×

Trách Nhiệm Độc Hại Là Gì? 3 Giải Pháp Giúp Bạn Thoát Khỏi Tình Trạng Này

Ngày đăng: 20/03/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/04/2024

trach-nhiem-doc-hai-la-gi 1

Trách nhiệm độc hại là gánh nặng tinh thần xuất phát từ việc ôm đồm quá nhiều trách nhiệm, tự đặt áp lực lên bản thân và né tránh sự hỗ trợ từ người khác. Nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như stress, kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, và thậm chí hủy hoại các mối quan hệ. Để hiểu rõ hơn về trách nhiệm độc hại là gì? Làm thế nào bạn có thể để thoát khỏi trách nhiệm độc hại một cách nhẹ nhàng? Glints đã tổng hợp thông tin và chia sẻ đến bạn trong bài viết sau đây.

Trách nhiệm độc hại là gì?

Trách nhiệm độc hại là gì? Trách nhiệm độc hại có tên trong tiếng Anh là false responsibility, đây là thuật ngữ được dùng để ám chỉ việc bạn răm rắp đồng ý nhận việc như một cỗ máy và từ chối mọi sự hỗ trợ từ bất kỳ ai.

Theo nhà tâm lý trị liệu Lalitaa Suglani, nếu có 8 dấu hiệu sau đây thì có thể khả định bạn là người trách nhiệm độc hại, cụ thể:

  • Thường xuyên chấp nhận nhiều nhiệm vụ mà không bày tỏ ý kiến cá nhân.
  • Bạn tự cho rằng việc đồng ý mọi yêu cầu sẽ củng cố giá trị bản thân trong công việc.
  • Bạn luôn quan sát các phản ứng theo phản hồi từ người khác, đặc biệt là cấp trên để biết rằng mình đã làm gì sai.
  • Bạn luôn đổ lỗi cho bản thân khi công việc không theo mong muốn.
  • Gặp khó khăn trong việc thừa nhận rằng bản thân cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
  • Luôn đề cao cách làm độc lập để hạn chế những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Luôn cảm thấy quá tải về cảm xúc và không biết cách xử lý sao cho hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất làm việc.
  • Bạn nổi giận khi phát hiện ra người khác đang lợi dụng tinh thần trách nhiệm của mình.

Để không ảnh hưởng đến tập thể, bạn đã chọn lựa nói “có”. Tuy nhiên, việc đồng ý mà không kiểm soát đã dẫn đến thất bại trong công việc và thực sự… gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nhóm làm việc. Hành động này không chỉ làm mất đi sự uy tín với đồng nghiệp mà còn khiến bạn cảm thấy gượng ép về mặt đạo đức.

Trách nhiệm độc hại là một phần của tâm lý “chiều lòng”. Bạn luôn nhạy cảm với tâm trạng của người khác và dễ ôm việc để làm vừa lòng mọi người, ngay cả khi những việc đó không thuộc về bạn.

Đọc thêm: Vai Trò Của Trách Nhiệm Trong Công Việc Trên Con Đường Thăng Tiến?

Vì sợ làm mất lòng nên toàn ôm việc, cuối cùng nhận lại hậu quả?

Trách nhiệm độc hại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sự nghiệp của bạn trong thời gian dài. Khiến bạn ngày càng đặt áp lực lên bản thân, bạn mất đi khả năng nhờ người khác hỗ trợ và không dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong khi bên trong, bạn đối mặt với mâu thuẫn và xung đột cảm xúc, thì bên ngoài cấp trên và đồng nghiệp chỉ thấy bạn như một người không chịu trách nhiệm, mất uy tín. Họ có thể khó hiểu, thiếu thông cảm với bạn vì họ không thực sự đồng cảm và không hiểu được những khó khăn mà bạn đang trải qua bên trong nội tâm.

Tại sao nhiều người lựa chọn gánh “trách nhiệm độc hại”?

PsychCentral giải thích rằng trách nhiệm độc hại bắt nguồn từ những trải nghiệm quá khứ, khi chúng ta thường xuyên bị đổ lỗi và cảm thấy có tội lỗi đối với những người mà chúng ta quý trọng.

Một đứa trẻ có thể trải qua việc bị bố mẹ lạnh nhạt với lý do “con làm bố mẹ thất vọng”, và từ đó chúng học được rằng để có được sự hài lòng và yên bình tinh thần, chúng phải luôn cố gắng làm hài lòng người khác.

Với việc được học lặp đi lặp lại qua nhiều năm, chúng ta phản ứng bằng cách né tránh mâu thuẫn và thường chọn sự hòa hợp bằng cách hy sinh sự thoải mái cá nhân. Hành động này thường diễn ra trong mọi mối quan hệ, bao gồm cả đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và người yêu.

