×

Chứng Chỉ CIMA Là Gì? Dân Tài Chính – Kế Toán Có Nên Thi Chứng Chỉ CIMA?

Ngày đăng: 05/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 01/12/2022

Tài chính, kế toán là ngành nghề kế toán được nhiều người biết đến là ngành nghề đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, đồng thời đòi hỏi rất nhiều về chuyên môn và chứng chỉ liên quan. Và CIMA là một trong số những chứng chỉ đó, vậy chứng chỉ CIMA là gì?

Hãy cùng Glints tìm hiểu ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về chứng chỉ này nhé. 

Chứng chỉ CIMA là gì? 

CIMA là gì? Chứng chỉ CIMA là tên viết tắt của Chartered Institute of Management Accountants – Hiệp hội kế toán công chứng quản trị Anh quốc. Đây được cho là bằng cấp trong nghề kinh doanh và tài chính được các doanh nghiệp trên toàn cầu công nhận. 

Hiện nay, CIMA là tổ chức kế toán quản trị chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới có số lượng thành viên lên đến 25.000 làm việc tại khoảng 180 quốc gia khác nhau. Hầu hết các chuyên gia có chứng chỉ CIMA đều làm việc tại các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính, kiểm toán, kế toán, quản trị rủi ro, quản lý ngân quỹ,…

cima là gì
Chứng chỉ CIMA là tên viết tắt của Chartered Institute of Management Accountants.

Chương trình học để đạt chứng chỉ CIMA tập trung phân bổ vào các phần như: đạo đức, tài sản, đo lường rủi ro, thẩm định, đo lường hiệu quả và chính sách đầu tư.

Sau khi hoàn thành chứng chỉ CIMA bạn có thể tiếp tục học và lấy chứng chỉ kế toán quản lý toàn cầu – CGMA bởi AICPA. Đây đều là những chứng chỉ hỗ trợ bạn thăng tiến trong tương lai.

Đọc thêm: Certified Public Accountant Là Gì? Tìm Hiểu Từ A – Z Về CPA Trong Ngành Kế Toán

Điều kiện học và thi CIMA

Đối với chứng chỉ CIMA thì điều kiện học và thi là gì? Với loại chứng chỉ này, học viên phải đủ 16 tuổi trở lên có thể tham gia vào các khóa đào tạo.

Để có được chứng chỉ CIMA theo nguyện vọng và hỗ trợ tốt cho công việc sau này, bạn không cần phải thi đầu vào mà chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để đăng ký nhập học, cụ thể:

  • Mẫu đăng ký nhập học: Bạn có thể đăng ký chương trình học trực tuyến, nhiệm vụ chính của bạn là điền đầy đủ thông tin của cá nhân vào bảng đăng ký nhập học theo mẫu có sẵn rồi nhấn đăng ký. 
  • Với những học viên đã có bằng tốt nghiệp trường đại học chuyên ngành kế toán quản trị sẽ được miễn giảm học chứng chỉ CIMA, tuy nhiên phải cung cấp các giấy tờ cần thiết như:
    • Bằng tốt nghiệp đại học được dịch sang tiếng Anh và được công chứng.
    • Bảng điểm các học phần qua từng năm cũng phải được dịch sang tiếng Anh, có đóng dấu của cơ quan nhà nước. 

Hiện tại, chương trình học để lấy chứng chỉ CIMA bao gồm 17 môn, mặc dù không cần thi đầu vào tuy nhiên để học được chứng chỉ này bạn phải có trình độ ngoại ngữ tương đương với bằng C thì mới theo được.

chứng chỉ cima
Điều kiện học và thi CIMA là gì?

Thông tin kỳ thi bạn cần biết 

Trước khi tham gia thi chứng chỉ CIMA bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về kỳ thi này. Cụ thể:

