×

Advertiser Là Gì? Chi Tiết Cách Thu Lợi Nhuận Của Nghề Advertiser

Ngày đăng: 29/06/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/10/2022

Advertiser là gì? Câu hỏi được nhiều người đặt ra khi quảng cáo dần trở thành một phần không thể thiếu để thúc đẩy doanh số bán. Vậy để tìm hiểu Advertiser là gì, mô tả công việc, và cách thu lợi nhuận của Advertiser là gì? Hãy cùng Glints tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Advertiser là gì?

Ta có 2 khái niệm tồn tại song song: Advertiser và Publisher. Nếu như Advertiser là là bên có sản phẩm/dịch vụ cần bán, Publisher có thể hiểu nôm na là bên cung cấp dịch vụ giúp quảng bá sản phẩm của Advertiser.

Tùy theo doanh nghiệp sẽ có những tên gọi khác cho Advertiser, ví dụ như vendor, provider hay merchant. Trong mối quan hệ giữa Advertiser và Consumer thì Publisher chính là cầu nối giữa 2 bên, mang sản phẩm từ Advertiser đến cho những Consumer có nhu cầu.

Giả sử, một công ty kinh doanh A có sản phẩm và nhu cầu quảng bá sản phẩm đó, ta gọi đó là Advertiser. Song song đó, các doanh nghiệp/cá nhân quảng cáo sản phẩm đến người dùng gọi là Publisher.

Advertiser hợp tác với Publisher như thế nào?

Thông thường, để đạt được doanh thu, lợi nhuận và số lượng khách hàng như KPI đề ra, các Advertiser sẽ trả phí trực tiếp cho Publishers. Thế nhưng, từng Publisher có những quy định và mức phí khác nhau nên phát sinh trở ngại về thời gian và chi phí.

Trong những năm trở lại đây, Advertiser thường sử dụng Affiliate Network để thay thế. Bởi số lượng lớn Publisher; đa dạng dịch vụ chăm sóc khách hàng và quản lý hiệu suất; tiết kiệm thời gian.

Với những điểm nổi trội và lợi ích có được từ Affiliate Network, cách hợp tác và làm việc của Publisher và Advertiser là gì?

Để trả lời được câu hỏi đó, chúng ta cần hiểu rõ được Affiliate Network là trung gian của Publisher và Advertiser. Từ đó, Affiliate Network cung cấp nền tảng để phát triển quảng bá, quản lý hiệu suất, thu chi thanh toán…

lợi nhuận advertiser
Advertiser hợp tác với Affiliate Network để là việc và kiếm thu nhập.

Advertiser thu lợi nhuận như thế nào trong sơ đồ Affiliate?

Sau khi đã nắm rõ về Advertiser là gì, cùng Glints điểm qua một số thông tin về lợi nhuận của Advertiser nhé!

Như đã đề cập từ trước, Advertiser sẽ thu doanh thu dựa vào số sản phẩm được Publisher bán ra thành công. Các Advertiser thường chú tâm đến tỉ lệ hoàn vốn để có thể đánh giá được lợi nhuận dự kiến mà Advertiser có thể đạt được, tương ứng với số chi phí mà họ bỏ ra.

Các hình thức thu lợi nhuận

Gọi là “thu lợi nhuận”, nhưng cách tính cơ bản dưới đây chủ yếu xoay quanh chi phí mà Advertiser phải chi trả cho Publisher. Bởi Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí, thế nên phần lợi nhuận mà Advertiser nhận được chính bằng Doanh thu Publisher mang về trừ cho Chi phí phải trả.

Hiện nay, các Publisher và Advertiser hầu như đều tính chi phí dựa trên hoạt động của người dùng, gọi là CPA (Cost Per Action). Bên dưới CPA được chia làm nhiều nhóm nhỏ hình thức khác, ví dụ:

  • Cost Per Qualified Lead (CPQL): Chi phí được trả mỗi khi người dùng để lại thông tin hoặc thật sự có hứng thú với sản phẩm,
  • Cost Per Install (CPI): Chi phí được chi trả cho mỗi người dùng thực hiện tải và cài đặt. Hình thức này thường được áp dụng cho các sản phẩm là phần mềm, ứng dụng…
  • Cost Per Register (CPR): Chi phí được trả cho mỗi lần người dùng đăng ký tài khoản. Hình thức chi trả này có giá trị hơn cả CPI.
  • Cost Per Sales (CPS): Chi phí được trả cho mỗi sản phẩm được bán thành công.

