×

Training Là Gì? Các Hình Thức Training Phổ Biến Nhất

Ngày đăng: 11/01/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/01/2023

training là gì

Training là một trong những hoạt động diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay. Training dịch sang tiếng Việt với nghĩa là đào tạo nhân sự mới. Bạn có thể hiểu theo một cách đơn giản hơn, training là một khóa đào tạo trong thời gian ngắn hạn dành cho một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên để họ hiểu hơn về lĩnh vực, công việc đặc thù nào đó. 

Vậy training là gì? 4 loại hình training phổ biến hiện nay là gì? Vai trò của training đối với các doanh nghiệp cũng như nhân viên là như thế nào? Tất cả sẽ được Glints giải đáp trong những nội dung ở bài viết sau đây!

Training là gì? 

Mục đích của việc training rất quan trọng, giúp nhân viên mới có kiến ​​thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để làm tốt công việc của họ. Nhờ vậy cũng giúp nhân viên tìm hiểu các nhiệm vụ mới, điều này giúp họ thể hiện tốt hơn trong công việc hiện tại hoặc trong những công việc tương lai.

training nghĩa là gì
Training là gì

Đào tạo hiệu quả có nghĩa là các hoạt động đã đạt được các kết quả cụ thể. Ngoài ra, người lao động cần đạt được hoặc duy trì các kỹ năng và kiến thức họ cần để thực hiện công việc được giao cho. Người giám sát có trách nhiệm hướng dẫn họ thực hiện công việc và theo dõi tiến độ công việc. 

Đào tạo hiệu quả là phải tiết kiệm được chi phí, đồng thời đảm bảo rằng thời gian và tiền bạc được sử dụng hợp lý. Các kiến thức trong khóa training sẽ bao gồm những kiến thức cơ bản và nâng cao. Thêm vào đó, nó còn tùy thuộc vào mức độ nhận thức của nhân viên và mức độ khó dễ của công việc theo đó mà quá trình training sẽ diễn ra ngắn hay dài. 

4 Loại hình training phổ biến 

Đối với nhân viên mới, công ty thường cung cấp tài liệu hoặc hướng dẫn các kiến ​​thức, kỹ năng liên quan đến công việc để đào tạo. Thời gian đào tạo này sẽ khác nhau tùy thuộc vào khả năng tiếp thu thông tin của nhân viên.

Đào tạo là một cách mà các công ty sử dụng để giúp nhân viên của họ học những điều mới. Dưới đây là 4 loại hình training phổ biến thường được các doanh nghiệp áp dụng mà Glints muốn giới thiệu cho bạn:

1. Pre-employment training (đào tạo trước khi làm việc)

Pre-employment training là khi nhân viên mới của bạn đã được hướng dẫn hoặc đào tạo trước đó. Việc đào tạo này đã diễn ra trước khi nhân viên của bạn được tuyển vào công ty.

Mặc dù loại hình đào tạo trước khi làm việc chỉ ra rằng việc học qua trước đó có thể có ích, nhưng điều này thường không liên quan trực tiếp đến công việc ở thời điểm hiện tại. Do đó, các chứng chỉ giáo dục và bằng cấp chỉ nên được sử dụng như một chỉ báo ban đầu về những kỹ năng và kiến thức mà một cá nhân đã có được, khả năng làm việc của bạn cần phải được đào sâu hơn nữa.

2. Orientation (định hướng)

đào tạo định hướng
Orientation (định hướng)

Loại hình đào tạo Orientation còn được gọi là định hướng. Đây là một cách chính thức đào tạo để giới thiệu nhân viên mới vào tổ chức của bạn cũng như định hướng họ là thành viên trong đội nhóm của bạn.

Đào tạo định hướng thường sẽ diễn ra ngay khi nhân viên mới bắt đầu vai trò mới của họ. Giai đoạn đào tạo này có thể kéo dài từ một ngày cho đến vài tuần tùy theo tính chất, mức độ khó dễ của công việc. Đây được cho là một trong những giai đoạn quan trọng nhất, vì đây là khung thời gian mà nhân viên mới sẽ hình thành ấn tượng ban đầu về công ty và quyết định xem họ có muốn ở lại với tổ chức hoặc doanh nghiệp của bạn hay không.