  • Học phí trung bình: Chi ohs học phí chứng chỉ CIMA là 110.000.000 VNĐ (chưa tính phí học liệu).
  • Lệ phí đăng ký:
    • Chi phí đăng ký và phí hội viên hàng năm sẽ là 107 – 591 – 1008$ tùy mức hội viên.
    • Phí thi chứng chỉ: 97 – 313$ tùy theo từng môn thi.
  • Thông tin kỳ thi:
    • Hình thức thi: Thi trên máy tính. 
    • Cấu trúc đề thi: Người thi sẽ tham gia 9 bài thi theo từng môn học và 3 case study liên quan đến 3 khía cạnh đào tạo của CIMA.
    • Thời gian thi: Các bài thi E1, E2, E3, v.v, có thời gian thi 90 phút. Riêng bài thi case study là 3 tiếng. 
    • Tần suất thi: Môn thi cấp độ chứng chỉ thời gian thi sẽ được sắp xếp linh hoạt. Đối với các bài thi tình huống sẽ được tổ chức vào tháng 2, 5, 8 và 11 hàng năm. 
  • Tỷ lệ đỗ: Dao động trong khoảng từ 52-94%
  • Điều kiện cấp chứng chỉ:
    • Người thi phải hoàn thành 12 bài thi 
    • Có 3 năm kinh nghiệm làm việc, cần thể hiện cụ thể về kinh nghiệm làm việc của bản thân trong các ngành như: lập kế hoạch, tài chính doanh nghiệp, quản lý ngân sách, quản trị dự án, quản trị rủi ro, v.v.
    • Hoàn thành các hồ sơ đăng ký theo yêu cầu. 

Ưu điểm, thách thức khi thi chứng chỉ CIMA

Vậy khi tham gia thi chứng chỉ CIMA người tham gia sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì? Sau đây là ưu điểm và thách thức khi thi chứng chứng CIMA mà người tham gia cần biết.

Thuận lợi khi bạn sở hữu chứng chỉ CIMA

  • Nâng cao năng lực: Năng lực, bằng cấp và chứng chỉ chính là những yếu tố giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh của mình trong thị trường lao động đầu biến động như hiện nay. Việc học các môn để lấy chứng chỉ CIMA không chỉ giúp bạn nâng cao trình độ, phân tích tài chính nghiệp vụ kế toán, đầu tư mà còn phát triển toàn diện về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, v.v.
  • Tăng thu nhập cho bản thân: Khi sở hữu chứng chỉ CIMA bạn hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Mức lương của bạn có thể tăng lên rất nhiều nhờ chính năng lực của bản thân sau khi được đào tạo bài bản để lấy chứng chỉ này. 
  • Cơ hội thăng tiến cao trong công việc: Trình độ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thăng tiến của bạn trong tương lai. Việc sở hữu chứng chỉ CIMA chính là bước đệm vững chắc nhất giúp bạn có được vị trí như mong đợi trong công việc của mình. 

Thách thức khi thi chứng chỉ CIMA

  • Mất khá nhiều thời gian mới có thể lấy được chứng chỉ CIMA.
  • Các môn học có độ phức tạp cao. 
  • Kỳ thi lấy chứng chỉ CIMA căng thẳng và khó. 
  • Chi phí cao, khá tốn kém khi theo học.

Với những thách thức trên đòi hỏi bạn phải có sự quyết tâm, chăm chỉ và luôn nỗ lực. Nếu không đủ kiên định và cố gắng sẽ rất dễ từ bỏ giữa chừng. 

Đọc thêm: Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Ở Đâu?

cơ hội việc làm với chứng chỉ cima
Cơ hội việc làm thế nào khi bạn sở hữu CIMA?

Cơ hội nghề nghiệp khi có chứng chỉ CIMA

Khi lấy được chứng chỉ CIMA bạn sẽ có cơ hội việc làm mở rộng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đặc biệt trong ngành tài chính – kế toán. Ngoài việc trở thành một kế toán viên giỏi cho một công ty hay tập đoàn lớn trong và ngoài nước, bạn còn có cơ hội đảm nhận vị trí quản lý vì kỹ năng quản lý lãnh đạo được lồng ghép ngay trong chương trình giảng dạy của CIMA. 

Sau đây là một số công việc khi có chứng chỉ CIMA bạn có thể tham khảo:

  • Cố vấn quản lý
  • Kế toán quỹ
  • Kế toán tài chính
  • Giám đốc tài chính CFO
  • Thư ký kinh doanh
  • Kiểm soát viên tài chính
  • Quản lý kho bạc
  • Giám sát kế toán

Đọc thêm: Từ Điển Chuyên Ngành Kế Toán Tài Chính Tiếng Anh Bạn Cần Trong Hành Trang Sự Nghiệp

Lời kết 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về CIMA là gì. Mong rằng những thông tin trên Glints chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ này, từ đó đưa ra phương hướng và kế hoạch cụ thể nếu muốn chinh phục được nó. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X