Các dạng chi phí đi theo hướng Cost Per Action đều sẽ được thống kê và kiểm soát trên các Affiliate Network. Nhờ thế, Advertise có thể dễ dàng theo dõi và quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận của mình.

cost per action advertiser
Hình thức thu lợi nhuận của Advertiser được tính trên Cost Per Action (CPA).

Đọc thêm: Branding Marketing Là Gì? Tất Tần Tật Về Làm Brand Marketing

Quá trình thu lợi nhuận

Những hoạt động (action) của người dùng thực hiện có thể mang lại lợi nhuận cho Advertiser là gì? Cùng Glints theo dõi hành trình trải nghiệm của người dùng. Và đâu là những bước có thể giúp Publisher thu được doanh thu về cho Advertiser?

Theo thứ tự các bước hoạt động của khách hàng, ta có quy trình thanh toán và thu lợi nhuận của Advertiser như sau:

  • Khách hàng truy cập vào đường link của Publisher (website, mạng xã hội, diễn đàn…)
  • Đường link có cài đặt hệ thống theo dõi sẽ lưu dữ liệu và thống kê tỷ lệ chuyển đổi và các thông tin cần thiết trong tương lai.
  • Khách hàng thực hiện các hoạt động (Action) đều có khả năng quy đổi thành CPA (thời gian trải nghiệm lâu, tải ứng dụng, đăng ký, để lại thông tin, mua sắm,…)
  • Publisher tổng kết và trình bày số liệu, nhận xét về lượng hàng và doanh thu của Advertiser.
  • Advertiser xem xét, kiểm duyệt và xác nhận sẽ chi trả theo thỏa thuận.
  • Advertiser thực hiện thanh toán như chi phí đã xác nhận.

Cách để Advertiser tận dụng tốt Affiliate Marketing

Sau khi đã nắm chắc các khái niệm Advertiser là gì, ta cần tìm hiểu cách: làm thế nào để Advertiser tận dụng Affiliate Marketing một cách hiệu quả. Có một số cách cơ bản để Advertiser tận dụng và hoàn thiện quy trình sử dụng Affiliate Marketing như sau:

Sử dụng nhiều Publishers

Thay vì phải tìm kiểm lẻ tẻ từng Publisher trên các cộng đồng, hội nhóm… việc xây dựng một đội ngũ Publisher lớn mạnh là ưu tiên hàng đầu hiện nay.

Affiliate Marketing là một trong những giải pháp vô cùng hợp lý: đa dạng nền tảng quảng cáo, kiểm duyệt tốt, chất lượng, dễ dàng mở rồi và tiếp cận đối tượng khách hàng.

Luôn kiểm tra và làm mới sản phẩm/dịch vụ của mình

Đây là việc làm không chỉ truyền thống mà còn vô cùng phù hợp giữa thế hệ hiện đại ngày nay. Nâng cao chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố giúp người dùng dễ dàng quay lại hoặc tin tưởng mua những món đồ có giá trị hơn.

Để làm được điều này, các Advertiser cần chú trọng hơn đến phản hồi của khách hàng và những yếu tố xảy ra xung quanh.

Xác định nguồn traffic khách hàng tốt nhất

Bởi như đã đề cập ở các phần trước, các Affiliate Link/website đều có khả năng theo dõi tỷ lệ chuyển đổi của đơn hàng.

Từ đó, các Advertiser cần có phương pháp theo dõi và hiệu quả nhất. Tránh nhận định sai lệch làm mất đi cơ hội và doanh số trong tương lai.

Advertiser vs. Consumer

Kết luận

Dù có trở thành Advertiser hay Publisher, bạn cũng cần có một óc quan sát và phân tích nhạy bén để có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Cùng Glints theo dõi những bài viết tiếp theo để dễ dàng định hướng con đường sự nghiệp bạn nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.3 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X