×

Cách Sử Dụng Mô Hình STAR Khi Trả Lời Phỏng Vấn

Ngày đăng: 28/07/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 31/10/2022

Bạn có từng cảm thấy khó khăn khi gặp phải các câu hỏi tình huống trong buổi phỏng vấn? Bạn nghĩ rằng mình đã trả lời trôi chảy, nhưng việc mải mê thuật lại câu chuyện hóa ra lại khiến bạn bị điểm trừ lớn trong trả lời phỏng vấn.

Khi nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kinh nghiệm của bạn qua các tình huống thực tế thì phương pháp sử dụng mô hình STAR sẽ là chìa khóa, giúp bạn trả lời suôn sẻ và trình tự từng loại câu hỏi.

Mô hình STAR là gì?

Đây là một mô hình cho phép bạn có thể trả lời phỏng vấn các dạng câu hỏi tình huống bằng cách tuân theo trình tự như sau:

  • Situation: Giới thiệu về một sự kiện, dự án, hay một thử thách đã đối mặt 
  • Task: Những trách nhiệm và nhiệm vụ của bạn trong tình huống đó
  • Action: Bạn đã làm những gì để giải quyết và hoàn thành công việc của mình. 
  • Result: Kết quả gặt hái được.

Bằng cách tuân theo trình tự này, các ứng viên có thể sắp xếp một cách khoa học các ý chính để có được một câu trả lời phỏng vấn ấn tượng. Tất nhiên, bạn sẽ cần có một sự chuẩn bị chu đáo từ trước cũng như tập luyện thường xuyên với một vài mẫu câu hỏi để làm quen mô hình STAR.

Mô hình STAR áp dụng với các câu hỏi yêu cầu những tình huống thực tế bạn đã từng xử lý trong quá khứ. Những câu hỏi dạng này thường sẽ bắt đầu bằng các cụm từ sau: 

“Hãy kể về một lần bạn từng…”

“Bạn làm gì khi…”

“Bạn đã bao giờ…”

“Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy…”

“Hãy mô tả về…”

Cách áp dụng mô hình STAR khi trả lời phỏng vấn

Khi được đặt các câu hỏi về trải nghiệm thực tế, hãy phân tích chủ đề nhà tuyển dụng đang nói đến. Họ đang muốn kiểm tra bạn về kỹ năng hay kiến thức chuyên môn nào. Sau đó, nhanh chóng lục lại trí nhớ về một sự kiện có liên quan và áp dụng mô hình STAR để sắp xếp trình tự câu trả lời.

Ví dụ trả lời phỏng vấn bằng mô hình STAR

Câu hỏi: Hãy kể về một lần bạn thực hiện tốt công việc dưới áp lực rất lớn.

[S] Tôi từng tham gia vào một chiến dịch xây dựng kế hoạch online marketing để quảng bá sản phẩm mới cho công ty. Chính vào lúc đó, một thành viên trong nhóm của tôi bị bệnh và không thể tiếp tục công việc trong những ngày cuối deadline. Khi đó, tôi cần hoàn thiện cả công việc của tôi lẫn anh ấy trong 2 ngày.

[T] Công việc của tôi là xây dựng bảng báo giá và công việc của anh ấy là lên ý tưởng về chiến dịch truyền thông. Tại thời điểm đó, những ý tưởng cho các kênh Social Media vẫn chưa được hoàn thiện.

[A] Tôi đã hỏi anh ấy về phần việc còn dang dở và ghi chú lại những ý tưởng cần thể hiện, các việc cần giúp. Sau đó, tôi đã sử dụng kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian để hoàn thành phần việc của mình, cũng như hỗ trợ anh ấy chỉnh sửa lại các ý tưởng và trình bày lại trong PowerPoint. Sau khi làm xong tôi đã gửi lại file cho anh ấy để góp ý chỉnh sửa và cùng nhau hoàn thiện nó lần cuối trước khi tới deadline gửi cho cấp trên xét duyệt.

[R] Kết quả là chúng tôi đã hoàn thành đúng deadline. Kế hoạch đó cũng được công ty đánh giá cao và đưa vào thực hiện trong tháng tiếp theo.

Dựa vào gợi ý trên về cách trả lời phỏng vấn chuẩn mô hình STAR, bạn hãy thử tập luyện nhuần nhuyễn các bước. Chắc chắn bạn sẽ rất tự tin nếu đã có thể trả lời tự nhiên các câu hỏi tình huống với phương pháp hữu ích này rồi đấy.

Và nếu bạn cảm thấy chật vật trong quá trình ứng tuyển, Glints sẽ đồng hành cùng bạn để biến những cú “click” chuột tẻ nhạt và lê thê này thành một cuộc hành trình thú vị! 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.4 / 5. Lượt đánh giá: 20

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X