×

Cơ Hội Thăng Tiến Nghề Nghiệp Là Gì? Hành Trình Phát Triển Sự Nghiệp Tại Glints

Ngày đăng: 27/08/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 28/08/2022

Bên cạnh lương thưởng  và chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến còn là một trong những yếu tố mang tính quyết định để doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân nhân tài.

Hiểu được điều đó, Glints vẫn luôn cố gắng phát huy các giá trị tốt đẹp và tạo cơ hội cho nhân viên để có thể phát triển sự nghiệp và dễ dàng thăng tiến.

Nếu bạn thắc mắc các nhân sự có cảm nghĩ gì về câu chuyện “cơ hội thăng tiến nghề nghiệp” tại Glints? Hay liệu môi trường làm việc của Glints có lý tưởng để họ phát huy tối đa tiềm năng bản thân? 

Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp cặn kẽ thông qua những chia sẻ đến từ các Glintstars đã trải nghiệm cảm giác “thăng hạng” tại Glints – bạn Trần Đức Tài (Senior Consultant Lead Trainee) Liễu Chí Hùng (Senior Sales Development Representative). Hãy theo dõi bài viết để cùng khám phá câu chuyện phát triển sự nghiệp của họ nhé. 

Cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp là gì?

Về cơ bản, thăng tiến chính là việc nhân sự trong công ty được đề bạt lên cấp bậc cao hơn. Lương thưởng, trách nhiệm, lợi ích và vị trí trong doanh nghiệp của nhân viên theo đó cũng được nâng lên một tầm cao mới. Cơ hội thăng tiến được coi là phần thưởng xứng đáng nhất cho những nỗ lực và sự tận tâm của nhân sự đối với tổ chức.  

Không những mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn, thăng tiến còn đồng nghĩa với việc nhân sự đang đứng trước cơ hội “có một không hai” để nâng cấp kiến thức và kinh nghiệm.

Cơ hội thăng tiến là gì?

Cơ hội thăng tiến mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp?

Thực chất, nhân viên không phải là những người được hưởng lợi duy nhất khi nhận được quyết định thăng tiến sự nghiệp từ doanh nghiệp. “Lợi cả đôi đường” chính là cách miêu tả chính xác nhất khi nhân viên được trao cơ hội thăng tiến, bởi bản thân doanh nghiệp cũng nhận về những giá trị không hề nhỏ:

1. Tăng mức độ gắn bó của nhân viên với công ty

Được đề bạt thăng chức sẽ là một nguồn động lực làm việc tích cực của mọi nhân viên. Khi một doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu này, họ cũng đối mặt với tỷ lệ nhân viên rời bỏ công ty (employee retention) tăng cao. 

Một nghiên cứu từ SHRM chỉ ra rằng đến 40% nhân viên thuộc thế hệ Y (độ tuổi hiện tại từ 26 đến 41) kỳ vọng được thăng chức trong một đến hai năm công tác tại doanh nghiệp. Nếu thực tế đó không diễn ra, họ sẽ rời công ty và ra đi tìm cơ hội mới. 

2. Nâng cao động lực và năng suất làm việc

Như đã nêu ở trên, ngoài việc giảm tỷ lệ rời bỏ doanh nghiệp, thăng tiến trong công việc cũng là một giải pháp hiệu quả giúp nâng cao hiệu suất làm việc và giữ chân họ. 

Theo chị Linh (Talent Acquisition Specialist tại Glints Việt Nam): 

“Khi một bạn nhân viên có thể nhận thấy được khả năng phát triển tại doanh nghiệp, họ cũng sẽ có nhiều động lực hơn để trở cố gắng và cống hiến, góp phần đẩy mạnh năng suất và hiệu quả công việc.”

3. Tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đào tạo

“Chi phí thuê nhân viên mới tốn kém hơn nhiều so với việc thăng chức cho nhân viên nội bộ “ là kết luận của một nghiên cứu đến từ The Wall Street Journal.

Không những thế, doanh nghiệp còn phải dành thêm 20% chi phí cho quy trình đào tạo nhân viên mới thay cho các hoạt động khen thưởng nhân sự nội bộ.  

4. Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp 

“Yếu tố con người phát triển cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, chia sẻ từ đội ngũ People Team tại Glints Việt Nam.

Khi nhân sự cống hiến và gắn bó, họ sẽ càng tạo thêm nhiều giá trị cho doanh nghiệp. 

Glints đã tạo điều kiện cho nhân viên thăng tiến ra sao?

Lộ trình phát triển sự nghiệp mà mọi nhân viên tại Glints đều sẽ được lên kế hoạch và trao đổi rõ ràng giữa đôi bên. 

Không chỉ được trao quyền “khám phá” tiềm năng cá nhân qua các chính sách luân chuyển nội bộ, về mặt thăng tiến trong công việc, là một thành viên của Glints, bạn sẽ được đảm bảo nhận được các cơ hội sau:

Glintstars và cơ hội phát triển sự nghiệp bản thân

1. Đánh giá năng suất làm việc (Performance Review)

Bạn sẽ được tham gia đợt performance review 2 lần/năm, kết quả buổi đánh giá sẽ được tính dựa trên mô hình OKR. Nếu như có ít nhất một đợt đánh giá bạn có thể xuất sắc đạt chứng nhận EE (Exceed Expectation – Vượt chỉ tiêu kỳ hạn), bạn sẽ được quản lý cân nhắc thăng tiến lên các vị trí cao hơn, và nhận được các đãi ngộ tốt hơn.

