×

System Administrator Là Gì? Chân Dung System Admin Cụ Thể Nhất

Ngày đăng: 06/07/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Khi công nghệ ngày càng phát triển dẫn tới các công việc liên quan đến ngành nghề này được mở rộng và nhận được nhiều sự quan tâm. Trong đó phải kể đến vị trí System Admin – một trong những công việc thu hút đông đảo ứng viên quan tâm.

Vậy vị trí System Admin là gì? Hãy cùng Glints khám phá những điều tạo nên sức hút của công việc này nhé!

System Admin là gì?

system administrator là gì
System Admin là gì?

System Admin (viết đầy đủ là System Administrator), hay còn được biết đến với cái tên chuyên viên quản trị hệ thống. Công việc này có nhiệm vụ chính là đảm bảo sự an toàn cho các cổng an ninh mạng, các trang web của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc xử lý tất cả các sự cố xảy ra trên các cổng thông tin.

Hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có những trang web riêng, chính vì vậy System Admin đóng vai trò như “người gác cổng” để bảo vệ toàn bộ thông tin bên trong. Công việc này ngày càng trở nên quan trọng trong thị trường đầy cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Qua thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “System Administrator là gì” rồi đúng không! Vậy bây giờ chúng mình cùng tìm hiểu về trách nhiệm và công việc của một Systems Administrator nhé.

Trách nhiệm của System Admin là gì?

Vì có vai trò quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp nên trách nhiệm của chuyên viên quản trị hệ thống cũng sẽ không thua kém bất cứ vị trí quản lý nào. 

Vậy một System Admin sẽ phải phụ trách những công việc gì và có nhiệm vụ như thế nào? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp qua thông tin dưới đây.

Bảo đảm an ninh mạng và internet

Một trong những nhiệm vụ chính của System Admin chính là phải giám sát liên tục hệ thống máy chủ, các phần mềm, phần cứng liên quan của hệ thống mạng. 

Bên cạnh đó, chuyên viên quản trị hệ thống phải đảm bảo không xảy ra bất kỹ lỗi kỹ thuật nào trong quá trình máy chủ hoạt động.

System Admin sẽ là người phát hiện và khắc phục các lỗi trên hệ thống. Vì trên trang web của doanh nghiệp sẽ chứa nhiều thông tin quan trọng, khi phát hiện sớm và sửa chữa sẽ không bị tình trạng hacker dựa vào lỗ hổng để tấn công, lấy cắp thông tin.

Bảo đảm hệ thống vận hành trơn tru, hiệu quả

system admin
System Admin đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru

Nhiệm vụ cơ bản nhất mà một System Admin phải làm chính là đảm bảo trang web được vận hành ổn định, an ninh chặt chẽ và hoạt động hiệu quả. Cụ thể hơn, họ sẽ là người giám sát hoạt động của hệ thống an ninh và phát hiện các lỗi nhỏ để sửa kịp thời.

Bên cạnh đó, họ còn phải đảm nhiệm sự liên kết giữa các thành phần trong hệ thống mạng. Họ sẽ xem xét xem thành phần đã đầy đủ hay chưa, chuẩn thuật toán hay không,… đảm bảo sức khỏe của máy chủ luôn trong trạng thái hoạt động tốt.

Hỗ trợ về kỹ thuật

Đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều có sự liên kết với các sàn thương mại điện tử nên System Admin sẽ góp phần hỗ trợ về mặt kỹ thuật của doanh nghiệp. 

Trong một số doanh nghiệp, vị trí này sẽ nằm trong phòng ban kỹ thuật nên cũng sẽ đảm nhận vai trò chính trong mảng kỹ thuật.

Thông thường, để làm việc tại vị trí System Administrator sẽ cần nền tảng vững về mảng công nghệ và kỹ thuật. Nên chắc chắn đây sẽ là một cánh tay đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành kỹ thuật.

Khắc phục, sửa chữa lỗi hệ thống

Một trong những trách nhiệm của vị trí này chính là phát hiện các lỗi trong hệ thống mạng để sửa chữa hoặc nâng cấp kịp thời. 

