×

5 Thủ Thuật Xây Dựng LinkedIn Bạn Có Thể Chưa Biết

Ngày đăng: 17/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 17/11/2022

laptop đặt trên bàn gỗ cùng tách trà

LinkedIn là một trong những nền tảng kết nối và xây dựng sự nghiệp phổ biến nhất hiện tại. Với nền tảng này, chúng ta có thể tìm các cơ hội việc làm, thậm chí là cơ hội quảng bá, tiếp thị cho doanh nghiệp.

Sự đa dạng chứng tỏ những tiềm năng bạn nên khai phá trên LinkedIn. Và bạn cần biết cách xây dựng LinkedIn của bạn để không bỏ qua cơ hội cho riêng mình và tập thể chung.

LinkedIn và những con số biết nói

Trước khi bắt đầu bài viết này, hãy cùng Glints nhìn lại những con số ấn tượng theo báo cáo của Kinsta tính đến ngày 29/5/2019:

  • LinkedIn chính thức có 830 triệu người dùng ở hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới.
  • Hơn 90% nhà tuyển dụng chọn LinkedIn là kênh tuyển dụng đầu tiên để tìm kiếm ứng viên.
  • 44% người sử dụng LinkedIn kiếm hơn 75.000 USD mỗi năm.

Với những số liệu này, LinkedIn xứng đáng nhận ngay một điểm cộng thật lớn và trở thành cộng sự cùng bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Giờ thì cùng Glints đến ngay với phần quan trọng nhất của bài viết này.

Đọc thêm: Cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội

Nhớ nằm lòng bí kíp tạo dựng hồ sơ LinkedIn được săn đón

Bên cạnh chức năng tạo tài khoản để cập nhật học vấn và kinh nghiệm làm việc, LinkedIn còn là kho dữ liệu đầy hữu ích với các bài chia sẻ từ chuyên gia nhân sự; hoặc những cá nhân có cùng lĩnh vực chuyên môn với bạn.

Điều này góp phần không nhỏ giúp bạn tích lũy kiến thức để phục vụ kế hoạch sự nghiệp lâu dài. Thêm nữa, LinkedIn lưu giữ cả thông tin tuyển dụng lẫn tìm việc; bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ngay khi truy cập trang của công ty hay nhà tuyển dụng. 

Bạn nên làm thế nào để LinkedIn đạt tối đa công dụng? Cùng điểm qua những cách xây dựng LinkedIn sau.

cách xây dựng LinkedIn
LinkedIn có những con số thống kê rất ấn tượng.

Cập nhật đúng và đầy đủ thông tin cơ bản

Nếu ví việc tạo dựng hồ sơ như xây dựng một ngôi nhà, thì các thông tin cơ bản như họ tên; mục tiêu nghề nghiệp; học vấn; kinh nghiệm làm việc và kỹ năng nổi bật là nền móng quan trọng.

Trong đó, kinh nghiệm và kỹ năng sẽ là yếu tố chủ chốt mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng chú ý đến. Gợi ý hay cho bạn ở những phần này là:

  • Kinh nghiệm làm việc: Bạn chỉ nên liệt kê thông tin của 4 công ty gần nhất theo cấu trúc: Tên công ty – Title của bạn – Công việc đã làm hay dự án thành công.
  • Kỹ năng nổi bật: Ưu tiên các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực, công việc đang ứng tuyển.

Tiếp đến, việc chọn một bức ảnh đẹp cho hồ sơ như cách bạn chọn màu sơn cho nhà và cổng chính. Ưu tiên bức ảnh có tác phong chuyên nghiệp, bạn nhé!

Đưa cá tính của bạn vào đoạn tóm tắt bản thân

Phần tóm tắt (summary) sẽ là lời chào đầu tiên khi ai đó ghé thăm ngôi nhà LinkedIn của bạn. Tại đây, bạn nên chia sẻ một cách tổng quan về những đặc điểm nổi bật của bản thân. Bạn cũng có thể nhắc đến một chút về sở thích liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp bạn đang theo đuổi.

Đọc thêm: Cách Sử Dụng LinkedIn: Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản & Mẹo Sử Dụng Hiệu Quả

Tối ưu hóa hồ sơ với từ khóa

Hầu hết các công ty hiện nay đều sử dụng hệ thống chọn lọc CV tự động. Nhờ đó, từ vài nghìn hồ sơ chỉ còn 5 – 10 bộ đến tay nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng.

Việc chèn những từ khóa liên quan đến vị trí ứng tuyển sẽ giúp gia tăng cơ hội tiếp cận nhà tuyển dụng hơn trước. 

Chẳng hạn, nếu bạn đang tìm kiếm công việc liên quan đến Marketing thì các từ khóa được ưu tiên sẽ là Marketing executive, Content marketing; v.v.

Hay với những ai yêu thích công việc Thiết kế, các cụm từ được nhắc đến nên là Design, Photoshop, AI, InDesign, Concept, v.v.

Hoặc bạn theo nghề nghiệp Công nghệ thông tin thì các từ khóa sẽ là Developer, IT, Engineer; v.v.

Một tiêu đề thu hút

Tiêu đề trên LinkedIn chính là khoảng trống để ghi chú ngay dưới tên của bạn. Đây sẽ là điểm giao tiếp đầu tiên với nhà tuyển dụng; là yếu tố quyết định việc ghé thăm hồ sơ của bạn.

Do đó, hãy chọn cho mình một tiêu đề phù hợp giúp bạn nổi bật. Chẳng hạn, ứng viên đang tìm việc có thể đặt là “Available for new opportunities”; hoặc ghi cụ thể nghề nghiệp và nơi bạn muốn làm việc như “Senior Marketer Looking to work for a Local Brand”.

Chia sẻ bài viết liên quan đến lĩnh vực chuyên môn

Tương tự như Facebook, LinkedIn có chức năng chia sẻ (share) bài viết về trang của bạn. Hãy chia sẻ những bài viết có chủ đề liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp đam mê; cũng là cách giúp nhà tuyển dụng tiếp cận bạn dễ dàng hơn.

Để giúp bạn thành công với hành trình tìm việc; bên cạnh LinkedIn; bạn cũng cần trau dồi kiến thức và kỹ năng để phát triển bản thân tốt hơn và chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm.

Đừng quên ghé thăm Glints tại đây để khám phá hàng ngàn cơ hội việc làm với tất cả ngành nghề hot nhất hiện nay bạn nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.3 / 5. Lượt đánh giá: 7

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X