×

VFX Là Gì? Chân Dung VFX Artist Tiềm Năng

Ngày đăng: 30/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/09/2023

Đã khi nào bạn tò mò về các thước phim về các nhân vật siêu anh hùng được tạo ra như thế nào chưa? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ cho bạn một vị trí công việc quan trọng trong việc tạo ra những thước phim ấn tượng và chân thực, đó chính là VFX artist. Vậy VFX là gì? Cùng Glints tìm hiểu nhé.

1. VFX là gì?

VFX là viết tắt của từ gì? VFX hay visual effects là việc thêm các hiệu ứng vào video/hình ảnh để nâng chất lượng, cũng như tính sống động của video và hình ảnh.

VFX đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những cảnh quay khó, không thể thực hiện ngoài đời thực, hoặc chi phí thực hiện quá tốn kém, gây nguy hiểm cho đoàn phim, v.v.

vfx là gì
VFX có nghĩa là visual effects.

2. VFX Artist làm gì?

Sau khi đã biết về VFX là gì? Trong phần này, Glints sẽ bật mí cho bạn khái niệm VFX artist là gì? 

Theo đó, VFX artist là người tạo ra hình ảnh chân thực bằng các công cụ kỹ thuật số. Họ tích hợp các hiệu ứng vào hành động trực tiếp trong phim, truyền hình, và trò chơi điện tử, v.v nhằm tạo cho người xem cảm giác chân thực và hấp dẫn nhất.

VFX artist sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ sau:

  • Tạo ra chất lượng hình ảnh và video tốt nhất
  • Lên ý tưởng và thiết kế ra những hiệu ứng đặc biệt
  • Làm việc với nhà sản xuất, nhà giám sát để theo dõi và quản lý tiến độ công việc của từng bộ phận
  • Tổ chức các cuộc họp hàng ngày, ghi chép và theo dõi các thông tin quan trọng
  • Truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả tới các thành viên trong team
  • Giám sát việc cung cấp nội dung đến khách hàng ở các giai đoạn
  • Quản lý các nội dung chỉnh sửa với bộ phận biên tập
VFX artist là gì
Công việc của VFX artist là gì?

3. Vai trò của VFX trong ngành công nghiệp hậu kỳ

Để có được một bộ phim điện ảnh bom tấn hoành tráng, một bộ phim khoa học viễn tưởng hấp dẫn, hay bất kỳ bộ phim nào khác, vai trò của VFX rất quan trọng và không thể thiếu.

Sự phát triển của công nghệ đã khiến cho ngành công nghiệp hậu kỳ ngày càng phát triển và vượt qua những giới hạn của mình. Hiện nay, VFX đã và đang và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chứ không chỉ còn dừng lại trong lĩnh vực phim ảnh như Truyền thông – Quảng cáo, MV ca nhạc, v.v.

Khâu kỹ xảo, hậu kỳ của các tác phẩm này ngày càng được đầu tư mạnh mẽ nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng ấn tượng và chỉn chu nhất.

Đọc thêm: Nghề Diễn Viên Đóng Thế Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

4. Yêu cầu cần của một visual effect artist

4.1. Bằng cấp

Mặc dù nghề nghiệp này không yêu cầu bạn phải có một bằng cấp cụ thể, tuy nhiên việc sở hữu bằng cấp liên quan được coi là một lợi thế cực kỳ lớn. 

Nếu chưa các khóa học liên quan đến VFX nhưng có nền tảng về truyền thông, công nghệ truyền thông, thiết kế đồ họa, v.v, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi công việc trở thành một VFX artist và tích lũy kinh nghiệm dần dần.

Thêm một điều quan trọng nữa là bạn cần xây dựng một portfolio ấn tượng để chứng minh năng lực với nhà tuyển dụng. 

4.2. Kỹ năng

Để trở thành một VFX artist bạn cần sở hữu các kỹ năng sau:

  • Có khả năng tạo và thực hiện các hiệu ứng hình ảnh chất lượng cao
  • Tư duy màu sắc – hình ảnh tốt, gu thẩm mỹ cao 
  • Kỹ năng liên kết con người xuất sắc
  • Ham học hỏi, không ngừng cập nhật kiến thức và kỹ năng mới
  • Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế 3D như AE, FXhome, v.v.
  • Giao tiếp tốt
  • Làm việc nhóm và làm việc độc lập xuất sắc
  • Quan sát tốt, quản lý thời gian hiệu quả
vfx artist kỹ năng
Các kỹ năng cần có của một VFX artist.