Thuật toán của Google, Facebook hay các nền tảng khác liên tục được cập nhật. Vậy nên, nếu System Admin chỉ sửa chữa lỗi mà không nâng cấp hệ thống thì rất khó để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Một vài sự cố thường xảy ra mà chuyên viên quản trị hệ thống cần phải chú ý như: rò rỉ thông tin, virus tấn công, tình trạng hoạt động bị chậm, lag,… Khi gặp các tình huống này, họ cần phải quyết định xem nên sửa chữa hay nâng cấp hệ thống.

Công việc của System Admin tại Google

Nghiên cứu và đề xuất phương án phát triển các hệ thống mạng

Nhiệm vụ tiếp theo của chuyên viên quản trị hệ thống là nghiên cứu các vấn đề về hệ thống mạng để đề xuất các phương án thích hợp. 

Tuy nhiên thực tế cho thấy, không phải người nào cũng đủ trình độ để có thể đề xuất chiến lược nâng cấp hệ thống nên nếu như bạn là người có thể làm được điều đó, chắc chắn doanh nghiệp sẽ rất trọng dụng bạn.

Ngoài ra, Admin System cần theo dõi và lên danh sách các cảnh báo “đỏ” trên hệ thống mạng. Sau đó đề xuất với ban lãnh đạo để tìm ra được giải pháp kịp thời và tốt nhất.

system administrator
Trách nhiệm của Systems administrator có ý nghĩa quan trọng trong doanh nghiệp

System Administrator lương 8 chữ số, có phải không?

System Administrator là một vị trí chịu nhiều áp lực và làm việc với lượng data khổng lồ nên chắc chắn mức lương sẽ xứng đáng với những gì bạn bỏ ra. Hiện nay mức lương tối thiểu của vị trí này tầm khoảng 1000 đô, quy đổi ra khoảng 20 triệu/tháng.

Tuy nhiên, mức lương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: quy mô doanh nghiệp, năng lực, kinh nghiệm của ứng viên,… Bên cạnh đó, người đảm nhận vị trí này còn được hưởng các khoản phúc lợi xã hội, được doanh nghiệp đóng bảo hiểm đầy đủ.

Kỹ năng, kiến thức không thể thiếu của System Admin

Để có thể phát triển và thành công trong vị trí System Admin, bạn cần phải đáp ứng được một số kỹ năng và kiến thức quan trọng. Cụ thể như:

  • Phải có kiến thức chuyên sâu về mảng công nghệ thông tin, các thuật toán cao cấp và các giải pháp điện toán.
  • kỹ năng làm việc nhóm và luôn trong trạng thái có thể hỗ trợ mọi người bất cứ khi nào mọi người cần với thái độ chuyên nghiệp.
  • Tốt nghiệp tại các ngành liên quan đến công nghệ thông tin như khoa học máy tính, ngành công nghệ thông tin v.v.
  • Có kinh nghiệm làm System Admin sẽ là một điểm cộng lớn khi ứng tuyển.
  • Có khả năng làm việc với hệ thống cơ sở dữ liệu khủng và các hoạt động SQL.
  • Sẵn sàng tăng ca để đáp ứng được tiến độ và chất lượng công việc.
  • Có khả năng chịu được áp lực lớn vì lượng công việc cần xử lý khá nhiều.
  • Có thể sử dụng các ứng dụng điện toán đám mây như: Google Cloud Platform, Office 365, AWS.
  • Thiết lập được mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN).
  • Có thể thiết lập và duy trì Mạng cục bộ (LAN) và Mạng diện rộng (WAN), ngoài việc thiết lập các tính năng bảo mật mạng như tường lửa.
  • Biết sử dụng các phần cứng như máy chủ, máy in để công việc được suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Đọc thêm: 12 Kỹ Năng Nghề Nghiệp Chủ Chốt Giúp Bạn Không Bao Giờ Thất Nghiệp

Lời kết

Bài viết trên đã giúp bạn định nghĩa rõ hơn về “System Admin là gì”. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn định hướng được công việc trong tương lai. 

Nếu như bạn đang tìm các công việc liên quan đến công nghệ thông tin thì hãy kết nối với Glints Việt Nam để mở rộng cơ hội được hợp tác và làm việc với các công ty danh tiếng nào! 

Glints luôn trân trọng và cảm thấy may mắn khi được nhiều bạn tin tưởng để làm cầu nối đến các công việc mơ ước. Chúc bạn tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 1 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X