Ngày đăng: 27/03/2024 | No Comments
Ngày cập nhật: 08/05/2024
Bitcoin là tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung đầu tiên, được tạo ra và lưu trữ dưới dạng điện tử. Nó hoạt động dựa trên công nghệ blockchain, đảm bảo tính bảo mật và minh bạch cho các giao dịch. Để hiểu rõ hơn Bitcoin là gì? Nguồn gốc từ đâu? Hãy cùng Glints tìm hiểu bài viết sau đây.
Sau đây là một số thông tin liên quan đến bitcoin là gì? Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về đồng tiền này, cụ thể:
Bitcoin là đồng tiền điện tử (tiền mã hóa) đầu tiên và lớn nhất, được tạo ra từ công nghệ blockchain. Với tính độc lập về tiền tệ và không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương hay chính phủ, nó đã mở ra một con đường mới cho thị trường crypto.
Bitcoin sử dụng mạng ngang hàng (peer-to-peer), cho phép trao đổi trực tiếp giữa người gửi và người nhận mà không cần trung gian. Điều này giảm bớt chi phí và làm cho mỗi giao dịch có phí thấp hơn dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Tổng cung Bitcoin trên toàn cầu là 21 triệu đồng BTC, đây là con số không thể thay đổi.
Đến tháng 1/2023 có khoảng 19.2 triệu BTC được khai thác và chỉ còn lại khoảng 1 triệu BTC chưa được đào. Ngoài đơn vị lớn BTC, Bitcoin có đơn vị nhỏ hơn gọi là Satoshi, với tỷ lệ 1 BTC = 100,000,000 Satoshi.
Bitcoin đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường Crypto ngày nay. Xuất phát từ ý tưởng của Satoshi Nakamoto vào năm 2007, Bitcoin không chỉ đơn thuần là một phương tiện thanh toán mà còn là biểu tượng của sự tự trị và phi truyền thống trong hệ thống tài chính.
Tên miền Bitcoin.org được đăng ký vào năm 2008 và vào ngày 31/08/2008, Satoshi lần đầu tiên công bố ý tưởng của mình trong một bản cáo bạch về phương thức thanh toán ngang hàng.
Ngày 03/01/2009, Bitcoin chính thức được triển khai với việc tạo ra Genesis Block – khối đầu tiên của mạng lưới. Giao dịch đầu tiên được thực hiện giữa Satoshi và Hal Finney, một nhà mật mã học. Ngày 12/01/2009, mở ra một thời đại mới của các giao dịch phi trung gian và không phụ thuộc vào sự kiểm soát từ bất kỳ tổ chức tài chính truyền thống nào.
Đọc thêm: Cách Làm Giàu Nhanh Nhất: Bí Quyết Làm Gì Để Mau Giàu
Bitcoin hoạt động như thế nào? Dưới đây là cơ chế hoạt động của Bitcoin, cụ thể:
Hiện tại, Bitcoin đang hoạt động trên mạng phi tập trung, có nghĩa là thông tin của Bitcoin không được lưu trữ tại một điểm duy nhất. Thay vào đó, thông tin của Bitcoin được phân tán nhiều nút trên mạng internet. Điều này đảm bảo tính phân tán và sự tồn tại của Bitcoin, vì khi một số nút gặp sự cố, thông tin vẫn được lưu trữ và truyền tải bởi các nút khác trên mạng.
Bitcoin sử dụng mật mã học để đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho các giao dịch. Mỗi giao dịch được biến đổi thành một khối mã hóa và được kết nối với các khối trước đó trong chuỗi giao dịch, tạo thành blockchain. Mật mã học đảm bảo rằng giao dịch không thể bị thay đổi hay giả mạo, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Giá trị của Bitcoin được xác định bởi sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường. Giống như bất kỳ hàng hóa nào khác, giá Bitcoin sẽ tăng khi nhu cầu (cầu) cao hơn nguồn cung (cung) và giảm khi nhu cầu thấp hơn nguồn cung.
Quá trình halving giảm tốc độ đào Bitcoin theo thời gian và ảnh hưởng đến nguồn cung mới của nó. Dự đoán cho biết sẽ mất khoảng 120 năm để khai thác hết số Bitcoin còn lại.
Đọc thêm: Trader Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Trader Chuyên Nghiệp
Một trong số những điều được nhiều người quan tâm là bitcoin có thực sự an toàn? Để trả lời câu hỏi này Glints đã tổng hợp các thông tin liên quan đến công nghệ, bảo mật và quyền riêng tư của bitcoin để chia sẻ đến bạn, cụ thể:
Bitcoin ra đời dựa trên công nghệ Blockchain, một đột phá quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Blockchain được hình dung như một bảng ghi chép điện tử, lưu trữ thông tin về các giao dịch không có khả năng biến đổi. Thông tin trên Blockchain được phân tán và xác nhận qua nhiều máy tính kết nối với nhau trong một mạng lưới phức tạp.
