×

Thị Trường Vốn Hay Capital Market Là Gì – Thành Phần, Chức Năng Và Cách Vận Hành

Ngày đăng: 30/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 28/09/2022

Thị Trường Vốn Hay Capital Market Là Gì - Thành Phần, Chức Năng Và Cách Vận Hành

Trong những năm qua, thị trường đầu tư tài chính đang trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Để có được những quyết định đúng đắn, các nhà đầu tư phải hiểu được những khái niệm cơ bản về tài chính. Thị trường hay Capital Market chính là một trong số đó.

Vậy thị trường vốn – Capital Market là gì? Nó khác gì so với khái niệm Financial Market? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

Capital Market là gì? 

Đầu tiên, Capital Market là gì? Capital Market hay thị trường vốn là nơi những khoản tiết kiệm và đầu tư được luân chuyển giữa các nhà cung cấp và người có nhu cầu. Nhà cung cấp là những người hoặc tổ chức có vốn để cho vay hoặc đầu tư. Họ thường là các ngân hàng và nhà đầu tư. Những người tìm kiếm vốn trên thị trường này chỉ các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân. 

Thị trường vốn bao gồm thị trường sơ cấp và thứ cấp. Các thị trường vốn phổ biến nhất là thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Ở các thị trường này, họ tìm cách cải thiện hiệu quả giao dịch bằng cách tập hợp các nhà cung cấp với những người đang tìm kiếm vốn. Từ đó, cung cấp một nơi để họ có thể trao đổi chứng khoán.

Capital market là gì
Capital market là gì

Đọc thêm: 5M Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình 5M Trong Quản Lý Nguồn Lực Doanh Nghiệp

Các thành phần của một Capital Market 

Để hiểu rõ hơn Capital Market là gì, sau đây Glints sẽ giới thiệu đến bạn các thành phần cơ bản của thị trường vốn:

Đầu tiên phải kể đến các nhà đầu tư cá nhân, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, tập đoàn kinh doanh và quỹ hưu trí. Họ là một số nhà cung cấp vốn quan trọng trên thị trường. Các nhà đầu tư cung cấp tiền với mục đích kiếm tiền lãi khi khoản đầu tư của họ tăng lên theo thời gian. Ngoài ra, họ được hưởng các đặc quyền như cổ tức, quyền lợi và quyền sở hữu.

Tương tự, các công ty, doanh nhân, chính phủ, v.v., là những người tìm kiếm quỹ. Ví dụ, chính phủ phát hành các công cụ nợ và tiền gửi để tài trợ cho nền kinh tế và các dự án phát triển.

Thông thường, các khoản đầu tư dài hạn như cổ phiếu, nợ, chứng khoán chính phủ, giấy ghi nợ, trái phiếu, v.v., được giao dịch tại đây. Ngoài ra, còn có các loại chứng khoán lai như trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu ưu đãi.

Các sở giao dịch chứng khoán có nhiệm vụ vận hành thị trường là chủ yếu. Các trung gian khác bao gồm ngân hàng đầu tư, nhà đầu tư mạo hiểm và nhà môi giới. Các cơ quan quản lý có thẩm quyền giám sát và loại bỏ bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào trên thị trường vốn. Ví dụ, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái xem xét các hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán.

Các chức năng chính của một Capital Market

Sau khi hiểu rõ bản chất của Capital Market là gì, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về chức năng chính của nó. Các thị trường vốn huy động các khoản tiết kiệm của các bên từ tiền mặt và các hình thức khác vào thị trường tài chính. Nó thu hẹp khoảng cách giữa những người cung cấp vốn và những người cần tiền.

Bất kỳ sáng kiến ​​nào cũng cần tiền mặt để thành hiện thực. Thị trường tài chính là trung tâm của sự phát triển kinh tế và quốc gia vì chúng cung cấp các nguồn vốn phong phú. Ví dụ, Ngân hàng Thế giới hợp tác với các thị trường vốn toàn cầu để huy động vốn nhằm đạt được các mục tiêu của mình, chẳng hạn như xóa đói giảm nghèo.