2. Lên Kế hoạch phát triển cá nhân (Individual Development Plan) cùng quản lý (Line Manager)

Tùy vào từng phòng ban mà sẽ có các mô hình Individual Development Plan khác nhau. Song, các yếu tố chính như: đánh giá điểm mạnh-yếu cá nhân, tầm nhìn, kế hoạch phát triển và thực hiện,… của mỗi cá nhân đều được “check-in” hàng tháng với quản lý của mình.

3. Trao đổi 1 – 1 cùng quản lý

Tất cả Glintstars đều có thể chủ động sắp xếp lịch trao đổi riêng với quản lý của mình về các cơ hội phát triển và thăng tiến tại công ty. Tần suất có thể là hàng tuần, hoặc 2 tuần/lần tùy theo nhu cầu và mức độ ưu tiên của mỗi cá nhân.

4. Các buổi đào tạo, huấn luyện chuyên môn (training sessions)

Mỗi phòng ban sẽ tổ chức những buổi training hàng tháng, được thực hiện bởi các cấp quản lý hoặc chuyên gia trong ngành, nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức của từng cá nhân.

Bí quyết thăng tiến: Glintstars và hành trình phát triển sự nghiệp tại Glints

Đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi như vậy, bản thân một Glintstar cần làm gì để chứng minh khả năng của bản thân có thể đáp ứng được kỳ vọng của tổ chức và vươn xa? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ hai người bạn Đức Tài và Chí Hùng của Glints Việt Nam nhé!

hành trình thăng tiến tại glints việt nam
hành trình thăng tiến tại glints việt nam

Glintstars nghĩ gì khi đứng trước những cơ hội thăng tiến?

“Chứng kiến các đồng nghiệp xuất sắc tỏa sáng trên con đường sự nghiệp cũng chính là cơ hội để tập thể gắn bó với nhau hơn, mức độ hài lòng khi công tác tại Glints cũng được củng cố hơn nhiều”, Đức Tài Chí Hùng chia sẻ. 

Môi trường làm việc cạnh tranh tích cực, luôn chú trọng đến sự phát triển của từng nhân sự luôn là ưu tiên hàng đầu trong phương pháp tổ chức doanh nghiệp tại Glints. 

Vậy chính xác thì Glints Việt Nam đã tạo điều kiện như thế nào để các nhân viên của mình được tỏa sáng và thăng tiến trong công việc? Hãy cùng theo dõi nội dung tiếp theo.

Các điều kiện cần có để “nhảy bậc” thành công

Đức Tài đã có hai năm công tác tại Glints – từ những ngày đầu còn là một Thực tập sinh (Intern) cho đến một chuyên viên cấp cao (Senior) như hiện tại – đã có những trải lòng trên quãng đường đồng hành cùng Glints: 

“Theo mình, điều quan trọng nhất để đánh giá một nhân viên chính là hiệu suất làm việc của bạn ấy đối với công việc hiện tại. Vậy nên bạn cứ hãy hoàn thành tốt vai trò hiện tại của mình đã nhé.

Bên cạnh đó, bạn nên thể hiện mong muốn học hỏi, luôn mưu cầu phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ và trách nhiệm công việc hiện tại. Qua đó, bạn có thể chứng minh với tập thể rằng bản thân là một người luôn chủ động, sẵn sàng cho mọi thử thách và luôn hướng đến mục tiêu chung của tập thể. 

Điều cuối cùng, bạn phải thể hiện được sự tương đồng trong định hướng của bản thân và tổ chức. Điều này chính là điểm then chốt để ban lãnh đạo ra quyết định, vì đâu có doanh nghiệp nào nỡ từ chối những nhân viên tỏ rõ mong muốn đồng hành cùng tổ chức đúng không?”.

Đọc thêm: Công Việc vs Sự Nghiệp: Glints Đã Phân Biệt Hai Khái Niệm Này Như Thế Nào?

Quá trình thăng tiến công việc của Glintstars diễn ra như thế nào?

Với kinh nghiệm “thăng hạng” thành công, Chí Hùng với gần một năm làm việc tại Glints đã bộc bạch:

“Quãng thời gian ở Glints luôn mang cho Hùng sự hài lòng và vui vẻ. Thực ra trong khoảng thời gian đầu làm việc dưới nhiều áp lực nên Hùng đã có ý định muốn buông bỏ. Nhưng rồi được các anh chị trong team khuyên nhủ và chỉ bảo tận tình lắm nên Hùng không muốn phụ lòng mọi người và quyết định thử sức. 

Ngày qua ngày cố gắng cùng với sự giúp đỡ của team, tư duy của Hùng ngày một trưởng thành hơn. Những mục tiêu trong công việc theo tư duy và kỹ năng cũng ngày một lớn dần. Môi trường làm việc của team nói riêng và tại Glints nói chung đã giúp em đạt được nhiều thành công, thăng tiến trong sự nghiệp cũng là điều khó mà tránh khỏi”.

Lời kết

Bài viết trên là những gì Glints Blog muốn chia sẻ cùng bạn đọc về câu chuyện thăng tiến nơi công sở, cùng những nhân sự luôn không ngừng phấn đấu vì cơ hội nghề nghiệp luôn đón chờ ở phía trước. 

Hy vọng bạn đọc đã phần nào hình dung được sự quan tâm mà Glints dành cho tập thể nhân sự – vì phát triển nhân sự luôn là sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà Glints theo đuổi.

Nếu bạn có mong muốn đồng hành cùng Glints Việt Nam trên hành trình sự nghiệp rộng mở phía trước, đừng ngần ngại gửi ngay CV về Glints Việt Nam nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X