×

Brand Executive Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa Branding Và Marketing

Ngày đăng: 25/05/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 23/02/2023

Brand Executive là gì? Nếu bạn đang quan tâm đến ngành truyền thông nói chung và chức danh này nói riêng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin: Định nghĩa, công việc cụ thể của một Brand Executive và vai trò quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay. Cùng Glints khám phá nhé!

Brand Executive là gì? 

Brand Executive là thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành, “brand” nghĩa là “thương hiệu” và “executive” được dịch là “thi hành”, “quản trị”. Trong môi trường doanh nghiệp Việt Nam, Brand Executive thường hiểu là Nhân viên Quản trị Thương hiệu.

Nhiệm vụ chính của một Brand Executive là lên kế hoạch và tiến hành các chiến dịch truyền thông về mặt nhận diện thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty mình một cách hiệu quả. Từ đó, trở thành thương hiệu có mức độ nhận biết đầu tiên trong tâm trí khách hàng mỗi khi nhắc về một ngành hàng nào đó.

brand executive là gì
Các công việc của nhân viên Brand Executive

Bạn dễ nhìn thấy trong thực tế như: đề cập đến sản phẩm sữa nước, chúng ta thường nghĩ đến các nhãn hàng như TH True Milk, Vinamilk,…hay nói về bột giặt có thể nhớ ngay đến các sản phẩm của Omo, Aba hay Tide,…

Ở vị trí Brand Executive, tùy theo từng doanh nghiệp mà sẽ có yêu cầu công việc và tiêu chí tuyển dụng khác nhau, tuy nhiên nhìn chung thì thường có ba yêu cầu chính:

  • Ít nhiều bạn phải có kiến ​​thức nền tảng và kinh nghiệm thực tiễn về mặt quản trị thương hiệu ở môi trường doanh nghiệp.
  • Bạn sẽ cần chịu trách nhiệm về tiến độ thực thi công việc cũng như kết quả của những ý tưởng mà mình đề xuất với cấp trên. 
  • Hai kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cũng cần thiết cho một Brand Executive giỏi. Chúng giúp bạn phối hợp nhịp nhàng không chỉ với nội bộ phòng quản trị thương hiệu của mình, mà còn với các bộ phận khác trong công ty như Design, Content, Digital, kế toán,…

Brand Executive có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

Thực tế đã chứng minh rằng vai trò của các Brand Executive cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, một khi tên tuổi của các thương hiệu đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng với độ nhận biết rộng lớn thì sự cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác cùng ngành sẽ giảm đáng kể.

Phần lớn người tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn bởi tâm lý khi lựa chọn và đưa ra quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Vì vậy nếu nhãn hiệu đã thành công trong việc đi vào tiềm thức của họ, tất nhiên là theo hướng tích cực thì những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ luôn được ưu tiên hàng đầu.

brand executive
Brand Executive là gì? Họ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong một doanh nghiệp

Người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chẳng hạn, khi muốn tìm mua một chiếc xe máy vừa bền bỉ với thời gian, vừa tiết kiệm xăng và giá cả thuộc phân khúc thu nhập tầm trung, đại đa số người ta sẽ nghĩ ngay đến hai hãng Honda và Yamaha. 

Hoặc khi nhắc đến tên thương hiệu Apple, Samsung, đa số người tiêu dùng sẽ nhớ và lựa chọn các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh đến từ các hãng này nhiều nhất.

Từ đó nhận định được rằng, ý nghĩa của những người làm Brand Executive có ảnh hưởng đến lợi nhuận và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ khác cùng ngành hàng.

Brand Executive và Brand Manager khác nhau như nào?

Bên cạnh danh xưng Brand Executive, chắc hẳn cái tên Brand Manager bạn cũng đã nghe qua khá nhiều. Điểm giống và khác nhau của chúng là gì? Làm cách nào để phân biệt giữa cả hai?

Về bản chất, công việc của của Brand Executive và Brand Manager khá tương tự nhau và đều liên quan đến công việc quản trị thương hiệu cho một doanh nghiệp. Ngoài ra, tùy vào môi trường lao động của từng nước và mô hình cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp thì các cấp bậc sẽ được phân chia khác nhau.

