×

Bro Culture Là Gì? Tình Anh Em Hay Nam Quyền Toxic Nơi Công Sở?

Ngày đăng: 24/04/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 20/04/2023

Bạn đã nghe tới cụm từ “bro culture” bao giờ chưa? Công sở có rất nhiều từ ngữ thú vị, và một số trong đó thoạt nghe có vẻ khá hài hước nhưng thực chất lại nói lên những vấn đề đã hiện hữu từ rất lâu. “Bro culture” cũng nằm trong hạng mục này và hãy tìm hiểu cùng Glints xem bro culture là gì nhé.

Bro culture là gì?

“Bro culture” bắt nguồn từ các thuật ngữ “bro” (từ viết tắt của “brother” – anh em) và “culture” (văn hóa), và thường được sử dụng để chỉ một môi trường làm việc hoặc một nhóm văn hóa nơi mà các nam giới được đặt lên hàng đầu và được ưu tiên hơn các giới tính khác.

Thuật ngữ “bro culture” xuất hiện từ văn hóa đại học ở Mỹ, cụ thể là hội sinh viên, các công ty công nghệ và công ty khởi nghiệp. Những người sử dụng thuật ngữ này có mục đích nêu ra cái nhìn và đánh giá tiêu cực về xu hướng gây áp lực, kỳ thị giới tính, và gây khó khăn cho việc thăng tiến và tham gia của những người không phải là nam giới.

Nói một cách vắn tắt, “bro culture” là nam quyền độc hại và trọng nam khinh nữ. Và chỉ trong ngành công nghệ nói riêng, đã có 72% nhân viên nữ nói rằng họ đã từng làm việc ở môi trường có tình trạng bro culture.

bro culture là gì
Bro culture chỉ những hội nhóm nam với tư duy coi trọng nam quyền và quyền lợi của bản thân hơn tất thảy.

Dấu hiệu của bro culture tại nơi công sở

 “Bro culture” thường thể hiện qua sự tự cao, lợi dụng quyền lực, cách giao tiếp thiếu chuyên nghiệp từ các đồng nghiệp nam hoặc sếp nam. Ngoài ra, nam giới trong một môi trường “bro culture” thường tụ tập và tạo thành một hội nhóm riêng, gián tiếp tạo ra một môi trường không cởi mở và thiếu đa dạng giới tính qua cách cư xử của họ.

Sự ưu tiên giới tính nam

Những ai có tư duy “bro culture” thường cho rằng giới tính nam có vị thế cao hơn, nên được ưu ái và đánh giá cao hơn so với giới tính nữ và các giới tính khác.

Ở môi trường công sở có nam quyền độc hại; khả năng thăng tiến và sự công nhận thường dành riêng cho nam giới, trong khi nhân viên nữ sẽ có xu hướng bị đối xử không công bằng..

Sử dụng ngôn ngữ và hành vi phân biệt đối xử giới tính

Các nội dung gây xúc phạm, nhạo báng, phân biệt đối xử trong giao tiếp, trên mạng xã hội hoặc trong cuộc sống hàng ngày là những dấu hiệu của “bro culture”. Chỉ cần những câu nói đơn giản như “Con gái/phụ nữ thì sao mà làm được?” cũng thể hiện sự phân biệt đối xử trong giới tính.

Quan niệm sai lầm về vai trò giới tính

“Bro culture” thường có quan niệm sai lầm về vai trò giới tính. Họ có định nghĩa giới tính theo cách hẹp hơn, coi thường vai trò và đóng góp của giới tính nữ và các giới tính đa dạng khác.

Thiếu tôn trọng và quan tâm đến nhân viên

Dấu hiệu của bro culture còn thể hiện từ hành động thiếu quan tâm và thiếu sự tôn trọng với nhân viên, đặc biệt là đến những người không phải là giới tính nam. Điều này có thể thể hiện qua việc đối xử không công bằng, thiên vị và thiếu sự động viên, khuyến khích cho nhân viên nữ và những người khác.

dấu hiệu bro culture
Bro culture thể hiện qua lời nói và hành vi coi trọng nhân viên nam hơn nữ và các giới tính khác.

Khuyến khích các hành vi tiêu cực

Ngoài ra, “bro culture” thường khuyến khích hoặc chấp nhận những hành vi tiêu cực như quấy rối tình dục, hành động không chuyên nghiệp, đối xử bất công. Nhiều vị cấp trên dễ dàng nhắm mắt cho qua những hành vi thiếu chuyên nghiệp, thậm chí mang tính xúc phạm người khác. 

Thiếu tính đoàn kết

“Bro culture” thường coi trọng tính cá nhân hơn là sự hợp tác và tính đồng đội. Sự cạnh tranh và đánh giá dựa trên cá nhân thường được khuyến khích hơn là tinh thần hợp tác và xây dựng đội nhóm.

Đọc thêm: Khảo Sát Cho Thấy Nhân Viên Nữ Ít Được Tăng Lương Hơn Nhân Viên Nam

Hệ quả của bro culture

Hậu quả của “bro culture” đối với nữ giới và những nhân viên khác có thể bao gồm:

Bất công

Trong môi trường của “văn hoá anh em”, họ thường thiếu sự đa dạng và công bằng trong việc quản lý nhân sự, định hướng nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp. Nam giới dễ nhận được vị trí quan trọng và khoe khoang quyền lực. Trong khi những người khác, đặc biệt là giới tính nữ, gặp nhiều khó khăn để được thăng tiến và nhận thành quả đúng với những nỗ lực đã bỏ ra. 

