×

Cách “Cầu Cứu” Khéo Léo Khi Sếp Giao Quá Nhiều Việc

Ngày đăng: 28/06/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 26/04/2022

Sếp giao quá nhiều việc khiến bạn lâm vào tình cảnh căng thẳng. Cảm thấy mất hết sức sống khi đi làm nhưng không biết nói cùng ai. Nói cùng sếp thì sợ sếp không hài lòng, nói cùng đồng nghiệp thì sợ đồng nghiệp cười chê. Nắm ngay những tips “than khéo” sau đây để nhận được sự cảm thông từ sếp nhé.

Vì đâu bạn không dám thẳng thắn khi sếp giao quá nhiều việc?

Thường các bạn nhân viên trẻ sẽ có chung một tâm lý sợ bị đuổi việc hoặc sợ bị đánh giá kém. Mưu cầu thể hiện năng lực bản thân và không muốn thua kém bất kỳ một ai cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó có thể mở lời.

© Freepik.com

Nói cách khác, tình trạng tham công tiếc việc ngày càng phổ biến. Từ đó dẫn đến công việc quá tải, áp lực, căng thẳng lẫn chán nản khiến hiệu suất làm việc không cao. 

Làm nhiều việc không đồng nghĩa rằng bạn tài ba, cách bạn xử lý hiệu quả từng công việc và cho ra kết quả tốt mới là thứ sếp cần.

Cách nói cho sếp biết rằng bạn đang trong tình trạng công việc quá tải 

Lựa chọn ưu tiên công việc 

Khi sếp giao quá nhiều công việc trong vô thức mà không biết bạn có đang bận hay không, điều nên làm là hãy đặt câu hỏi với sếp rằng công việc nào nên được ưu tiên trước? Đây cũng là một cách giúp bạn mở đầu chuỗi bày tỏ của mình.

© Freepik.com

Bạn có thể lồng ghép khéo léo bằng cách liệt kê những công việc đang phải xử lý. Sếp của bạn sẽ nhận ra rằng bạn đang không có quá nhiều thời gian cho công việc mới. Biết đâu họ sẽ suy nghĩ lại và kiếm người khác giúp đỡ bạn.

Hỏi xin tư vấn 

Khi sếp giao quá nhiều việc thì bạn không nên từ chối thẳng thừng hay nói rằng mình không thể làm nổi. Cách để xử lý trong tình huống này là hỏi xin kinh nghiệm giải quyết khi công việc quá tải từ đồng nghiệp. 

© Freepik.com

Hãy hỏi những người xung quanh, thậm chí kể cả sếp, về cách quản lý thời gian, cách sắp xếp và ưu tiên công việc mà họ đang áp dụng, cũng như chia sẻ phương pháp bạn đang làm để thấy rằng nó có hiệu quả hay không.

Điều quan trọng là bạn hãy liệt kê ra những đầu việc của mình. Và vì vậy, sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, bạn vừa cho đối phương biết được về số lượng công việc quá tải của mình, vừa có được những lời khuyên hữu ích cho sau này. 

Đọc thêm: Cách Lấy Lòng Tin Của Sếp

Cung cấp các giải pháp khác cho sếp

Khi phải đối mặt với tình trạng công việc quá tải, bạn không thể nói “không” thì cũng không nhất thiết phải đồng ý hoàn toàn. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể hoàn thành công việc sếp giao phó, nhưng đề xuất thêm sự tham gia cũng một hoặc những người khác.

© Freepik.com

Để có được sự trợ giúp, bạn phải chỉ được cho sếp biết tầm quan trọng của dự án bạn đang đảm nhiệm. Công việc đó phải đủ sức ảnh hưởng để cấp trên của bạn có thể sẵn sàng đầu tư nhân lực lẫn trí lực để cùng bạn giải quyết. 

Bạn có thể nói về tầm quan trọng của thời gian, tính cấp thiết của công việc, sau đó đề xuất kế hoạch giúp công việc được diễn ra suôn sẻ hơn. Chắc chắn, sếp của bạn sẽ hiểu và sắp xếp lại để hỗ trợ bạn làm tốt công việc của mình.

Thẳng thắn nói về câu chuyện sếp giao quá nhiều việc.

Sẽ có nhiều lúc bạn không cần đến chiến lược “đi đường vòng” để bày tỏ nỗi lòng khi sếp giao quá nhiều việc. 

© Freepik.com

Trực tiếp chia sẻ về công việc với cấp trên vẫn là một cách đáng được áp dụng. Nhưng để nhận được sự cảm thông và giúp đỡ, bạn cần phải chỉ ra những khó khăn bạn gặp phải khi phải ôm đồm một mình. 

Không đề cập rằng bạn không có năng lực hay làm không nổi, hãy nói rằng thời gian của bạn là không đủ dành cho tất cả các đầu việc và bạn cần sự trợ giúp. 

Hãy thành thật về tình hình hiện tại của bạn

Nếu bạn đang ở trong tình trạng không thể kiểm soát được cảm xúc cá nhân hay những sự kiện xảy ra đột ngột xung quanh bạn, cộng với chuyện sếp giao quá nhiều việc, bạn sẽ trở nên mệt mỏi và cảm thấy cạn kiệt mỗi khi về nhà. 

© Freepik.com

Hãy trình bày bằng cả sự chân thành, cảm thấy có lỗi khi bị cảm xúc chi phối và hứa sẽ sớm trở lại với công việc. Chỉ có Sếp tồi mới khiển trách và bỏ rơi bạn. Sếp của bạn chắc chắn sẽ lắng nghe vì họ hiểu ai cũng có cảm xúc cá nhân.

Đọc thêm: Làm Gì Khi Bị Cấp Trên Chèn Ép

Đôi khi, trong guồng quay của công việc, rất khó để sếp của bạn nhận ra bạn đang quá tải. Vì vậy, hãy lưu lại những kỹ năng ứng xử trên để tự tin nói lên tiếng nói và bảo đảm chất lượng cuộc sống nơi công sở của mình nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 2.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X