  • Tại thị trường châu Âu:

Phần lớn công ty không sử dụng cả hai chức vụ Brand Executive và Brand Manager cùng nhau, mà sử dụng phổ biến hơn là Brand Manager hoặc các vị trí tương tự với tên gọi khác nhau như: Brand Activation Manager, Brand Strategist, Director of Brand Strategy,…

phân biệt brand executive và brand manager
Sơ đồ cấp bậc quản trị trong một doanh nghiệp châu Âu
  • Tại Việt Nam:

Các công ty nếu có bộ phận quản trị thương hiệu riêng thì cấp bậc thường được phân chia là Brand Manager cao hơn Brand Executive và bên dưới là Brand Intern hoặc Trainee (Thực tập sinh). 

Vì thế, chức danh Brand Manager sẽ thiên về vấn đề lãnh đạo nhân sự cấp dưới và hoạch định kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài hơn.

Đọc thêm: Activation trong Marketing là gì?

Brand Executive có mối quan hệ gì với Marketing?

Nhiều người cho rằng “Branding” và “Marketing” là tương tự như nhau, chỉ là cách gọi khác biệt. Thực tế cũng cho thấy trước đây tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, phần lớn sẽ không có bộ phận Marketing Branding nói chung và chức vụ Brand Executive nói riêng.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty đã dần tách biệt giữa chuyện làm “Branding” và “Marketing”, cũng như thay vì tập trung vào truyền thông với chiến lược xoay quanh vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ, mà bắt đầu chú ý đến việc quản trị lấy thương hiệu làm cốt lõi.

Về nhiệm vụ và trách nhiệm

Nhiệm vụ và trách nhiệm của một Brand Executive nên được hiểu là có mối quan hệ gần gũi, hỗ trợ qua lại nhưng tách bạch với công việc của “Marketing” về bản chất:

  • “Marketing” là về mặt hình thức bên ngoài, là cách đem sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. 
  • Trong khi đó, Brand Executive sẽ là người làm “Branding” đem thương hiệu đi sâu vào tâm trí họ thông qua sức mạnh cốt lõi của sản phẩm hay dịch vụ đó; chẳng hạn như hành trình làm nên chúng, câu chuyện trải nghiệm thực tế, xây dựng tính cách của thương hiệu,…
phân biệt branding và marketing
Mối quan hệ giữa công việc “Branding” và “Marketing trong doanh nghiệp

Ví dụ minh hoạ cho việc làm thương hiệu thành công đến từ một công ty nước giải khát hàng đầu – Coca Cola. 

Qua nhiều thập kỷ cùng nhiều chiến dịch truyền thông, Coca Cola đi sâu vào tâm trí khách hàng với hình ảnh logo, bao bì chai thuỷ tinh độc quyền cùng hai màu sắc: đỏ – trắng. Một đặc điểm thú vị nữa là đoạn âm thanh đặc trưng được lấy cảm hứng từ những tiếng động khi thưởng thức sản phẩm Coca-Cola, như tiếng bật nắp và mở khoen, và nối tiếp là âm thanh của sự giải khát.

Về vai trò trong doanh nghiệp

Nhân viên Marketing và nhân viên Brand Executive có sự khác biệt khá rõ ràng.

Nhân viên Marketing là những người giúp doanh nghiệp tìm kiếm và thúc đẩy khách hàng mới mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. 

Trong khi đó, Brand Executive sẽ tập trung vào việc chuyển đổi những khách hàng có sẵn của mình thành người mua trung thành, và hình ảnh thương hiệu luôn luôn xuyên suốt trong các chiến dịch truyền thông.

Kết luận

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan để giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí Brand Executive là gì trong một doanh nghiệp Việt Nam.

Hy vọng Glints đã cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích và giá trị thực tiễn, đặc biệt với những ai có nguyện vọng phát triển con đường sự nghiệp trong tương lai liên quan đến việc quản trị thương hiệu hay từng bước trở thành một Brand Executive giỏi trong doanh nghiệp của mình.

Bạn có thể tìm kiếm cơ hội làm Brand Executive của bản thân tại Glints ngay sau đây:

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X