×

Tự Luyến Là Gì? Tự Luyến Có Chữa Được Không?

Ngày đăng: 19/06/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 01/07/2024

Tự luyến là gì? Tự luyến và ái kỷ có giống nhau? Bệnh tự luyến có thể chữa được không? Để có thêm hiểu biết về căn bệnh này, cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tự luyến là gì?

Tự luyến là bệnh gì? Tự luyến hay còn được biết với cái tên khác là ái kỷ, được hiểu là việc quan tâm quá mức về vẻ bề ngoài hoặc hình ảnh của bản thân, chỉ để ý đến nhu cầu của bản thân dù có phải hy sinh lợi ích của người khác.

Tự luyến trong tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, thuật ngữ này là “narcissism”.

Ái kỷ thực chất là một căn bệnh. Căn bệnh này có tên khoa học là rối loạn nhân cách ái kỷ. Nếu không biết cách tiết chế và khắc phục, bản thân chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiến sĩ Stuart C. Yanofsky (Đại học Baylor College of Medicine) nhận định, “Người mắc phải hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ luôn cho rằng bản thân mình hoàn hảo 100% dù họ bị khiếm khuyết rất nghiêm trọng về mặt tính cách”.

Tự luyến được xem là một căn bệnh không kém phần nghiêm trọng so với các bệnh lý khác, người bệnh được khuyến cáo không nên lạm dụng mạng xã hội.

Tự luyến nghĩa là gì? Đó là sự yêu bản thân quá mức, biến tướng thành sự kiêu căng tự phụ.

2. Dấu hiệu nhận biết người tự luyến là gì?

Dấu hiệu nhận biết người tự luyến về bản thân là gì? Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Ý thức quá mức về bề ngoài của bản thân
  • Nghĩ họ có khí chất, phong cách, địa vị hơn người
  • Thích trở thành trung tâm của sự chú ý, luôn tìm kiếm cảm giác được công nhận
  • Luôn khoe khoang về chủ nghĩa hoàn hảo nhưng chưa chắc đã thực sự sống theo phong cách đó
  • Luôn tìm kiếm sự kiểm soát
  • Thiếu sự đồng cảm với người khác
  • Thiếu trách nhiệm, có xu hướng đổ lỗi cho người khác để duy trì sự tốt đẹp cho bản thân
  • Không muốn nhận sự từ chối, sợ bị chế giễu
  • Dễ rơi vào trạng thái lo lắng, và dồn nén, đổ lỗi cho những người khác
  • Không dám đối mặt với khuyết điểm, sợ người khác nhìn thấy điểm yếu của mình
  • Thường dễ bị tổn thương
  • Khó khăn trong việc giao tiếp và làm việc nhóm

Đọc thêm: Narcissist Là Gì? 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Một Người Ái Kỷ

3. Tác hại của thói tự luyến

Tự luyến có hại như thế nào đến bản thân người bệnh và những người xung quanh.

Người tự luyến quan trọng vẻ bề ngoài, luôn muốn được người khác khen ngợi, tán dương, và khi họ nhận được sự phản đối hoặc bất kỳ một dấu hiệu không ủng hộ nào, họ sẽ phản ứng lại một cách gay gắt, tức giận, có một số hành vi tiêu cực đến bản thân hoặc đối phương. Điều này có thể phá vỡ mối quan hệ xã hội của bản thân, cũng như sức khỏe tinh thần của mình.

Người tự luyến có tính ngạo mạn, nên sẽ gặp khó khăn trong việc nhận ra khuyết điểm, cũng như cách để khắc phục, do họ sợ đối mặt với chúng, sợ để người khác phát hiện ra điểm yếu của mình. Khi đó, họ có xu hướng tìm cách để chối bỏ khi ai đó chỉ ra, hoặc đưa cho họ lời khuyên để khắc phục chúng. Điều này đang cản trở sự phát triển toàn diện của chính họ.

Ngoài ra, người tự luyến có thể trở thành một mục tiêu bị kẻ xấu lợi dụng. Bởi, họ có thể bỏ qua trạng thái đề phòng khi một ai đó thỏa mãn như cầu được khen ngợi của mình.

tự luyến nghĩa là gì
Sự tự luyến làm con người trở nên ích kỷ, đôi lúc dễ bị lợi dụng.

4. Nguyên nhân dẫn đến hành vi tự luyến là gì?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tự luyến đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn. Theo một vài nghiên cứu và giả thuyết, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

  • Gen di truyền
  • Từ nhỏ đã được nuông chiều, tâng bốc hoặc bị ngược đãi, bỏ bê, không được quan tâm
  • Văn hóa và môi trường sống xung quanh

5. Tự luyến có thể chữa được không?

Bệnh tự luyến có thể chữa được không? Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng việc tập trung vào liệu pháp trò chuyện hay liệu pháp tâm lý.

Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn:

  • Xây dựng mối quan hệ tích cực hơn với người khác.
  • Thấu hiểu được cảm xúc của bản thân và điều gì thúc đẩy tâm lý cạnh tranh, mất lòng tin về người khác.
  • Chấp nhận và duy trì những mối quan hệ thực sự.
  • Hiểu và biết cách điều chỉnh cảm xúc.
  • Mở lòng với những góp ý, và lời nhận xét của người khác.
  • Kiểm soát trạng thái căng thẳng, khủng hoảng tâm lý.
  • Chấp nhận việc sẽ có những mục tiêu không thể đạt được.
  • v.v.

Bên cạnh đó, một lối sống lành mạnh và sinh hoạt tích cực có thể giúp bạn hạn chế sự tái diễn của bệnh tự luyến.

6. Lưu ý khi ứng xử với người tự luyến phù hợp

Người tự luyến thường thu hút người khác bởi vẻ bề ngoài quyến rũ hay những lời nói phô trương về bản thân. Dù vậy, những người xung quanh cũng sẽ sớm nhận ra vấn đề cốt lõi về họ.

Khi tiếp xúc với những người ái kỷ, bạn nên lưu một số điểm như:

  • Đừng cố tham gia vào cuộc tranh luận với người tự luyến, bởi họ sẽ không lắng nghe ý kiến của bạn đâu.
  • Nếu cuộc tranh luận không thể kết thúc bằng một kết luận hiệu quả, bạn có thể tìm một người khác có tiếng nói bên ngoài để nhờ sự trợ giúp.
  • Đừng cố hưởng ứng theo những người ái kỷ, bạn cần giữ được quan điểm và giá trị cốt lõi của mình.
  • Cư xử một cách phù hợp với người ái kỷ, khéo léo trong cách đưa ra lời khuyên và góp ý cho người tự luyến.

Đọc thêm: Biểu Hiện Của Người Suy Nghĩ Ấu Trĩ Là Gì?

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Tự luyến là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X