×

Có Tồn Tại Hay Không Cạnh Tranh Lành Mạnh Chốn Công Sở?

Ngày đăng: 19/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 20/12/2022

cạnh tranh lành manh là gì

Cạnh tranh là một phần quan trọng của sự phát triển, nó giúp mọi người học hỏi và nâng cao kỹ năng của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cẩn thận để sự cạnh tranh không đi theo chiều hướng tiêu cực. Vậy cạnh tranh lành mạnh là gì và vai trò của nó trong xã hội đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay? Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn!

Cạnh tranh lành mạnh là gì?

Cạnh tranh lành mạnh có tên tiếng Anh là Workable competition.

Cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp có thể giúp con người cải thiện hiệu suất và gặt hái được thành công. Nó được tiến hành một cách công bằng và có đạo đức, không sử dụng các chiến thuật thâm độc để làm hại đối thủ. Bằng cách tham gia cạnh tranh công bằng, nhân viên có thể phát triển kỹ năng và đạt được mục tiêu của mình. Điều này góp phần tạo nên một nền kinh tế thị trường vững mạnh và phát triển, vì lợi ích của tất cả mọi người.

cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là gì

Một nhân viên tham gia vào việc cạnh tranh lành mạnh là người luôn nỗ lực hết mình và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Họ không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng của mình, để có thể thể hiện khả năng của bản thân với cấp trên và trở thành người giỏi nhất có thể.

Cạnh tranh không lành mạnh là gì? 

Ngược lại với cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi vi phạm pháp luật, làm trái chuẩn mực đạo đức xã hội. Tác động tiêu cực cũng như làm rối loạn, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Cạnh tranh không lành mạnh thường mang tính cá nhân và luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Dấu hiệu này dễ dàng nhận ra thông qua công việc, và trong mối quan hệ với mọi người trong công ty của một nhân viên. Họ thường không công nhận năng lực và thành quả của người khác, không phấn đấu hoàn thiện hơn mà còn đổ cho sự may rủi ảnh hưởng đến kết quả công việc. Đặc biệt, họ luôn cố kết thân với cấp trên nhằm mục đích nhận được sự “ưu ái” hơn trong mọi việc. Nghiêm trọng hơn là họ có thể dùng chiêu trò để chơi xấu, hãm hại đối thủ của mình, v.v.

Điều này đem đến tác động tiêu cực đến sự phát triển của công ty. Vì nhân viên đó sẽ không tập trung hoàn toàn vào công việc, không cố gắng nâng cao năng lực bản thân, mà chỉ ỷ vào cơ hội hay chiêu trò. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý các nhân viên khác. Khi sự cố gắng của mọi người không bằng vài thủ đoạn của nhân viên đó.

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Đối Phó Với Đố Kỵ Nơi Công Sở?

Ý nghĩa của cạnh tranh lành mạnh là gì?

ý nghĩa của cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh có lợi cho cả cá nhân và tập thể

Cạnh tranh  lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, đây là động lực góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đem lại sự phát triển kinh tế.

Khi có cạnh tranh lành mạnh người lao động mới tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất và trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Nếu môi trường làm việc thiếu tính cạnh tranh hoặc có biểu hiện của sự độc quyền thì năng suất và hiệu quả thường trì trệ và kém phát triển.

Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động cũng như cho doanh nghiệp.

Đối với mỗi cá nhân:

  • Cạnh tranh lành mạnh mang sẽ mang đến những cơ hội như được dấn thân vào ngành nghề mình yêu thích, hứng thú. Từ đó, các cá nhân có thể được trau dồi, học hỏi thêm nhiều kỹ năng từ đối thủ và môi trường làm việc khác nhau.
  • Cạnh tranh lành mạnh là một cách giúp thúc đẩy sự tự tin, hiệu suất làm việc và kỹ năng đối mặt với áp lực, khó khăn trong công việc.

Đối với doanh nghiệp:

  • Cạnh tranh lành mạnh chính là thước đo, là cách mà doanh nghiệp chứng minh được năng lực của mình, giúp cho các doanh nghiệp tồn tại được trên thị trường và phát huy tiềm năng khả năng phát triển của mình. 
  • Cạnh tranh lành mạnh là cách thức để đào thải những doanh nghiệp không có năng lực cũng như không có chiến lược phát triển thị trường.

Cạnh tranh với chính mình để phát triển

cạnh tranh lành mạnh nơi công sở
Cạnh tranh để phát triển

Nếu bạn thực sự mong muốn mình có một sự nghiệp vững vàng và thăng tiến, được tập thể ghi nhận sự cống hiến của bạn cho công ty, thì điều tốt nhất bạn có thể làm, đó là hãy cạnh tranh lành mạnh với chính bản thân mình ngày hôm qua. Hãy nỗ lực hoàn thành công việc được giao, luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khắc phục khuyết điểm trong mối quan hệ với đồng nghiệp.

Ngoài ra một điều quan trọng đó là không nản chí khi gặp thất bại. Phần lớn những người cạnh tranh không lành mạnh là những người sợ hãi khi đối mặt với thất bại, họ luôn trong tâm thế lo sợ mình thua kém người khác, và lựa chọn con đường “không chính thống”. 

Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao những nhân viên biết nhìn nhận khuyết điểm, và biết sửa chữa những khuyết điểm này để hoàn thiện cá nhân mình. Một người bình thường có thể sẽ phải mất khoảng 2 năm đầu tại một doanh nghiệp bất kỳ để làm quen với chu kỳ công việc.

Nếu vượt qua được khoảng thời gian này, thì bất kỳ một nhân viên văn phòng nào cũng có thể bắt đầu phát huy được sức mạnh chuyên môn của mình. Hãy chấp nhận những thất bại, nó sẽ tạo cho bạn động lực để hoàn thiện, chứ không phải sự tự ti để ganh ghét với người khác. 

Ngoài ra, đừng ngần ngại làm nhiều hơn những gì mà bạn được trả công. Nhiều người thường có tâm lý làm đủ trách nhiệm, chứ chưa dốc hết lòng hết sức cho những gì mình đang theo đuổi. Một người thành công đã chia sẻ rằng, anh ta đã đạt được những thành công rực rỡ trong quá trình thăng tiến của mình bằng cách làm thêm giờ, và cố gắng học hỏi thêm trong quá trình làm việc đó. Hãy luôn “sạc pin” năng lượng cho bản thân bằng những suy nghĩ tích cực, trong đó có việc bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra. 

Những điều trên sẽ tự khắc tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh vượt trội, hiển nhiên so với những người khác. Hãy tưởng tượng xem, chắc chắn là bạn cũng sẽ không mong muốn làm việc trong một môi trường, mà trong đó, tất cả mọi người chỉ chăm chăm vào việc ganh tị, đấu đá với nhau!

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Thăng Tiến Trong Công Việc?

Lời kết

Sự phát triển của yếu tố cạnh tranh lành mạnh trong môi trường công sở cũng phụ thuộc nhiều vào cách lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận tiềm năng con người và tạo ra giá trị cạnh tranh. Glints mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến khai niệm cạnh tranh lành mạnh là gì và những yếu tố xoay quanh nó.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X