×

Chiến Lược Chuẩn Bị Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh + Template Theo Dõi Đơn Xin Việc Hữu Ích

Ngày đăng: 05/02/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 24/05/2023

Phỏng vấn xin việc luôn là một trong những thử thách mà người đi làm nào cũng trải qua. Đây chính là cơ hội có một không hai quyết định liệu bạn có khả năng đồng hành cùng doanh nghiệp trong tương lai. 

Vạch ra chiến lược trả lời phỏng vấn thông minh không những giúp bạn trả lời phỏng vấn suôn sẻ, mà còn giảm thiểu những tình huống “dở khóc dở cười” với nhà tuyển dụng nữa đó. 

Cùng Glints tìm hiểu về những cách trả lời phỏng vấn xin việc và tải về ngay mẫu template chiến lược chuẩn bị phỏng vấn tại bài viết này nhé!

Vạch chiến lược phỏng vấn: Tại sao cần thiết?

Chuẩn bị trước khi phỏng vấn xin việc có lẽ là thủ tục bắt buộc đối với nhà tuyển dụng và cả ứng viên tìm việc. 

Về cơ bản, ứng viên khi tham gia phỏng vấn chính là trao đổi thông tin với nhà tuyển dụng. Thay vì đối đáp theo lối “nghĩ gì nói nấy”, vạch ra chiến lược phỏng vấn sẽ mang đến nhiều lợi ích không ngờ. 

Hãy cùng Glints điểm qua một số công dụng của một chiến lược trả lời phỏng vấn thông minh:

Tối ưu quy trình tuyển dụng 

Bằng cách xác định mục tiêu và lên kế hoạch trước buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng lẫn ứng viên có thể tập trung vào những thông tin quan trọng, tránh trao đổi dài dòng lan man. Nhờ vào đó đôi bên sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí và thời gian không nhỏ.

Tối ưu quy trình tuyển dụng 
Bạn nên chuẩn bị trước để quá trình phỏng vấn mượt mà hơn.

Kiểm soát thông tin 

Một số quy trình tuyển dụng hiện nay bao gồm nhiều bước, nhiều vòng phỏng vấn và thậm chí là rất nhiều bên tham gia. Lên kế hoạch trả lời phỏng vấn sẽ giúp ứng viên nắm rõ tiến trình trao đổi dù có phải trải qua bao nhiêu cuộc gặp. 

Tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Bạn biết không, một nhà tuyển dụng có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận ra bạn có chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn hay không chỉ sau vài câu hỏi mở đầu!

Đó chính là cơ hội tốt để bạn gây ấn tượng với họ về sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và nguyện vọng của bạn. 

Chuẩn bị gì trước và sau khi phỏng vấn?

Một cuộc khảo sát trên LinkedIn đã tiết lộ rằng có khoảng 43% ứng viên tìm việc bỏ ra từ 2 đến 4 giờ chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn. Khảo sát cũng cho rằng từ 7 đến 15 giờ là khoảng thời gian lý tưởng để luyện tập cho phỏng vấn. 

Tuy nhiên, bạn có thể tự quyết định con số hợp lý cho bản thân tùy thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức và sự tự tin. Mỗi nhà tuyển dụng có quy trình phỏng vấn rất khác nhau nên dành nhiều thời gian chuẩn bị chưa bao giờ là thừa đâu nhé. 

Vậy bạn nên chuẩn bị những gì trước vòng phỏng vấn?

Tìm hiểu kỹ về công việc 

Tìm hiểu kỹ về công việc mình đang ứng tuyển là một trong những việc bạn nên quan tâm nhất khi lên chiến lược phỏng vấn xin việc. Nếu là nhà tuyển dụng, bạn có muốn trao cơ hội cho ứng viên ngập ngừng, ậm ừ, không hiểu rõ bảng mô tả công việc?

Tìm hiểu kỹ về công việc 
Nên tìm hiểu kỹ về công việc để không bị ấp úng, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp.

Tham khảo những câu hỏi bên dưới để hiểu thêm về công việc đang ứng tuyển bạn nhé:

  • Những đầu việc cần làm hàng ngày là gì?
  • Bạn đã từng làm những công việc hay có kinh nghiệm liên quan đến vị trí này chưa?
  • Đâu là những phẩm chất và kỹ năng mà doanh nghiệp chú trọng ở nhân viên mới?
  • Tìm hiểu về công ty: trang web, sản phẩm, dịch vụ, những cá nhân quan trọng trong tổ chức, sứ mệnh và mục tiêu đề ra.
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp/gián tiếp của doanh nghiệp
  • Tìm hiểu về người sẽ tham gia phỏng vấn cùng bạn
  • Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Consultant) đã cung cấp những thông tin gì về vị trí bạn đang ứng tuyển?

Đọc thêm: Recruitment Consultant Là Gì? Một Ngày Làm Việc Của Recruitment Consultant Tại Glints

Xác định mục tiêu của bản thân

Sau khi đã tìm hiểu về công việc, tìm hiểu về bản thân chính là bước quan trọng tiếp theo trong chiến lược trả lời phỏng vấn. 

Tại sao bạn lựa chọn công việc này? Liệu công việc mơ ước có đáp ứng tốt các tiêu chí mà bạn đặt ra? Sau đây là một số khía cạnh giúp bạn đánh giá động lực của bản thân: 

  • Quy mô công ty mới có phù hợp với kỳ vọng của bạn không?
  • Chế độ phúc lợi và đãi ngộ ở đây có đủ hấp dẫn để bạn gắn bó lâu dài không?
  • Vị trí công ty có thuận tiện cho việc di chuyển không?
  • Khối lượng công việc của vị trí mới có khiến bạn “ngộp” không?
  • Công việc mới có mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển không?

