×

Supply Chain Là Gì Và Vai Trò Quan Trọng Của Supply Chain

Ngày đăng: 29/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/12/2022

supply chain là gì

Quản lý chuỗi cung ứng là quy trình quan trọng đối với đại đa số các doanh nghiệp. Việc tối ưu hóa Supply Chain dẫn đến chi phí thấp hơn và chu kỳ sản xuất hiệu quả hơn. Vì lẽ đó, các công ty luôn tìm cách cải thiện chuỗi cung ứng của họ để họ có thể giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh.

Vậy cụ thể Supply Chain là gì? Tầm quan trọng của Supply Chain trong quá trình vận hành và dịch chuyển hàng hóa là gì? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Supply Chain là gì?

Đầu tiên, Supply Chain là gì? Supply Chain hay Chuỗi cung ứng là toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ, từ giai đoạn đầu tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô cho đến giao sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thiện cho người dùng cuối. 

Supply Chain bao gồm tất cả các khía cạnh của quy trình sản xuất, bao gồm các hoạt động liên quan ở từng giai đoạn, thông tin đang được truyền đạt, tài nguyên thiên nhiên được chuyển đổi thành vật liệu hữu ích, nguồn nhân lực và các thành phần khác đi vào thành phẩm hoặc dịch vụ.

Các mô hình Supply Chain

supply chain
Mô hình Supply Chain

Có khá nhiều loại mô hình Supply Chain. Mô hình mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ phụ thuộc vào cách công ty được cấu trúc và nhu cầu cụ thể. Đây là vài ví dụ thường gặp:

  • Mô hình dịch chuyển liên tục: Mô hình chuỗi cung ứng truyền thống này hoạt động tốt cho các công ty sản xuất với loại sản phẩm ít thay đổi. Các sản phẩm kiểu này thường có nhu cầu cao và hiếm hoặc không cần thiết kế lại. Sự thiếu biến động này có nghĩa là các nhà quản lý có thể hợp lý hóa thời gian sản xuất và kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho. Trong mô hình dòng chảy liên tục, các nhà quản lý sẽ cần phải thường xuyên bổ sung nguyên liệu thô để tránh tắc nghẽn sản xuất.
  • Mô hình chuỗi nhanh: Mô hình này hoạt động tốt nhất cho các công ty bán sản phẩm dựa trên các xu hướng mới nhất. Các doanh nghiệp sử dụng mô hình Supply Chain này cần nhanh chóng đưa sản phẩm của họ ra thị trường để tận dụng xu hướng đang thịnh hành. Họ cần nhanh chóng chuyển từ ý tưởng sang nguyên mẫu tới sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thời trang nhanh là một ví dụ về ngành sử dụng mô hình Supply Chain này.
  • Mô hình linh hoạt: Các công ty sản xuất hàng hóa theo mùa hoặc ngày lễ thường sử dụng mô hình Supply Chain linh hoạt. Các công ty này trải qua những đợt tăng nhu cầu đối với sản phẩm của họ, sau đó là một thời gian dài có ít hoặc không có nhu cầu. Mô hình linh hoạt đảm bảo họ có thể tăng tốc nhanh chóng để bắt đầu sản xuất và ngừng hoạt động hiệu quả ngay khi nhu cầu giảm dần. Để có lợi nhuận, họ phải dự báo chính xác nhu cầu nguyên vật liệu và hàng tồn kho.

Supply Chain Management là gì?

Supply Chain Management (SCM) hay Quản lý chuỗi cung ứng là quá trình quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ. Nó bao gồm tất cả các quy trình từ thu nhập nguyên liệu thô cho đến sản phẩm cuối cùng. SCM liên quan đến việc hợp lý hóa các hoạt động liên quan đến bên cung cấp của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị cho khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thông thường, SCM cố gắng kiểm soát tập trung hoặc liên kết việc sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm. Bằng cách quản lý chuỗi cung ứng, các công ty có thể cắt giảm chi phí dư thừa và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng nhanh hơn thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hơn hàng tồn kho nội bộ, sản xuất nội bộ, phân phối, bán hàng và hàng tồn kho của các nhà cung cấp công ty.

Đọc thêm: Các Công Ty Logistics Lớn Ở Việt Nam

Tầm quan trọng của Supply Chain 

supply chain management
Supply Chain giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Lập mô hình Supply Chain là một trong những bước quan trọng trong việc thực hiện phân tích các yếu tố ngoại vi trong quy trình lập kế hoạch chiến lược. Tầm quan trọng của việc trình bày rõ ràng chuỗi cung ứng là nó giúp công ty xác định thị trường của chính mình và quyết định nơi công ty muốn đạt được trong tương lai. Khi phát triển các chiến lược cấp công ty, một công ty thường cần đưa ra quyết định về việc có nên vận hành một ngành kinh doanh đơn lẻ hay tham gia vào các ngành khác hay không.

Một mô hình Supply Chain hiệu quả, được tối ưu hóa là rất quan trọng đối với việc thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng của một công ty. Khi được quản lý đúng cách, nó có thể dẫn đến chi phí thấp hơn nhiều với chu kỳ sản xuất nhanh hơn. Chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ hoạt động với quy trình hoàn trả hiệu quả. Người ta phát hiện ra rằng khách hàng có nhiều khả năng trở thành khách hàng trung thành với tỉ lệ 71% nếu họ hài lòng với cách xử lý quy trình hoàn trả của họ.

