×

Thực Tập Sinh Nhân Sự Phải Làm Những Công Việc Gì?

Ngày đăng: 18/04/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Tuyển dụng là một nghề nghiệp thú vị, phù hợp với những ai yêu thích giao tiếp; có đam mê trong việc nhìn nhận và phát triển con người. 

Ngày nay có khá nhiều bạn trẻ nhận ra đam mê của mình trong lĩnh vực tuyển dụng. Tuy nhiên các bạn lại khá lúng túng khi chưa biết mình cần bắt đầu học hỏi như thế nào. Trong thực tế, cách bắt đầu tốt nhất là ứng tuyển vào các vị trí thực tập sinh nhân sự. Đây là cơ hội tốt để các bạn vừa được học hỏi; vừa được thực hành trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Hãy cùng Glints tìm hiểu về công việc của một Thực tập sinh nhân sự và làm thế nào để tận dụng tốt cơ hội này bạn nhé!

Thực tập sinh nhân sự là gì?

Thực tập sinh nhân sự (HR Trainee/HR Intern) là người làm việc cho bộ phận, ban nhân sự của các doanh nghiệp dưới sự giám sát, quản lý trực tiếp của quản lý nhân sự. Những người quản lý thường là trưởng phòng nhân sự hoặc chuyên viên tuyển dụng.

Các đối tượng thực tập thường là sinh viên thực tập nhân sự chuyên ngành muốn làm quen với môi trường công việc. Ngoài ra, những ai muốn chuyển nghề sang lĩnh vực tuyển dụng cũng sẽ được nhân sự cân nhắc cho danh sách tuyển dụng thực tập sinh nhân sự.

hr intern thực tập nhân sự có lương
Công việc thực tập sinh nhân sự gồm những gì?

Các thực tập sinh nhân sự thường đi làm không lương để trau dồi kinh nghiệm. Các thực tập nhân sự có lương thường cần phải thoả thuận với bên tuyển dụng.

Đọc thêm: Phân Biệt Học Việc, Thử Việc, Thực Tập, Cộng Tác Viên

Mô tả công việc Thực tập sinh nhân sự

Những công việc được giao khi thực tập ở mỗi công ty khá khác nhau. Tuy nhiên; hầu hết các bạn thực tập sinh nhân sự sẽ hỗ trợ phòng Nhân sự các công việc sau:

  • Viết và đăng tin tuyển dụng trên các trang web, mạng xã hội.
  • Lọc hồ sơ ứng viên.
  • Liên lạc ứng viên, đặt lịch phỏng vấn.
  • Tham gia phỏng vấn và ghi chú.
  • Hoàn tất các giấy tờ hành chính cho việc tuyển dụng.
  • Giải thích chính sách của công ty cho ứng viên.

Tuy nhiệm vụ chính của Thực tập sinh hầu như dừng lại ở mức hỗ trợ, nhưng chỉ cần chủ động tìm tòi, dấn thân, bạn sẽ tự tạo cho mình nhiều cơ hội để học hỏi. Vì thế, đừng ngại ghi nhớ những mẹo sau để rèn luyện kỹ năng và chuyên môn tuyển dụng của mình nhé.

Kỹ năng quan trọng của thực tập sinh nhân sự

1. Sàng lọc ứng viên qua hồ sơ

Khi công ty có càng nhiều hồ sơ ứng viên, bạn càng có thêm cơ hội để luyện khả năng sàng lọc hồ sơ của mình. Hãy tập đọc nhanh các CV/resume này và chọn ra những hồ sơ sáng giá nhất cho mỗi vị trí công việc. 

Sau đó bạn kiểm tra kết quả với cấp trên của mình; chủ động hỏi bí quyết lọc hồ sơ của các anh chị; hoặc nhờ các anh chị chỉ ra chỗ sai của mình. Nhờ đó, bạn tìm ra cách để đọc nhanh hồ sơ; và cách để xác định được ưu – khuyết điểm của mỗi ứng viên cho từng vị trí công việc khác nhau. 