Bạn có nhận ra rằng bạn thường mặc định đồng ý ngay sau khi nhận được một nhiệm vụ mà ít khi kiểm soát được phản ứng của bản thân không? Khi phản ứng này trở thành thói quen, chúng ta cần thời gian và sự nhận biết để có thể nhìn nhận vấn đề để thay đổi.

Đọc thêm: Tích Cực Độc Hại Là Gì Và Ảnh Hưởng Của Nó Trong Môi Trường Làm Việc

3 giải pháp giúp bạn thoát khỏi trách nhiệm độc hại nhẹ nhàng

Vậy làm thế nào để giúp bản thân thoát khỏi trách nhiệm độc hại một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Sau đây là 3 giải pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ cao mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:

Hãy nói “từ chối” khi bản thân không làm được những việc khó

Nhìn nhận và thừa nhận khiếm khuyết của bản thân không đồng nghĩa với việc bạn tự nhận mình bất tài. Ngược lại, đây là một phẩm chất giúp bạn thu hút sự tôn trọng và niềm tin từ người xung quanh.

Ngay cả cấp trên hoặc nhà quản lý cũng đã từng trải qua những khó khăn tương tự như bạn, và họ hoàn toàn có thể đồng cảm với những trở ngại mà bạn đang phải đối mặt.

Nhiệm vụ của bạn là thật lòng giải thích những gì đang diễn ra, để những người xung quanh có cơ hội hiểu bạn hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nói ra, hãy nhớ lại những lần trước khi bạn đã không trung thực và phải nhận lại những hậu quả tiêu cực của việc đó.

Bạn có muốn công việc của mình bị đình trệ chỉ vì bạn “hứa lèo” không? Đây sẽ là động lực để bạn thử thay đổi cách hành xử của mình.

Đề xuất giải pháp với cấp trên công việc

Sau khi đã cân nhắc và cân đối khối lượng công việc cũng như khả năng triển khai công việc mới, bạn có thể chia sẻ điều này với cấp trên để bắt đầu nhận được sự hỗ trợ phù hợp.

Trong trường hợp này, có một phương pháp gọi là “giải pháp cá nhân”. Hãy tự đề xuất một giải pháp mà bạn cảm thấy hợp lý, sau đó hỏi ý kiến của cấp trên.

Ví dụ: “Nếu tôi nhận thêm việc A, thì công việc B và C của tôi có thể sẽ bị ảnh hưởng. Tôi có thể đề xuất dời việc A sang tuần sau hoặc giao cho một người khác không ạ?”

Việc đưa ra giải pháp cá nhân cho thấy bạn có khả năng tự quyết, độc lập và luôn có cách tiếp cận của riêng mình trước khi tìm sự giúp đỡ.

Xây dựng hình ảnh bản thân cứng rắn hơn

Theo PsychCentral, mỗi khi bạn tiếp xúc hoặc tương tác với ai đó, bạn cũng đang hướng dẫn họ cách xử sự với bạn.

Ví dụ: Nếu bạn thể hiện rằng bạn không thích tiếng ồn, người khác sẽ tự động giảm âm lượng khi gặp bạn. Mọi ranh giới cá nhân thường được thiết lập thông qua những hành động nhỏ hằng ngày như vậy.

Tuy nhiên, với những người trải qua trách nhiệm độc hại, ranh giới cá nhân thường gần như không tồn tại. Vì luôn đồng ý và tỏ ra dễ tính, bạn cũng tình cờ xây dựng hình ảnh của bản thân dễ dãi hơn trong mắt người khác, khiến họ coi nhẹ cách đối xử với bạn.

Không bao giờ là quá muộn để bạn thay đổi. Bạn có thể bắt đầu thay đổi hình ảnh của mình bằng cách:

  • Thiết lập bộ quy tắc rõ ràng về những hành vi có thể và không thể chấp nhận ở nơi làm việc, và lên tiếng khi ai đó vi phạm.
  • Tách bản thân ra khỏi phản ứng của người khác, nhận biết rằng phản ứng của họ là tự nhiên khi bị từ chối và không cảm thấy áy náy về điều đó.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những mối quan hệ thân thiết, để bạn không cảm thấy cô đơn trong quá trình thiết lập ranh giới và có người thấu hiểu và lắng nghe.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến trách nhiệm độc hại là gì và làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này một cách nhẹ nhàng. Mong rằng bài viết của Glints sẽ biết được bản thân có thuộc trách nhiệm độc hại hay không, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả cho chính mình.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X