Đối với những người tham gia, các công cụ trao đổi phải có tính thanh khoản. Tức là chúng có thể được chuyển đổi thành tiền và các khoản tương đương. Đồng thời, việc mua bán chứng khoán trở nên dễ dàng hơn đối với các nhà đầu tư và công ty. Nó giúp giảm thiểu chi phí giao dịch và môi giới.

Với rủi ro cao hơn, nhà đầu tư có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, có nhiều sản phẩm dành cho những người có thói quen “ăn chắc mặc bền”. Ngoài ra, có một số lợi ích về thuế thu được từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thông thường, thị trường chứng khoán có thể hoạt động như một tài sản thế chấp để nhận các khoản vay từ các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Capital Market vận hành như thế nào

Thuật ngữ thị trường vốn là một khái niệm rộng được sử dụng để mô tả không gian trực tiếp và kỹ thuật số. Trong đó các thực thể khác nhau giao dịch các loại công cụ tài chính khác nhau. Những địa điểm này có thể bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ và ngoại hối (forex).

Hầu hết các thị trường vốn đều tập trung tại các trung tâm tài chính lớn như New York, London, Singapore, Hong Kong.

Như đã nói ở trên, Capital Market bao gồm các nhà cung cấp và người sử dụng vốn. Các nhà cung cấp bao gồm các hộ gia đình (thông qua tài khoản tiết kiệm mà họ giữ ở ngân hàng) cũng như các tổ chức như quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm nhân thọ, các quỹ từ thiện và các công ty phi tài chính tạo ra lượng tiền mặt dư thừa.

Người sử dụng quỹ được phân phối trên thị trường vốn có thể bao gồm người mua nhà và xe, các công ty phi lợi nhuận và chính phủ tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng và chi phí hoạt động.

Chứng khoán là một các địa điểm của thị trường vốn
Cách vận hành của Capital Market

Đọc thêm: C2C Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình C2C Trong Kinh Doanh

Capital Market và Financial Market khác nhau như thế nào

Financial Market hay thị trường tài chính, ngay từ cái tên, là một loại thị trường cung cấp phương tiện để mua và bán các tài sản như trái phiếu, cổ phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh. Thông thường, chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau, bao gồm “Phố Wall” và “thị trường vốn.” Tuy nhiên, không tất cả chúng đều có nghĩa giống nhau. 

Nói một cách đơn giản, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể sử dụng thị trường tài chính để huy động tiền nhằm phát triển kinh doanh và kiếm nhiều tiền hơn. Mặc dù đôi khi có rất nhiều sự trùng lặp về chức năng và cách vận hành, nhưng có một số điểm khác biệt cơ bản giữa hai thuật ngữ này. 

Financial Market bao gồm một loạt các địa điểm nơi mọi người và tổ chức trao đổi tài sản, chứng khoán và hợp đồng với nhau và thường là thị trường thứ cấp. Mặt khác, Capital Market được sử dụng chủ yếu để huy động vốn. Thường là cho một công ty, được sử dụng trong hoạt động hoặc tăng trưởng.

Các loại Capital Market

Thị trường vốn chủ yếu có hai loại chứng khoán – chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Cả hai đều là hình thức đầu tư này cung cấp cho nhà đầu tư khác những khoản lợi nhuận và rủi ro khác nhau. Đồng thời, họ cũng cung cấp cho người sử dụng vốn với những nghĩa vụ khác nhau.

Equity Securities

Equity Securities hay chứng khoán vốn được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Về cơ bản, chúng là cổ phần sở hữu của một doanh nghiệp hoặc công ty liên doanh.

Khi bạn sở hữu chứng khoán vốn của một công ty tức là bạn sở hữu một phần của công ty đó và được hưởng bất kỳ khoản thu nhập nào trong tương lai mà công ty đó mang lại. Tuy nhiên, số tiền bạn đầu tư vào chứng khoán vốn sẽ không được doanh nghiệp hoàn trả.

Debt Securities

Debt Securities hay chứng khoán nợ được giao dịch trên thị trường trái phiếu. Chúng có thể ở dạng trái phiếu hoặc ghi chú. Về cơ bản, chúng đại diện cho việc tiền vay sẽ được trả lại vào ngày hạn định kèm theo lãi suất.

