×

Cách Từ Chối Công Việc Sếp Giao Mà Không Gây Mất Lòng

Ngày đăng: 16/11/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 15/10/2022

Khi đi làm, động lực tốt nhất thúc đẩy mỗi nhân viên chính là sự ghi nhận và ấn tượng tốt đẹp của sếp về khả năng làm việc và năng lực chuyên môn của mình. 

Tuy nhiên, quá tải công việc sẽ gây ra không ít khó khăn cho bản thân, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và chất lượng công việc.

Vì vậy, nếu những yêu cầu công việc từ sếp vẫn tiếp tục đến nhưng bạn không còn đủ khả năng để sắp xếp thêm nữa, đừng ngại ngần nói không bằng những cách từ chối công việc sếp giao dưới đây nhé!

Cách từ chối công việc sếp giao đúng cách

Giải thích về khối lượng công việc hiện tại

Không gì hiệu quả hơn sự thành thật. Cách từ chối công việc sếp giao hiệu quả nhất chính là cho họ biết các công vụ bạn đang đảm nhiệm xử lý. 

từ chối công việc
Giải thích khối lượng công việc hiện tại

Hãy giải thích cặn kẽ lý do với sếp càng sớm càng tốt tại sao bạn cần ưu tiên cho các công việc hiện tại hơn. 

Tuy nhiên, bạn cũng cần thể hiện cho cấp trên biết rằng bạn đã xem xét nhiệm vụ được giao một cách nghiêm túc và kỹ càng, thay vì từ chối ngay lập tức.

Đọc thêm: Cách cho sếp của bạn biết công việc của bạn đang quá tải

Thể hiện mối bận tâm về các thời hạn công việc

Một cách từ chối công việc sếp giao khác là bạn có thể nói về các mốc thời hạn công việc mà bạn đang làm. 

Đừng chỉ nên nói rằng bạn không có thời gian để thực hiện công việc mới. Hãy trình bày đầy đủ về tiến độ các dự án khác và deadline mà bạn đang phải hoàn thành.

Một người sếp không thể ghi nhớ hết được những thời hạn công việc đã giao cho từng thành viên trong nhóm.

Vì vậy, chỉ cần bạn cho họ biết rằng bạn đã có một lịch trình công việc dày đặc cần hoàn thành, họ sẽ cảm thấy việc đảm nhận công việc mới là không khả thi với bạn

Đọc thêm: 3 Khóa Học Quản Lý Thời Gian Miễn Phí Bạn

Quan tâm đến chất lượng công việc

Bạn có thể khiến cách từ chối công việc sếp giao bên trên trở nên hiệu quả hơn nữa bằng cách kết hợp nó với luận điểm về chất lượng công việc.

từ chối công việc sếp giao
Quan tâm đến chất lượng công việc

Ai cũng hiểu rằng việc dồn ép và thiếu hụt thời gian sẽ làm giảm chất lượng của từng đầu việc. Hãy trình bày tầm quan trọng của những công việc bạn đang làm để sếp hiểu được chất lượng công việc nên được ưu tiên hàng đầu, chứ không phải là số lượng.

Điều này còn cho thấy bạn có trách nhiệm cao và không bỏ bê công việc của mình.

Không đủ kỹ năng để hoàn thành

Bên cạnh những lý do về quá tải khối lượng công việc hay deadline, một cách từ chối công việc sếp giao hoàn toàn chính đáng khác chính là đánh giá năng lực của mình có phù hợp thực hiện công việc này hay không.

Bạn có thể lo lắng vì điều đó sẽ ảnh hưởng tới những đánh giá của sếp về khả năng làm việc của bạn. Tuy nhiên, nếu nhận một công việc mà bạn không có đủ kỹ năng để hoàn thành tốt, kết quả có thể sẽ còn tồi tệ hơn.

Đề xuất phương án thay thế

Một cách từ chối khéo léo với những giao phó của sếp chính là đề xuất một phương án giải quyết mới cho công việc.

phương án thay thế
Đề xuất phương án thay thế

Bạn có thể đề xuất được lùi thời hạn công việc lại để bạn có thể tập trung giải quyết dần từng hạng mục đang nắm trong tay trước khi bắt tay vào công việc mới.

Hoặc một cách từ chối công việc sếp giao khác chính là giới thiệu một đồng nghiệp khác phù hợp hơn để thực hiện nhiệm vụ đó, và hứa hẹn sẽ trở thành người tham vấn hỗ trợ để họ hoàn thiện dự án mới này một cách tốt nhất.

Đọc thêm: Làm cách nào để lấy lòng sếp?

Cách từ chối công việc sếp giao mà bạn nên tránh

Công việc quá khó khăn

Nếu bạn có đủ kỹ năng và chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ đó, đừng từ chối chỉ vì bạn cảm thấy nó khó và mất nhiều thời gian, hay công sức. 

Bạn luôn được mong đợi để cống hiến hết mình cho công ty. Vì vậy, thể hiện rằng nhiệm vụ mới sẽ mất rất nhiều nỗ lực để hoàn thành không phải là cách từ chối công việc sếp giao thuyết phục nhất.

Nó không phải một phần trong công việc

Đây là cách từ chối công việc sếp giao vô cùng cứng nhắc và thiếu hợp tác. Miễn là bạn có đủ kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ, việc từ chối vì nó nằm ngoài mô tả công việc của bạn là không được coi là một cách từ chối khéo léo.

Bận rộn với kế hoạch cá nhân

Mang những lý do cá nhân để thoái thác công việc cũng không phải là một cách từ chối khéo léo với sếp. 

Đọc thêm: Khi bị cấp trên chèn ép phải làm gì?

Nên nhớ, đừng đặt một sự kiện cá nhân lên trên công việc của bạn, chỉ trừ khi nó mang tính cấp bách, hoặc bạn đã thông báo kế hoạch của bạn và xin nghỉ phép từ trước.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X