5. Làm thế nào để trở thành một VFX artist chuyên nghiệp?

Để trở thành một VFX artist chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo các bước quan trọng dưới đây:

  • Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của đồ họa máy tính và xử lý hình ảnh: Học về màu sắc, ánh sáng, bố cục, hình dáng và cách chúng tương tác với nhau.
  • Học cách sử dụng phần mềm VFX như Adobe After Effects, Autodesk Maya, Blender, Nuke, v.v.
  • Học về 3D và CGI (Computer-Generated Imagery): Để trở thành VFX artist chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững kỹ thuật 3D và CGI. Học cách tạo ra các mô hình 3D, ánh sáng, và hiệu ứng đặc biệt.
  • Tìm hiểu về compositing: Đây là quá trình kết hợp các thành phần hình ảnh và hiệu ứng vào một khung hình cuối cùng. Một số các phần mềm chuyên dụng có thể kể đến như Adobe After Effects hoặc Nuke.
  • Luyện tập, thực hành và tạo các dự án cá nhân: Quá trình này vừa giúp bạn nâng cao kỹ năng vừa là cơ hội để bạn xây dựng một portfolio ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng. 
  • Xây dựng portfolio và xin việc: Khi bạn đã có một bộ sưu tập tốt của các tác phẩm VFX, sử dụng nó để xin việc. Đây là cơ hội để bạn áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế, cũng như thể hiện khả năng của mình.
  • Liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới: Ngành công nghiệp VFX liên tục thay đổi và phát triển, vì vậy hãy duy trì kiến thức của bạn thông qua việc tham gia các khóa học, theo dõi các chuyên gia trong ngành, tự học, v.v.

Đọc thêm: Tổng Hợp Các Yếu Tố Và Nguyên Tắc Thiết Kế Đồ Họa Cho Người Mới Bắt Đầu

6. Những điều có thể bạn chưa biết về VFX

Trong quá trình tạo ra các cảnh kỹ xảo điện ảnh đặc biệt, thường sẽ có việc quay các cảnh trên một bề mặt phông nền màu xanh. Sau đó, bề mặt phông nền xanh sẽ được loại bỏ và thay thế bằng các chi tiết phù hợp với cốt truyện của bộ phim. Những người làm trong lĩnh vực VFX sẽ đảm nhận vai trò quan trọng trong việc tạo ra bối cảnh này để mang đến những hiệu ứng hình ảnh chân thực và thú vị cho khán giả.

Để xây dựng quy trình sản xuất một sản phẩm VFX, quá trình này thường được chia thành hai giai đoạn chính: tiền kỳ và hậu kỳ.

  • Trong giai đoạn tiền kỳ, sự tương tác giữa người dựng bộ phim và đạo diễn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Người dựng phải sâu rộng hiểu biết về tư duy và ý đồ của đạo diễn thông qua các khung hình, cũng như phải tạo ra các hiệu ứng CG, mô hình, và bối cảnh để hỗ trợ quá trình quay phim.
  • Giai đoạn hậu kỳ là thời điểm mà các chuyên viên VFX phải thực hiện các nhiệm vụ chi tiết và cực kỳ phức tạp. Giai đoạn này bao gồm việc ghi lại các quỹ đạo chuyển động của máy quay trong không gian ba chiều, tạo ra các bối cảnh viễn tưởng, cắt ghép các nhân vật vào các hình ảnh khác, điều chỉnh chi tiết về ánh sáng và chuyển động đồ họa, cùng với việc tạo ra không gian xung quanh trong môi trường ảo. Tất cả những công việc này sau đó được ghép lại để tạo ra các đoạn video hoàn chỉnh và đầy ấn tượng.
Bạn liệu đã biết những điều này về VFX artist
Bạn liệu đã biết những điều này về VFX artist?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề VFX là gì mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin thú vị và cần thiết. 

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X