Lãi suất là khoản bồi thường bắt buộc để khiến người cho vay cung cấp tiền của họ. Những người đi vay sẽ nhận tiền ngay lập tức, sử dụng nó để tài trợ cho hoạt động của họ và trả lại số tiền đó cùng với một tỷ lệ lãi suất quy định vào một ngày đã được định sẵn.

Các giao dịch diễn ra ở Capital Market như thế nào

Thị trường vốn được sử dụng chủ yếu để giao dịch các sản phẩm tài chính như cổ phiếu và chứng khoán nợ. Cổ phiếu có thể được quy ra là cổ phần sở hữu trong một công ty. Chứng khoán nợ, chẳng hạn như trái phiếu, là IOU – I Own You (giấy chứng nhận vay mượn) có lãi suất.

Các giao dịch trên thị trường này được chia thành hai loại khác nhau:

  • Thị trường sơ cấp (Primary Market): nơi các khoản phát hành cổ phiếu và trái phiếu mới được bán cho các nhà đầu tư.
  • Thị trường thứ cấp (Secondary Market): nơi giao dịch chứng khoán hiện có.

Primary Market

Khi một công ty bán công khai cổ phiếu hoặc trái phiếu mới lần đầu tiên, chẳng hạn như trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), nó sẽ thực hiện như vậy trên thị trường vốn sơ cấp. Thị trường này đôi khi được gọi là thị trường của các vấn đề mới.

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán trên thị trường vốn sơ cấp, công ty cung cấp chứng khoán sẽ thuê một công ty bảo lãnh phát hành để xem xét nó và tạo ra một bản cáo nêu rõ giá và các chi tiết khác của chứng khoán sẽ được phát hành.

Các giao dịch trên thị trường thứ cấp được thực hiện dựa trên các quy định và quy luật chặt chẽ. Các công ty phải nộp báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch và các cơ quan chứng khoán khác. Họ phải đợi cho đến khi hồ sơ của họ được chấp thuận trước khi có thể công khai.

Các chứng khoán ở thị trường sơ cấp không dễ để tiếp cận đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nguyên nhân là do các công ty và ngân hàng đầu tư không muốn thực hiện nhiều giao dịch nhỏ lẻ trong thời gian đầu. Ở thời điểm này, họ thường phải tập trung tiếp thị để bán chứng khoán cho các nhà đầu tư lớn. Những người có thể mua nhiều chứng khoán cùng một lúc. 

Secondary Market

Thị trường thứ cấp bao gồm các địa điểm được giám sát bởi cơ quan quản lý như SSC (Uỷ ban chứng khoán nhà nước). Đây là nơi diễn ra giao dịch của các chứng khoán đã được phát hành giữa các nhà đầu tư. Thị trường thứ cấp không có sự hiện diện của các công ty phát hành như thị trường sơ cấp. Sàn giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq là những ví dụ về thị trường thứ cấp.

Thị trường đấu giá và thị trường đại lý là hai loại thị trường phổ biến thuộc thị trường thứ cấp. Thị trường đấu giá là nơi có hệ thống tương đối cởi mở. Đây là nơi người mua và người bán tập trung tại một địa điểm đồng thời công bố mức giá mà họ sẵn sàng mua hoặc bán chứng khoán của mình. HOSE, HNX hay Upcom là ví dụ điển hình của loại thị trường này.

Hầu hết các giao dịch ở các thị trường đại lý đều thông qua mạng lưới điện tử. Đây cũng là thị trường đầu tư phổ biến nhất dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Financial Market là thị trường để mua bán các tài sản như cổ phiếu
Financial Market là thị trường để mua bán các tài sản như cổ phiếu

Đọc thêm: Business Model Là Gì? Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Mô Hình Kinh Doanh

Lời kết

Hiểu được bản chất của thị trường vốn là điều kiện bắt buộc với các nhà đầu tư. Trong một thị trường thay đổi theo từng giây, việc nắm rõ cách thức vận hành của thị trường vốn sẽ tạo tiền đề cho các quyết định đầu tư thông minh.

Vậy là Glints đã cùng bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Capital Market là gì. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho quá trình học hỏi đầu tư của riêng bạn. Nếu hứng thú với chủ đề trên, hãy cùng đón chờ thêm nhiều content bổ ích tương tự đến từ Glints, bạn nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X