Không ai hoặc bất kỳ hệ thống nào có thể thay đổi, xóa hoặc ghi đè lên dữ liệu trên Blockchain. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dữ liệu mới chỉ có thể được thêm vào khi có sự đồng thuận từ tất cả các thành viên trong mạng lưới. Một điểm đáng chú ý khác, nhờ vào công nghệ Blockchain, việc truyền tải thông tin không cần sự trung gian, cho phép mọi người chia sẻ thông tin với nhau trên cùng một mạng lưới.
Theo đánh giá, đồng tiền điện tử Bitcoin có mức độ bảo mật rất cao, quá trình xuất hiện và phân phối BTC được thực hiện hoàn toàn tự động dựa trên thuật toán.
Việc xâm nhập vào hệ thống Bitcoin để tấn công và thay đổi số lượng BTC là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Hacker không chỉ cần thâm nhập vào một máy tính đơn lẻ mà còn phải thực hiện quá trình hack vào hơn một nửa số máy tính trong mạng lưới, chiếm ít nhất 51% tổng số máy tính phân tán trên toàn cầu và phải thực hiện điều này đồng thời trong cùng một khoảng thời gian. Do đó, người dùng có thể yên tâm rằng Bitcoin không thể tự động biến mất hoặc bị thay đổi một cách bất thường.
Hơn nữa, mạng lưới Bitcoin được bảo vệ thông qua việc mỗi giao dịch được tạo thành, thông tin sẽ ngay lập tức được ghi lại trên một khối mới. Người tham gia cần giải mã để xác nhận giao dịch, sau đó thông tin được ghi vào sổ cái phân tán trên nhiều máy tính khác nhau.
Quá trình thêm khối mới vào sổ cái yêu cầu sự đồng thuận về tính hợp lệ của khối đó, không thể tự ý xóa hoặc ghi đè lên một khối đã dùng trước đó. Nhờ đó đảm bảo tính toàn vẹn và không thể thay đổi của các giao dịch đã được ghi lại trên Blockchain.
Dưới đây là một số thông tin khác liên quan đến Bitcoin mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về đồng tiền ảo này.
Một vài năm trở lại đây, giá trị Bitcoin đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, mức giá này không phản ánh hoàn toàn giá trị cốt lõi của Bitcoin. Thay vào đó, nó phản ánh quy luật cung cầu trong thị trường. Điều quan trọng là Bitcoin mang lại giá trị nhờ vào công nghệ của nó, là phương pháp thanh toán ngang hàng, loại bỏ bước trung gian khi giao dịch. Đây là một trong những lý do quan trọng mà Bitcoin vẫn tồn tại và được sử dụng.
Hiện nay, tổng số Bitcoin đã tạo ra là 21 triệu và không có ai có thể thay đổi con số này, bao gồm Satoshi Nakamoto – người sáng lập Bitcoin.
Thực tế có khoảng 17 triệu Bitcoin đã được khai thác trên thị trường. Tuy nhiên, số lượng Bitcoin đang lưu hành thực sự ít hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phần Bitcoin bị mất vĩnh viễn do người dùng quên mật khẩu hoặc không thể truy cập vào ví lưu trữ của mình.
Ngoài ra, một số Bitcoin khác bị “đóng băng” và không được dung trong giao dịch hàng ngày. Do đó, số lượng Bitcoin thực trên thị trường có thể ít hơn số lượng đã được khai thác.
Quá trình tạo ra Bitcoin hoàn toàn tự động thông qua mạng máy tính, một hệ thống mà hoạt động của nó dựa trên cơ chế Proof-of-Work (PoW), trong đó các máy tính tham gia đóng vai trò như các đơn vị đào tạo (nodes) để duy trì hoạt động của mạng lưới. Hiện nay, có hai phương thức phổ biến để đào Bitcoin:
Đưa ra quyết định về thời điểm nào là thích hợp để mua Bitcoin đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro mất mát cho tài sản của nhà đầu tư. Thị trường tiền điện tử (Crypto) biến đổi nhanh chóng, với hàng nghìn giao dịch thành công diễn ra chỉ trong vài giây. Vì vậy, để đặt lệnh mua/bán đúng thời điểm, người đầu tư cần tiến hành nghiên cứu và chọn lựa phương pháp phù hợp.
Hiện tại, có một số sàn giao dịch cung cấp những lệnh đặt sẵn như lệnh Giới hạn (Limit), lệnh Thị trường (Market), lệnh Chỉ đăng (Post Only), lệnh Trailing Stop, v.v, giúp bạn dễ dàng xác định mức giá và thời điểm mua hợp lý nhất.
Tuy nhiên, việc quyết định mua Bitcoin vào thời điểm nào còn phụ thuộc vào quá trình phân tích thị trường, tình hình kinh tế và các yếu tố khác. Thông thường, nhà đầu tư nên tiến hành nghiên cứu và hợp tác với các chuyên gia tài chính, hoặc theo dõi những nguồn tin có uy tín, để có cái nhìn toàn diện và đưa ra quyết định phù hợp để mua Bitcoin dựa trên thông tin đáng tin cậy.
Như vậy, bài viết trên của Glints sẽ giúp bạn hiểu được bitcoin là gì và những thông tin chi tiết liên quan đến đồng tiền ảo này. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp đối với bitcoin.
Leave a Reply