Supply Chain Management không chỉ là tạo ra quy trình hiệu quả nhất có thể, mà còn rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Điều này là vì có rất nhiều yếu tố tạo nên chuỗi cung ứng, từ địa điểm sản xuất và kho hàng đến vận chuyển, quản lý hàng tồn kho và thực hiện đơn hàng.

Mỗi bước của quy trình này đều có vô số rủi ro và khả năng làm hỏng toàn bộ đơn đặt hàng của khách hàng. Giảm thiểu sự chậm trễ, tối ưu hóa thời gian trong ngày mà hàng hóa được vận chuyển, khoảng thời gian hàng tồn kho được giữ và quy trình gửi đơn hàng đều là những điểm có thể có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh. Nếu không có quy trình SCM được tối ưu hóa, chuỗi kinh doanh có thể bị phá vỡ ngay từ đầu.

Đọc thêm: Top 10 Công Ty Xuất Nhập Khẩu Hàng Đầu Việt Nam

Sự phát triển và tương lai của Supply Chain

Trong những năm 1980 và 1990, quá trình cầu hóa ngày càng tăng đã thúc đẩy nhu cầu tích hợp các quy trình kinh doanh trên toàn bộ Supply Chain toàn cầu, dẫn đến ý tưởng quản lý chuỗi cung ứng. Điều này đánh dấu sự thay đổi từ chuỗi cung ứng truyền thống, vốn chỉ liên quan đến các bước hậu cần cơ bản của sản xuất.

Với sự tích hợp này, các công ty đã có nhiều khả năng hiển diện hơn trong các bước tiếp theo và trước bước của họ trong chuỗi và mỗi công ty tham gia vào chuỗi cung ứng đều tập trung vào việc tối ưu hóa toàn bộ quá trình Supply Chain thay vì chỉ quy trình cục bộ của riêng họ.

supply chain management là gì
Sự phát triển của Supply Chain

Như vậy, động lực cạnh tranh trên thị trường cũng thay đổi. Thay vì các công ty riêng lẻ, toàn bộ chuỗi bao gồm một số doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với nhau, khi đầu tư của công ty vào chuỗi tương ứng của họ tăng lên. Các doanh nghiệp bắt đầu thuê riêng bên ngoài (outsource) các quy trình sản xuất và hậu cần của các công ty bên thứ ba.

Sự gia tăng khả năng hiển thị là kết quả của toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ đã có những tác động có lợi cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và các nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội.

Kể từ đó, sự phát triển của các doanh nghiệp internet, internet vạn vật (IoT) và điện toán di động đã thay đổi cách khách hàng đặt mua sản phẩm và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp. Internet cho phép khách hàng liên hệ trực tiếp với các nhà phân phối sản phẩm. Do đó, điều này đã rút ngắn chuỗi cung ứng bằng cách loại bỏ một số người trung gian và khuyến khích nhiều quy trình hợp tác.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp như Amazon đã nâng cao kỳ vọng của khách hàng về thời gian giao hàng và sự thuận tiện. Bình thường hóa các tính năng như giao hàng vào ngày hôm sau có thể tăng hiệu quả thực hiện đơn hàng, nhưng cũng gây căng thẳng cho các bộ phận khác của chuỗi. Bởi vì các đơn đặt hàng có thể được thực hiện và nhận nhanh hơn, nên chúng cần được giao với tốc độ nhanh như nhau. 

Điều này thường dẫn đến lãng phí khi các công ty đặt hàng quá nhiều nguyên vật liệu và sau đó phải đối mặt với khối lượng đơn đặt hàng thấp hơn. Machine Learning, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, cùng với các công nghệ khác, đã giúp các công ty tăng cường khả năng đáp ứng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này.

Các chuỗi cung ứng truyền thống có cách tiếp cận từ dưới lên, địa phương hóa hơn, khiến công việc gần nhà cung cấp hơn. Tích hợp dọc ngược của Amazon thể hiện cách tiếp cận ngược lại, trong đó công ty bắt đầu với tư cách là nhà bán lẻ và hoạt động ngược trở lại để trở thành nhà xuất bản và chủ sở hữu một phần kênh phân phối của mình.

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng tìm nguồn Supply Chain đa dạng và tăng cường chú trọng vào khả năng hiển thị và quản lý hàng tồn kho. Học máy và trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong việc đa dạng hóa sự thay đổi nguồn cung và cải thiện khả năng đáp ứng cũng như khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, có thể sẽ tiếp tục sau khi cú sốc kinh tế do đại dịch qua đi. 

Đại dịch cũng có thể khiến các nền kinh tế phải cơ cấu lại mô hình Supply Chain của họ, tránh xa các mô hình siêu tinh gọn chủ yếu dựa vào tính linh hoạt và khả năng kết nối mạng lưới để cung cấp sản phẩm một cách nhanh chóng.

Kết luận 

Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu Supply Chain là gì và những điều cơ bản về khái niệm quan trọng này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn tổng quát về tính cấp thiết của chuỗi cung ứng. 

Nếu có hứng thú với các bài viết thuộc chủ đề tương tự, hãy cùng ghé qua Blog của Glints để có thêm nhiều nội dung hấp dẫn nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X