×

5 Sai Lầm Thường Gặp Trong Cách Viết Cover Letter

Ngày đăng: 04/05/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 19/09/2022

Nếu ví CV (sơ yếu lý lịch) là động cơ giúp chiếc xe đưa bạn tới gần hơn với nhà tuyển dụng, thì Cover letter (hay còn gọi là Thư xin việc) có thể coi là chiếc lốp dự phòng không thể thiếu trong hành trang của bạn. Nắm rõ cách viết cover letter thế nào thôi là chưa đủ, bạn cần biết và tránh xa những sai lầm dưới đây để không tự làm mất đi cơ hội nghề nghiệp mơ ước của mình.

Thiếu sự nghiên cứu về công ty

Sai lầm đầu tiên trong cách viết cover letter mà đại đa số những người đi tìm việc mắc phải chính là xem nhẹ việc nghiên cứu và trang bị những hiểu biết về công ty.

© Freepik.com

Trước tiên, hãy tìm hiểu về người nhận của bức thư. Đó có thể là tên của người quản lý tuyển dụng, của trưởng bộ phận bạn đang ứng tuyển, hoặc tên đầy đủ của công ty. Mở đầu cover letter bằng những thông tin này sẽ giúp cho người đọc cảm thấy thư xin việc của bạn được viết riêng cho công ty và vị trí của họ, chứ không phải được tái sử dụng cho trăm ngàn nhà tuyển dụng ngoài kia.

Tiếp theo đó, nếu bạn thể hiện những hiểu biết nhất định về nền tảng công ty cũng như tình hình kinh doanh của họ trong cover letter, đó sẽ là một lợi thế không nhỏ để hồ sơ xin việc của bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

Nếu bạn bỏ qua bước này, bạn đang gửi đi thông điệp tới người đọc rằng bạn không mấy quan tâm tới công ty của họ, bạn chỉ cần một công việc mà thôi. Trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh, bất kì lí do gì cũng có thể khiến nhà tuyển dụng chọn ứng viên khác thay vì bạn. Vì vậy, đừng tạo thêm cho họ một lý do để loại bạn ra khỏi cuộc đua!

Đọc thêm: Tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn như thế nào?

Tường thuật lại toàn bộ các công việc trước đây

Một cách viết cover letter khá phổ biến đó là tóm tắt lại toàn bộ những công việc mà ứng viên đã từng làm trước đây. Tuy nhiên, điều này là một sai lầm rất lớn khiến nhiều nhà tuyển dụng bỏ qua việc đọc thư xin việc. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đã có CV của bạn, bạn không cần phải diễn giải rằng bạn đã làm gì trong quá khứ một lần nữa.

Thay vào đó, hãy gây ấn tượng với người đọc bằng cách thể hiện sự hiểu biết về vị trí mà họ đang tìm kiếm; sau đó nêu bật những kinh nghiệm làm việc và thành tích của bạn để đáp ứng những yêu cầu cho vị trí này.

Để làm được điều đó, hãy tự hỏi bản thân: Tôi có kinh nghiệm gì để phù hợp với vị trí tôi đang ứng tuyển? Tiếp theo đó, hãy chọn lọc những kỹ năng phù hợp từ lịch sử công việc của bạn và thể hiện nó trong cover letter, thay vì đưa ra tóm tắt đầy đủ về thời gian làm việc của bạn ở mỗi vị trí.

Tập trung quá nhiều vào bản thân

© Freepik.com

Rất nhiều ứng viên phạm sai lầm trong cách viết cover letter khi quá cố gắng tập trung vào việc giới thiệu bản thân. Tuy nhiên, điều quan trọng mà công ty muốn biết chính là bạn có thể đóng góp được gì cho họ.

Hãy coi thư xin việc của bạn như một lời “chào hàng” với nhà tuyển dụng. Thay vì dành toàn bộ bức thư để nói về bản thân và những mong muốn, hoài bão, cũng như nhu cầu của bạn, hãy nghĩ tới yêu cầu của nhà tuyển dụng với ứng viên tiềm năng.

Điều bạn cần làm là nghiên cứu kỹ mô tả công việc và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao công ty lại tuyển dụng vị trí này. