×

Blockchain Là Gì? Các Công Việc Liên Quan Đến Blockchain

Ngày đăng: 21/10/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 09/02/2023

Blockchain là gì? Các Công việc liên quan đến Blockchain

Blockchain là thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trong suốt thời gian qua. Mặc dù mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng khái niệm này lại ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới.

Vậy cụ thể Blockchain là gì? Đâu là những ưu và nhược điểm của công nghệ Blockchain đối với cán cân kinh tế toàn cầu? Hãy cùng Glints tìm hiểu về Blockchain thông qua bài viết chi tiết dưới đây!

Blockchain là gì

Đầu tiên, Blockchain là gì? Blockchain là một cơ sở dữ liệu hay nói đơn giản là một “cuốn sổ cái” phân tán được chia sẻ giữa các nút của mạng máy tính.

Hiểu đơn giản hơn, Blockchain là một cơ sở dữ liệu hay một chuỗi khối lưu trữ thông tin điện tử ở định dạng kỹ thuật số. Blockchains phổ biến với vai trò quan trọng của chúng trong các hệ thống tiền điện tử, chẳng hạn như ETH, Dodge Coin hay Bitcoin nhằm duy trì tính phi tập trung và đảm bảo độ an toàn cho các hồ sơ giao dịch. 

Sự đổi mới của blockchain là nó đảm bảo tính trung thực và bảo mật của bản ghi dữ liệu và tạo ra sự tin cậy mà không cần bên thứ ba kiểm chứng. Một điểm khác biệt chính giữa cơ sở dữ liệu truyền thống và blockchain là cách dữ liệu được cấu trúc. Nó bao gồm một chuỗi khối thu thập thông tin với nhau thành các nhóm, được gọi là các khối, chứa các tập hợp thông tin. Các khối có khả năng lưu trữ nhất định và khi được lấp đầy, sẽ được đóng lại và liên kết với khối đã được lấp đầy trước đó, tạo thành một chuỗi dữ liệu đóng. 

Blockchain là những chuỗi khối lưu trữ thông tin điện tử ở định dạng kỹ thuật số
Blockchain là những chuỗi khối lưu trữ thông tin điện tử ở định dạng kỹ thuật số

Công nghệ Blockchain bao gồm những gì

Vậy những thành phần chính của Blockchain là gì? Dựa trên khái niệm trên, bạn có thể chia nhỏ Blockchain thành 3 phần chính:

  • Công nghệ sổ cái phân tán: Tất cả những người tham gia đều có quyền truy cập vào sổ cái phân tán và bản ghi bất biến của nó về các giao dịch. Với sổ cái được chia sẻ này, các giao dịch chỉ được ghi lại một lần, loại bỏ nỗ lực trùng lặp thường thấy của các mạng kinh doanh hay dữ liệu truyền thống.
  • Bản ghi không thay đổi: Sau khi các giao dịch đi ghi nhận và lưu trữ vào sổ cái chung, không một cá nhân nào có thể thay đổi vị trí các Block cũng như giả mạo các chi tiết liên quan đến giao dịch. Nếu bản ghi giao dịch có lỗi, một giao dịch mới phải được thêm vào để sửa lỗi và cả hai giao dịch sau đó đều hiển thị.
  • Hợp đồng thông minh: Là một trong những yếu tố độc đáo và cốt lõi của công nghệ Blockchain. Bạn có thể hiểu các hợp đồng này là một bộ quy tắc chung quy định các chức năng lưu trữ trên Blockchain. Mục đích của chúng chính là tối ưu hoá tốc độ giao dịch cũng như đảm bảo việc thực thi các giao dịch một các tự động. Hợp đồng thông minh có thể xác định các điều kiện để chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm các điều khoản về việc thanh toán bảo hiểm cơ bản và hơn thế nữa.

Đọc thêm: B2B2C Là Gì? Ưu Điểm, Thách Thức Của Mô Hình B2B2C Trong Sản Xuất

Cách thức vận hành của Blockchain

Dựa vào khái niệm trên, chắc hẳn bạn đã mường tượng được Blockchain là gì. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được cách thức vận hành của công nghệ tiên tiến này:

Đầu tiên, khi mỗi giao dịch xảy ra, nó được ghi lại dưới dạng “khối” dữ liệu. Những giao dịch đó cho thấy sự chuyển động của một tài sản có thể là hữu hình (sản phẩm) hoặc vô hình (trí tuệ).

Tiếp theo, mỗi khối được kết nối với những khối trước và sau nó. Các khối này tạo thành một chuỗi dữ liệu khi một tài sản di chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc quyền sở hữu được trao tay. Sau đó, các khối dữ liệu sẽ tự liên kết với nhau nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như ngăn chặn sự thay đổi hay tác động bên ngoài đến dữ liệu trong khối.

Sau cùng, các giao dịch bị chặn cùng nhau trong một chuỗi không thể đảo ngược. Mỗi khối bổ sung tăng cường xác minh khối trước đó và sau đó là toàn bộ Blockchain. Điều này làm cho sự giả mạo của Blockchain trở nên vô cùng khó khăn, mang lại sức mạnh quan trọng là tính bất biến. Tính chất này cũng góp phần loại bỏ khả năng các Block hay dữ liệu gốc bị làm giả bởi tác nhân bên ngoài. Từ đó, tạo ra một mạng lưới giao dịch dựa trên sổ cái điện tử đáng tin cậy dành cho nhiều người dùng với mục đích khác nhau.