Điều này dẫn đến một môi trường làm việc bị chênh lệch cán cân công bằng một cách nặng nề.

Giảm tự tin, tổn thương lòng tự trọng

Cách cư xử trịch thượng và lời nói mỉa mai, bôi nhọ hoặc khinh miệt từ “bro culture” có thể làm giảm tự tin và lòng tự trọng của những người bị đối xử kém tôn trọng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp và tinh thần làm việc của họ, và còn mang đến không khi đầy căng thẳng và bất an cho nhân viên.

Đồng nghiệp cạnh tranh cao

Nếu các giới tính khác không có cơ hội cạnh tranh, thì “văn hoá anh em” còn tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa nam giới. Tham vọng được thể hiện bản thân và chứng minh quyền lực có thể tăng áp lực công việc và giảm tinh thần hợp tác.

Mất cân bằng giới tính trong tổ chức

“Bro culture” có thể tạo ra một môi trường làm việc thiên về nam giới, không đẩy mạnh đa dạng giới tính trong tổ chức. Điều này có thể gây mất cân bằng giới tính, làm giảm cơ hội thăng tiến và đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển và đóng góp của nữ giới và những nhân viên khác trong tổ chức.

Mất cân bằng giới tính trong tổ chức
Các công ty có bro culture thường có tỷ lệ giới tính chênh lệch.

Từ những yếu tố trên, tỉ lệ thất thoát nhân viên tài năng của công ty sẽ tăng cao do không ai có thể chịu đựng một văn hoá làm việc quá độc hại và trọng nam khinh nữ.

Tóm lại, “bro culture” có những hậu quả rất đáng lo ngại đối với nữ giới và những nhân viên khác trong tổ chức. Nếu bạn làm việc và học tập trong môi trường như vậy, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nghề nghiệp, tinh thần làm việc và môi trường làm việc công bằng và đa dạng.

Đọc thêm: Vấn đề giới trong chọn nghề: Thực trạng và lời khuyên

Cách đối phó với “bro culture”

Cách giảm thiểu sự ảnh hưởng của bro culture là gì? 

Giáo dục nhân viên

Các workshop cung cấp kiến thức về đa dạng giới tính, cách thức làm việc chuyên nghiệp và tôn trọng đồng nghiệp sẽ là phương án tốt để giảm thiểu khả năng dẫn đến văn hoá nam quyền tại một doanh nghiệp. Cấp trên nên tạo cơ hội cho nhân viên cuộc thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về việc đối phó với “bro culture”.

Thiết lập chính sách công bằng

Có thể nói, những người quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên văn hoá làm việc lành mạnh. Do đó, họ nên thiết lập chính sách và quy định công bằng, gồm cả chính sách phòng chống quấy rối tình dục và kỳ thị giới tính.

p dụng chính sách này một cách nghiêm ngặt cho tất cả các nhân viên trong tổ chức sẽ mang lại những lợi ích về lâu dài.

Tạo điều kiện phát triển hợp lý

Ngoài ra, việc khuyến khích và tôn trọng sự đa dạng giới tính cũng như tạo điều kiện để mọi người có thể thể hiện và đóng góp theo đúng năng lực của mình, bất kể giới tính, quốc tịch, tôn giáo nào sẽ không vẽ đường cho “bro culture” nhú mầm và bành trướng.

Cách đối phó với "bro culture"
Việc tạo ra môi trường lành mạnh phụ thuộc rất lớn vào tư duy của người lãnh đạo.

Đứng lên vì quyền lợi của bản thân

Những người bị đối xử thiếu công bằng bởi các hội nhóm nam nên biết cách nêu ra ý kiến của bản thân và đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu có thể, họ có thể tổng hợp các bằng chứng về hành vi, ngôn ngữ thiếu tôn trọng của “các anh em hội bro culture” và báo cáo đến nhân sự hoặc cấp trên của mình.

Hỗ trợ mọi lúc có thể

Nếu có nhân viên báo cáo về bất kỳ hành vi và lời nói xúc phạm cá nhân hay giới tính nào, người quản lý và công ty cũng cần lắng nghe và giải quyết vấn đề triệt để. Từ đó mới có thể xây dựng các liên kết giữa các nhân viên nữ và giới tính khác.

Đối phó với “bro culture” đòi hỏi sự thay đổi về ý thức và hành vi trong tổ chức. Cần có cả sự cam kết và chính kiến mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo và nhân viên để xây dựng được môi trường công bằng và tôn trọng giới tính. 

Tạm kết

Nếu nước ngoài gọi tình trạng này là “bro culture”, thì ở Việt Nam chúng ta gọi đó là nam quyền độc hại hoặc alpha male nơi công sở. Đây là tình trạng không hề khó gặp ở các tổ chức từ nhỏ đến lớn. Mong rằng bài viết trên của Glints đã giúp bạn hiểu hơn về bro culture là gì cũng như cách nhận biết để tránh khả năng bị sự độc hại này ảnh hưởng đến tinh thần và cơ hội thăng tiến của bản thân.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X