×

ADHD Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Kiểm Soát Bệnh ADHD Hiệu Quả

Ngày đăng: 01/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 04/11/2023

adhd-la-gi

 ADHD là chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý ở người trưởng thành và trẻ nhỏ. Đây được cho là một kiểu rối loạn bao gồm sự kết hợp của nhiều vấn đề khác nhau như hiếu động quá mức, khó tập trung và bốc đồng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ADHD là gì? Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng như thế nào và làm sao để kiểm soát được bệnh ADHD hiệu quả? Tất tần tật sẽ được trả lời ngay sau đây. Hãy dành thời gian để cùng Glints tìm hiểu nhé! 

1. ADHD là gì?

ADHD là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở người lớn. Nó thường được chẩn đoán lần đầu tiên ở thời thơ ấu và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Người lớn bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc chú ý, không kiểm soát các hành vi bốc đồng (có thể hành động mà không nghĩ đến hậu quả) hoặc hoạt động quá mức.

  • ADHD được coi là một chứng rối loạn mãn tính gây suy nhược và có tác động đến nhiều mặt trong cuộc sống bao gồm: thành tích học tập, nghề nghiệp, mối quan hệ giữa các cá nhân và hoạt động hàng ngày. 

ADHD có thể dẫn đến lòng tự trọng và chức năng xã hội kém ở người lớn khi không được điều trị thích hợp. Người trưởng thành mắc ADHD có thể khiến người bệnh cảm thấy bản thân kém giá trị, nhạy cảm với những lời chỉ trích.

hoi-chung-adhd-la-gi
Hội chứng ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý)

Đọc thêm: Rối Loạn Lưỡng Cực Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

2. Dấu hiệu và triệu chứng của ADHD

Một số triệu chứng của người tăng động giảm chú ý khi lớn lên sẽ giảm dần, một số khác ngược lại tiếp tục mang các triệu chứng chính của bệnh, gây cản trở cuộc sống hàng ngày. Ở người lớn, triệu chứng chính của ADHD bao gồm: khó chú ý, bồn chồn và bốc đồng. Các triệu chứng này có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng dần. 

Những người lớn bị ADHD thường sẽ không biết họ mắc bệnh, họ chỉ biết công việc hàng ngày có rất nhiều thách thức. Triệu chứng ở người lớn bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, cụ thể như: 

  • Khó tập trung vào công việc
  • Không biết cách sắp xếp công việc nào cần ưu tiên làm trước dẫn đến chậm deadline
  • Thường xuyên quên các cuộc họp hoặc kế hoạch đặt ra. 

Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể đối với người lớn bị ADHD mà bạn có thể tham khảo:

  • Có tính bốc đồng 
  • Không thể tuân thủ và sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
  • Khả năng quản lý thời gian kém 
  • Hay gặp vấn đề trong việc tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể
  • Gặp rắc rối khi được phân quá nhiều đầu việc cùng một lúc
  • Tinh thần bồn chồn, năng động thái quá
  • Kém trong việc tổ chức kế hoạch
  • Không có khả năng chịu đựng cảm giác thất vọng
  • Tâm trạng thất thường
  • Thường xuyên gặp vấn đề trong suốt quá trình làm việc
  • Nóng tính, căng thẳng

Các triệu chứng của ADHD gần giống với các biểu hiện của việc lo lắng, rối loạn khí sắc/ Những người mắc ADHD cũng có các rối loạn kèm theo như lo lắng, trầm cảm, kiến cho bệnh khó được chẩn đoán đúng. 

ADHD chỉ được bác sĩ điều trị chẩn đoán khi các triệu chứng nghiêm trọng, gây ra nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên giống với tình trạng hiện tại của bạn thì hãy đi khám ADHD ngay lập tức để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bởi người lớn bị ADHD sẽ khiến cho bản thân giảm chú ý, khó tập trung và sắp xếp công việc ưu tiên.

3. Các loại ADHD

ADHD có ba cách khác nhau, tùy thuộc vào loại triệu chứng nào mạnh nhất ở từng cá nhân:

  • Thiếu chú ý: Cá nhân khó tổ chức hoặc hoàn thành một nhiệm vụ, không chú ý đến chi tiết hoặc làm theo hướng dẫn, cuộc trò chuyện. Người ADHD còn dễ bị phân tâm hoặc quên các chi tiết của thói quen hàng ngày.
  • Hiếu động-bốc đồng: Cá nhân cảm thấy bồn chồn và gặp rắc rối với tính bốc đồng. Một người bốc đồng có thể ngắt lời người khác nhiều, cướp đồ của người khác hoặc nói vào những thời điểm không thích hợp. Người đó khó có thể chờ đến lượt mình hoặc nghe chỉ đường. Một người bốc đồng có thể gặp nhiều tai nạn và thương tích hơn những người khác.
  • Biểu hiện kết hợp: Các triệu chứng của hai loại trên đều hiện diện như nhau ở người lớn.

Vì các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian nên biểu hiện cũng có thể thay đổi theo thời gian.

4. Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra ADHD vẫn chưa được biết rõ, nhưng nghiên cứu hiện tại cho thấy di truyền đóng một vai trò quan trọng. Các nghiên cứu gần đây liên kết các yếu tố di truyền, môi trường với các vấn đề trong quá trình phát triển với ADHD, cụ thể:

  • Di truyền học: ADHD có tính chất di truyền trong nhiều gia đình, thông qua các nghiên cứu đã cho thấy gen là một yếu tố gây bệnh ADHD.
  • Môi trường sống: Môi trường cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ ADHD, cụ thể như tiếp xúc với chì khi còn nhỏ. 
  • Trong quá trình phát triển: Một số vấn đề xảy ra với hệ thống thần kinh trung ương vào những thời điểm quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Ngoài di truyền, môi trường và vấn đề trong quá trình phát triển các nhà khoa học đang nghiên cứu các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Chấn thương sọ não
  • Sử dụng rượu và thuốc lá khi mang thai
  • Cân nặng khi sinh thấp

5. Chẩn đoán ADHD

Triệu chứng ADHD ở trẻ thường dễ phát hiện hơn ở người lớn. Do đó để chẩn đoán được có mắt ADHD không người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm sau đây:

  • Khám thực thể: Giúp loại bỏ những nguyên nhân khác có các triệu chứng tương tự.
  • Tổng hợp thông tin: Bạn sẽ được hỏi về các vấn đề sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh của bản thân, gia đình và tiền sử xuất hiện các triệu chứng bệnh.
  • Sử dụng thang đánh giá ADHD hoặc bài kiểm tra tâm lý: Thu thập, đánh giá thông tin về các triệu chứng bạn đang mắc phải. 

6. Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý

ADHD ở người lớn sẽ thuyên giảm nếu điều trị đúng cách. Hiện nay các phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho người lớn bao gồm: giáo dục, thuốc, đào tạo kỹ năng và tư vấn tâm lý. Việc kết hợp với nhiều phương pháp điều trị sẽ đem lại kết quả cao hơn, giúp các triệu chứng kiểm soát tốt. 

6.1 Sử dụng thuốc

Trước khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra những lợi ích và rủi ro của từng loại thuốc để bạn hiểu rõ hơn khi sử dụng.

  • Thuốc kích thích: Bao gồm các loại thuốc methylphenidate hoặc amphetamine, đây là những loại thuốc được kê theo toa cho những người bị tăng động giảm chú ý. Các chất kích thích được dùng để làm tăng và cân bằng mức độ của các hóa chất não được gọi là dẫn truyền thần kinh. 
  • Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc không kích thích được điều trị ADHD như: atomoxetine, guanfacine và một số loại thuốc chống trầm cẩm như bupropion. Mặc dù tác dụng của các loại thuốc này chậm hơn các thuốc kích thích nhưng đây là sự lựa chọn tốt để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Tùy vào từng người mà thuốc và liều lượng điều trị sẽ có sự khác nhau, vì vậy bạn có thể mất một khoảng thời gian nhất định để tìm ra loại thuốc phù hợp với mình. 

Đặc biệt, cần nghe theo chỉ định của bác sĩ, không được dùng các loại thực phẩm chức năng/thuốc không rõ nguồn gốc.

Đọc thêm: Top 16 Ứng Dụng Theo Dõi Sức Khỏe Hữu Ích Bạn Nên Có Trên Điện Thoại Ngay!

6.2 Tư vấn tâm lý

Phương pháp tư vấn tâm lý sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ADHD của mình theo chiều hướng tốt hơn, cụ thể:

  • Giúp bạn biết cách quản lý thời gian và tổ chức
  • Hạn chế được các hành vi bốc đồng xảy ra trong công việc
  • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn 
  • Cải thiện lòng tự trọng của mình theo chiều hướng tích cực
  • Biết được cách cải thiện mối quan hệ với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
  • Biết cách kiểm soát cơn giận của bản thân

Các loại điều trị bằng phương pháp tư vấn tâm lý hiện nay được áp dụng cho người ADHD bao gồm:

  • Điều trị hành vi nhận thức: Đây là loại tâm lý triệu liệu giúp bạn thay đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, nhờ đó bạn có thể đối phó với các thách thức trong cuộc sống dễ dàng hơn.
  • Tư vấn hôn nhân và trị liệu gia đình: Loại trị liệu tâm lý này sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình đối với sự căng thẳng dễ dàng khi sống với người bị ADHD

6.3 Điều trị các vấn đề liên quan đến mối quan hệ xã hội

Phương pháp điều trị tập trung vào vấn đề sẽ giúp bạn theo dõi hành vi của bản thân, cải thiện giao tiếp và phát triển các kỹ năng giải quyết xung đột và vấn đề. 

Lời kết

Bài viết trên của Glints đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về “ADHD là gì?”. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn khác về những người không may bị ADHD, từ đó biết cách giúp đỡ họ trong công việc và cuộc sống.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X