và tại sao?
  • Nếu thấy đồng nghiệp có hành động trộm cắp, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
  • Làm thế nào bạn sẽ duy trì động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống?
  • Bạn có thể mô tả khoảng thời gian hoặc kinh nghiệm mà bạn đã có để cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời không?
  • Bạn nghĩ giao dịch viên ngân hàng giỏi sở hữu những đặc điểm nào?

Kết

Nhờ những quyền lợi trên mà giao dịch viên ngân hàng luôn nằm trong top những nơi làm việc đáng mơ ước nhất. Hy vọng mô tả công việc giao dịch viên của Glints đã giúp bạn có thêm nhều hiểu biết với ngành này.

Truy cập vào website Glints để tìm thêm cơ hội việc làm cho bản thân và biết nhiều thông tin bổ ích nhé! 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.1 / 5. Lượt đánh giá: 10

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X