Giai đoạn đào tạo này có thể liên quan đến việc sử dụng lịch trình hoặc các danh sách kiểm tra. Sẽ rất có lợi khi đầu tư thời gian hoặc tiền bạc vào loại hình đào tạo này, vì nhân viên mới sẽ có động lực hơn đồng thời cảm thấy họ có giá trị đối với tổ chức của bạn và qua đó cũng giúp họ sẽ mắc ít sai sót hơn khi làm việc.

Đọc thêm: 7 Bước Quy Trình Đào Tạo Nhân Viên Mới

3. In-service training (đào tạo tại chức) 

Điều này sẽ xảy ra trong suốt thời gian làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng khi các quy trình hoặc sản phẩm thay đổi. Mục đích của đào tạo tại chức là nhằm cải thiện trình độ và kỹ năng của nhân viên. Tức là, nó liên quan đến các hoạt động phát triển để duy trì hay nâng cao trình độ chuyên môn hoặc để cải thiện kỹ năng.

4. Career Development training (đào tạo phát triển sự nghiệp)  

training
Đào tạo phát triển sự nghiệp

Đào tạo phát triển sự nghiệp tương tự như đào tạo tại chức. Nó liên quan đến việc nhân viên có thể được thăng chức hoặc mở rộng kiến thức và hiểu biết về công việc đang làm của họ.

Loại hình đào tạo này sẽ không liên quan đến tất cả các nhân viên trong công ty, vì một số người cảm thấy họ đang còn rất vui hay thỏa mãn khi được tiếp tục làm việc với vai trò hiện tại hay ở vị trí đang làm. Nhưng đối với những nhân viên khác, họ có động lực để cải thiện bản thân, họ sẽ đánh giá cao việc đào tạo hay học nâng cao thêm.

Career Development training cũng sẽ giúp nhân viên cảm thấy như công ty đang đặt kỳ vọng vào họ, muốn họ làm tốt, nhờ đó họ sẽ nhận được các nguồn lực cần thiết để cải thiện.

Vai trò quan trọng của việc đào tạo đối với nhân viên và doanh nghiệp

ý nghĩa của training
Training có vai trò quan trọng với cả cá nhân và doanh nghiệp

Training không chỉ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với mọi nhân viên.

1. Đối với Doanh nghiệp

Chẳng phải doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực tốt để đưa ra những quyết định đúng đắn hay sao? Nếu một công ty muốn tuyển dụng những người giỏi, trước tiên là cần phải đào tạo họ. Điều này sẽ giúp công ty quyết định xem họ có nên thuê nhân viên mới đó hay không, vì khi ứng viên thể hiện xuất sắc trong quá trình đào tạo cũng có nghĩa là người đó có kỹ năng, cũng như đủ kiến ​​thức phù hợp để thực hiện tốt công việc và họ cũng là người sẽ giúp công ty phát triển hơn trong tương lai.

Chúng ta hiểu rằng đào tạo có thể là một quy trình hoặc quá trình có giá trị để cải thiện năng suất và hiệu quả công việc của các nhân viên. Quy trình training của các tổ chức được thiết kế để cung cấp cho nhân viên những kỹ năng mà họ cần để thành công trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp, đồng thời training cũng góp phần giúp hệ thống hóa nơi làm việc và giảm khả năng xảy ra sai sót.

2. Đối với nhân viên

Đối với nhân viên trong công ty thì Training là việc làm giúp họ làm quen với công việc, làm quen với môi trường công việc mới, training cũng sẽ giúp người lao động nắm được các đầu việc mà họ cần phải làm và đồng thời giúp họ ngày một thành thục với quy trình làm việc. Thêm vào đó, đào tạo nhân sự còn giúp nhân viên mới dễ dàng làm quen và dễ hòa nhập với văn hóa công ty

Còn đối với nhân viên cũ của công ty, quá trình training sẽ giúp nhân viên cũ nâng cao chất lượng công việc, nhờ đó xác định được chất lượng thực hiện công việc của mình và qua đó họ sẽ có thể xác định được các mục tiêu cá nhân. 

Lời kết

Trong những năm gần đây, Training đã trở thành một cách phổ biến để nâng cao chất lượng và hiệu suất của nhân viên ở nhiều tổ chức.

Điều này là do các khóa training có thể giúp khiến cho nhân viên phù hợp hơn với môi trường và văn hóa làm việc của họ.

Hy vọng rằng bài viết này của Glints, bạn đã có thể biết rõ hơn về training là gì và ý nghĩa của nó.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X