×

5 Giai Đoạn Đau Buồn – Cách Để Xoa Dịu Nỗi Đau Mất Mát

Ngày đăng: 03/11/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/11/2023

5 giai đoạn đau buồn

Có những giai đoạn đau buồn nào? Làm thế nào để đối mặt với sự mất mát một cách nhẹ nhàng? Trên thực tế, thật khó để tránh khỏi những điều khiến chúng ta phải đau lòng, thứ chúng ta có thể làm là làm sao để đối mặt và giảm thiểu tác động của nó đến bản thân mình. Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn 5 giai đoạn đau buồn, cũng như cách để xoa dịu nỗi đau mất mát tích cực nhất.

1. Tìm hiểu về mô hình đường cong thay đổi Kubler-ross

Mô hình đường cong thay đổi của Kubler-Ross được dùng để chỉ cách các bệnh nhân mắc bệnh nan y đối mặt với tử thần. Sau này, mô hình Kubler-Ross được điều chỉnh để mô tả các giai đoạn mà con người trải qua trong quá trình mất mát, cũng như các tình huống thay đổi toàn diện cuộc sống của họ.

5 giai đoạn của đau buồn
Mô hình đường cong thay đổi của Kubler-Ross

Đường cong thay đổi Kubler Ross cho phép con người hiểu được cảm xúc, phản ứng và hành vi của mình bị tác động ra sao khi trải qua những thay đổi trong vòng đời của bản thân.

Đọc thêm: Emotional Baggage: Cách Bỏ Lại Gánh Nặng Cảm Xúc Khi Có Quá Nhiều Trĩu Nặng Trên Vai

2. 5 giai đoạn đau buồn

Theo mô hình chu kỳ thay đổi của Kubler – Ross, con người trải qua 5 giai đoạn của sự đau buồn theo thứ tự như sau: Chối bỏ, Tức giận, Thương lượng, Chán nản, Chấp nhận. 

2.1 Chối bỏ

Khi đối mặt với một nỗi đau, mất mát đột ngột, con người thường có xu hướng chối bỏ sự thật này. Điều này giúp họ giảm bớt đau thương. 

Trong giai đoạn này, con người bắt đầu nhìn nhận về những trải nghiệm mà họ đã từng có, làm thế nào để bản thân có thể tiếp tục sống tốt. 

Sự chối bỏ ở đây không mang ý nghĩa chối bỏ hoàn toàn, mà cho thấy bản thân họ đang cố gắng tiếp nhận sự thật này một cách rõ nét hơn.

2.2 Tức giận

Đối mặt với quá nhiều điều tiêu cực, tức giận là một giải pháp duy nhất mà bản thân con người có thể cho phép họ giải tỏa phần nào áp lực đè nén, nỗi đau ập đến bất ngờ. Họ biểu lộ cảm xúc một cách tự do, không quan tâm đến sự đánh giá của mọi người xung quanh.

Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Kiểm Soát Cảm Xúc TIÊU CỰC Tốt Hơn

2.3 Thương lượng

Thương lương, thỏa hiệp với hy vọng nỗi đau này không có thật. Chúng ta hứa rằng, bản thân sẽ chịu đánh đổi một thứ gì đó để đổi lại nỗi đau này không xảy ra.

Trong giai đoạn này, con người cảm nhận được sự hối hận của bản thân, nhìn về những điều mà mình chưa thể thực hiện được, hay ước rằng mình chưa từng làm như vậy.

2.4 Chán nản

Lúc này, sự tức giận, chối bỏ, thỏa hiệp đang dần lắng xuống, con người đang dần chấp nhận sự thật. Họ cảm nhận nỗi mất mát này một cách mạnh mẽ hơn, cảm xúc của họ dâng trào và khó trốn tránh hơn bao giờ hết.

5 giai đoạn của sự đau buồn
Tìm hiểu về 5 giai đoạn của sự đau buồn

Sự thất vọng, chán nản là một biểu hiện quen thuộc, giống như một phần cần thiết cho quá trình chữa lành của chính họ. 

2.5 Chấp nhận

Một khi không thể chối bỏ sự thật được nữa, con người buộc phải chấp nhận với nỗi đau mà họ phải đối mặt. Họ cảm thấy đau buồn, hối hận nhưng những cảm xúc ở các giai đoạn trước không còn xuất hiện nữa. 

Bản thân họ lại tiếp tục cuộc sống của mình, nhưng họ sẽ nhìn nhận về những điều mà bản thân cần thay đổi để có một cuộc sống tốt hơn. 

Các giai đoạn nỗi đau này có thể không xuất hiện như đúng trình tự, hay khoảng thời gian nhất định. Đôi khi nó có thể xuất hiện chồng chéo trước khi tâm lý và cảm xúc được giải quyết tạm ổn ở một mức độ nhất định.

Mỗi người sẽ có khả năng và cách đối mặt, chịu đựng nỗi đau khác nhau. Sự mất mát, đau thương trong cuộc sống là những vấn đề khó có thể tránh khỏi, điều này đòi hỏi chúng ta nên dành một khoảng thời gian vừa đủ và loại bỏ những kỳ vọng về cách bản thân mình đối mặt với nỗi đau.

Đọc thêm: Sự Khác Biệt Giữa Người Thành Công Và Người Thất Bại

3. Cách xoa dịu nỗi đau mất mát

Trong phần dưới đây, Glints sẽ gợi ý đến bạn một vài cách giúp bạn có thể xoa dịu nỗi đau nhẹ nhàng hơn:

  • Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân quen: Họ giống như là một bờ vai vững chắc để bạn tựa vào và từng bước vượt qua nỗi đau này.
  • Đối diện với cảm xúc của bản thân: Thay vì cố gắng kìm nén, hãy mạnh mẽ đối diện và chấp nhận với nó. Khi nỗi đau bị giữ trong lòng quá lâu có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. 
  • Chăm sóc sức khỏe của bản thân: Bạn biết đấy, giữa thể chất và tâm hồn luôn có một sợi dây quan hệ với nhau. Khi thể chất tốt, cảm xúc của bạn cũng sẽ được cải thiện. Mặc dù bạn đang rất đau buồn về một sự kiện vừa diễn ra nhưng hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe của bản thân mình nhé. Đừng cố lạm dụng các chất kích thích để quên đi thực tại. 
5 stages of grief
Cách xoa dịu nỗi đau mất mát

Đọc thêm: Nên Làm Gì Khi Đối Mặt Với Thất Bại?

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về 5 giai đoạn đau buồn mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích, mong rằng bạn sẽ biết cách đối mặt và vượt qua nỗi buồn một cách thật mạnh mẽ.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X