Blockchain có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Blockchain có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Ưu và nhược điểm của Blockchain

Tiềm năng của Blockchain là vô tận. Dựa trên các đặc điểm tân tiến cũng như sự phức tạp trong giao thức phi tập trung, Blockchain chính là hình thức lưu trữ hồ sơ và dữ liệu của tương lai. Từ quyền riêng tư của người dùng và bảo mật được nâng cao đến phí xử lý thấp hơn và ít lỗi hơn. Công nghệ Blockchain sẽ đóng vai trò cốt lõi trong thế giới tài chính trong tương lai không xa. Tuy nhiên, như bao loại công nghệ khác, nó cũng đồng thời sở hữu ưu và nhược điểm riêng của mình.

Ưu điểm của công nghệ Blockchain:

  • Hạn chế và loại bỏ sự tham gia của con người vào quá trình lưu trữ, xác minh thanh khoản từ đó cải thiện tính chính xác và độ uy tín của giao dịch.
  • Giảm thiểu chi phí đến mức tối đa 
  • Giảm thiểu đến mức tối đa khả năng giả mạo dựa trên tính chất phi tập trung của các khối dữ liệu
  • Đảm bảo các giao dịch diễn ra một cách an toàn và hiệu quả
  • Tính minh bạch của công nghệ nền tảng
  • Đem lại nhiều giải pháp thay thế hiệu quả, an toàn cho các ngân hàng trong việc bảo mật thông tin khách hàng

Nhược điểm của công nghệ Blockchain:

  • Quá trình khai thác Bitcoin tốn nhiều thời gian và chi phí liên quan
  • Có tiền sử liên quan đến các hoạt động phi pháp trên Internet như web đen, cờ bạc trái phép
  • Quy định thay đổi tùy theo thẩm quyền và vẫn không có chắc chắn hay ổn định trong giao thức giao dịch
  • Giới hạn lưu trữ dữ liệu
  • Chưa được nhiều quốc gia công nhận một cách hợp pháp

Ứng dụng của Blockchain trong đời sống, kinh tế và xã hội

  • Xử lý thanh toán và chuyển tiền: Các giao dịch được xử lý qua Blockchain có thể được giải quyết trong vòng vài giây và giảm (hoặc loại bỏ) phí chuyển khoản ngân hàng.
  • Giám sát chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp có thể xác định sự thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng của họ một cách nhanh chóng
  • Ứng dụng Blockchain cho các ID kỹ thuật số: Microsoft đang thử nghiệm công nghệ Blockchain để giúp mọi người kiểm soát danh tính kỹ thuật số của họ, đồng thời cho phép người dùng kiểm soát những ai truy cập vào dữ liệu đó.
  • Chia sẻ dữ liệu: Blockchain có thể hoạt động như một trung gian để lưu trữ và di chuyển dữ liệu của doanh nghiệp giữa các ngành một cách an toàn.
  • Bảo vệ bản quyền và tiền bản quyền: Blockchain có thể được sử dụng để tạo cơ sở dữ liệu phi tập trung đảm bảo các nghệ sĩ duy trì quyền âm nhạc.
  • Quản lý mạng Internet: Blockchain có thể trở thành cơ quan quản lý mạng để xác định các thiết bị được kết nối với mạng không dây, giám sát hoạt động của các thiết bị và xác định mức độ đáng tin cậy của các thiết bị đó.
  • Chăm sóc sức khỏe: Người dùng và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang sử dụng Blockchain để quản lý dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và hồ sơ y tế điện tử trong khi duy trì tuân thủ quy định về bảo mật thông tin cá nhân.

Các công việc liên quan đến Blockchain

Khi việc ứng dụng công nghệ Blockchain ngày càng tăng, nhu cầu về các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực này cũng sẽ tăng theo. Dưới đây là một số công việc liên quan đến Blockchain được yêu cầu nhiều nhất:

  • Nhà phát triển và lập trình Blockchain: Các nhà lập trình Blockchain chịu trách nhiệm phát triển và duy trì các ứng dụng Blockchain. Họ cần có hiểu biết sâu rộng về mật mã, hệ thống phân tán và lập trình hợp đồng thông minh.
  • Kỹ sư Blockchain: Các kỹ sư Blockchain chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai các giải pháp Blockchain. Họ phải có hiểu biết sâu rộng về các hệ thống phân tán, mật mã và khoa học máy tính.
  • Kiến trúc sư Blockchain: Các kiến ​​trúc sư Blockchain chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai các giải pháp liên quan đến Blockchain. Tốt nhất là bạn nên có hiểu biết vững chắc về các hệ thống phân tán, mật mã và khoa học máy tính.
  • Quản lý dự án Blockchain: Các nhà quản lý dự án Blockchain chịu trách nhiệm dẫn dắt và điều phối các dự án Blockchain. Họ phải có kinh nghiệm với các hệ thống phân tán, mật mã và quản lý dự án.
  • Nhà tư vấn chuỗi khối: Các nhà tư vấn Blockchain có trách nhiệm cung cấp lời khuyên và hướng dẫn về các dự án Blockchain. Họ cần có hiểu biết sâu rộng về các hệ thống phân tán, mật mã và kinh doanh.
Các công việc liên quan đến Blockchain được yêu cầu rất nhiều hiện nay
Các công việc liên quan đến Blockchain được yêu cầu rất nhiều hiện nay

Đọc thêm: Database Developer Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Database Developer

Lời kết

Vậy là bạn đã cùng Glints tìm hiểu tất tần tật về Blockchain là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề trên, hãy điền ngay vào phần comment để chúng mình có thể giải đáp trong thời gian sớm nhất. Glints sẽ còn quay trở lại với nhiều content thú vị hơn nữa liên quan đến Blockchain, hãy cùng đón chờ nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X