Luyện tập bằng cách lên lịch trình

Sau khi đã có trong tay danh sách câu hỏi, giờ là lúc bạn tìm các câu trả lời phỏng vấn thông minh, phù hợp với tình huống và và bề dày kinh nghiệm của bạn.  

Cho dù mục tiêu của bạn là trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm, trả lời phỏng vấn bằng tiếng anh hay trả lời phỏng vấn điểm mạnh điểm yếu, bạn cũng có thể tự lên lịch trình sao cho phù hợp nhất. 

Một lưu ý nhỏ: bạn cũng không nên tập luyện quá nhiều, thuộc làu từng chữ khiến câu trả lời trở nên máy móc và thiếu tự nhiên nhé.

Sau khi phỏng vấn

Thực ra, kể từ trước đến sau phỏng vấn, bạn nên ghi lại các quy trình phỏng vấn của mình để không bị nhầm lẫn, đặc biệt là khi bạn đang ứng tuyển vào nhiều nơi.

Một cách để thực hiện bước này là tạo file theo dõi đơn xin việc và quá trình interview của mình. Nói rõ hơn, Job Application Tracker chính là một công cụ giúp bạn bám sát từng giai đoạn phỏng vấn, từ nộp đơn tới khi nhận offer.

mẫu application tracker của glints
Sneak peek mẫu job application tracker hữu ích.

Glints đã tạo template Job Application Tracker miễn phí cho bạn rồi, nên hãy tải ngay để có tệp tracker hiệu quả của riêng mình nhé!

Cách trả lời phỏng vấn thông minh: Những câu hỏi thường gặp

Sau khi trả lời các câu hỏi ở phần trên, bạn đã hiểu thêm về công việc lẫn động lực ứng tuyển của bản thân rồi đúng không nào? Sau đây Glints sẽ bật mí với bạn những nhóm câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay dùng để đánh giá ứng viên nhé.

1. Giới thiệu sơ lược về bản thân

Đánh giá khả năng trình bày thông tin và thần thái của ứng viên.

Ví dụ: Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình.

Đọc thêm: Cách Trả Lời Câu Hỏi  “Mục Tiêu Trong 5 Năm Tới Của Bạn”

2. Câu hỏi tình huống

Đánh giá cách bạn đối mặt và xử lý một vấn đề đã từng gặp trước đây.

Ví dụ: Khi được giao một công việc mà bạn chưa từng thực hiện bao giờ, bạn sẽ làm gì?

3. Câu hỏi năng lực

Đánh giá độ tương thích về kỹ năng, kiến thức của ứng viên với vị trí. 

Ví dụ: Bạn hãy kể về lần bạn giải quyết được khối lượng công việc lớn nhờ vào kỹ năng quản lý thời gian. 

cách trả lời phỏng vấn thông minh
Cách trả lời phỏng vấn thông minh.

Đọc thêm: Cách Trả Lời Câu Hỏi “Tại Sao Chúng Tôi Nên Tuyển Dụng Bạn?”

4. Câu hỏi hành vi

Đánh giá thái độ, phong cách làm việc và giao tiếp giữa bạn với đồng nghiệp. 

Ví dụ: Kể về một lần bạn bất đồng quan điểm với cấp trên và cách bạn xử lý nó. 

5. Câu hỏi cá nhân

Đánh giá mức độ phù hợp giữa bạn và văn hóa công ty.

Ví dụ: Vào thời gian rảnh bạn thường làm gì?

Bí kíp trả lời phỏng vấn thông minh: Mô hình STAR

Một trong những cách trả lời phỏng vấn xin việc rất được nhà tuyển dụng đánh giá cao chính là ứng dụng mô hình trả lời phỏng vấn STAR

Mô hình STAR có thể được áp dụng rất hiệu quả cho những bộ câu hỏi tình huống, hành vi và năng lực. Một cách đơn giản, bạn chỉ cần lồng ghép câu trả lời của mình theo trình tự sau:

  • Situation: Đưa ra tình huống mà mình đã đối mặt trước đây 
  • Task: Mục tiêu mà bạn cần đạt được trong tình huống đó
  • Action: Cách bạn hành động và xử lý công việc để đạt đến mục tiêu
  • Result: Thành quả mà bạn đã đạt được. 

Để tăng thêm tính hiệu quả khi sử dụng mô hình STAR, bạn hãy chọn diễn giải về những tình huống có liên quan đến những phẩm chất cần thiết cho công việc mới nhé.  

Template theo dõi đơn xin việc và quá trình phỏng vấn miễn phí

Mẫu theo dõi đơn xin việc hiệu quả.
Mẫu theo dõi đơn xin việc hiệu quả.

Với mẫu excel theo dõi đơn xin việc này, bạn sẽ tránh việc bỏ lỡ thời hạn interview quan trọng và nhầm lẫn giữa các công ty với nhau. Bạn sẽ có thể ghi lại các thông tin như:

  • Công việc bạn ứng tuyển
  • Tên công ty
  • Vị trí công việc
  • Mức lương
  • Liên kết đến bài đăng công việc
  • Ngày nộp hồ sơ
  • Thông tin người liên lạc với bạn
  • Ngày giờ phỏng vấn
  • Tên người phỏng vấn
  • Phản ứng của người phỏng vấn
  • Offer

Tải mẫu Job Application Tracker thông minh ở đây nhé!

Tạm kết 

Hi vọng thông qua bài viết về chiến lược trả lời phỏng vấn thông minh, bạn đã chuẩn bị thêm hành trang cho “trận chiến phòng phỏng vấn” sắp tới của mình. Try cập ngay vào Glints Việt Nam Blog để theo dõi những bài viết mới nhất về thế giới công sở nhé!

Glints Việt Nam chúc bạn thành công. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X