2. Học quy trình và kỹ năng phỏng vấn

Thông thường, một thực tập sinh sẽ không được phỏng vấn ứng viên, vì bạn chưa đáp ứng về kinh nghiệm; kỹ năng;…Tuy nhiên, hãy xin phép quản lý cho mình tham gia với tư cách ghi chép; hoặc dự thính các buổi phỏng vấn. Nhờ đó bạn học được các kỹ năng phỏng vấn như: đặt câu hỏi; quan sát ứng viên; phản hồi ứng viên;…

tuyển thực tập sinh nhân sự
Mọi công ty sẽ muốn tuyển thực tập sinh nhân sự với kỹ năng nhanh nhạy.

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ hiểu rõ một quy trình phỏng vấn chuyên nghiệp sẽ diễn ra như thế nào; từ đó có thể áp dụng cho những công việc sau này của mình.

3. Thỏa thuận lương và đàm phán các điều khoản lợi ích của công việc

Một trong những thử thách lớn của người làm nghề tuyển dụng là thuyết phục được ứng viên chấp nhận offer với mức lương; lợi ích không như kỳ vọng ban đầu của họ. Điều này vẫn thường xảy ra khi quỹ lương và chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp không dễ thay đổi; nhất là khi doanh nghiệp mới thành lập; hoặc nhỏ nhưng lại muốn thu hút được nhân tài từ những doanh nghiệp lớn hơn.

Hãy chú ý cách thương lượng mức lương, cách đàm phán các điều khoản đãi ngộ và làm thế nào mà các anh chị trong phòng tuyển dụng thuyết phục được các ứng viên của mình. Bạn có thể quan sát những điều này qua email của họ với ứng viên; hoặc ngay trong buổi phỏng vấn. Bằng cách ghi nhớ các kỹ thuật đàm phán; thuyết phục này bạn sẽ hoàn thiện hơn kỹ năng tuyển dụng của mình.

Đọc thêm: Sinh Viên Thực Tập Có Lương Không?

4. Khả năng giao tiếp

Ngoài cầu tiến, ham học hỏi và không ngại thử thách, bạn nên cố gắng khéo léo trong giao tiếp và tương tác với các tiền bối, các bạn đồng nghiệp trong công ty. Kiên nhẫn kết nối với mọi người sẽ giúp bạn học được nhiều kiến thức và kinh nghiệm mới có lợi cho công việc tương lai.

Không chỉ vậy, nghệ thuật giao tiếp còn rất quan trọng khi bạn tham gia phỏng vấn với các ứng viên. Bạn cũng sẽ có một phần trách nhiệm trong việc giữ hình ảnh của công ty và giúp buổi phỏng vấn thành công.

Đọc thêm: Cách Giao Tiếp Hiện Tại Của Bạn Đã Hiệu Quả Chưa?

5. Kỹ năng quản lý thời gian

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ muốn tuyển thực tập sinh nhân sự với khả năng quản lý thời gian, sắp xếp lịch trình và công việc hợp lý. Với tính chất công việc phải tiếp xúc với nhiều người trong khung thời gian khác nhau, bạn sẽ cần có trau dồi khả năng đa nhiệm để mọi đầu việc được suôn sẻ.

kỹ năng khi làm thực tập nhân sự
Mọi ứng viên cần trau dồi mọi kỹ năng từ mức ổn trở lên.

6. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Những công việc được giao khi thực tập dù đa phần là hỗ trợ phòng nhân sự, bạn cũng cần nhanh nhẹn và biết ứng biến khi xảy ra những trường hợp không nằm trong dự định. Ví dụ, cách bạn giải thích chính sách công ty cho nhân viên khi ứng viên có câu hỏi sẽ quyết định bạn có phải một nhà tuyển dụng nhanh nhạy hay không.

Kể cả những kỹ năng này của bạn còn yếu, bạn cũng sẽ được học tập và bồi đắp sau thời gian thực tập, miễn là bạn luôn có thái độ cầu tiến.

Cơ hội làm thực tập nhân sự

Bạn có thể tìm kiếm nhiều cơ hội thử sức làm một thực tập sinh tuyển dụng, nhân sự tại Glints.

Đọc thêm: Cách Viết Cover Letter Khi Xin Thực Tập

Bây giờ, bạn đã sẵn sàng để làm việc như một Thực tập sinh Nhân sự chưa? Đừng quên ghi nhớ những mẹo trên để tận dụng mọi cơ hội phát triển các kỹ năng tuyển dụng của mình nhé!

Bài viết được đóng góp bởi Tania Le

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X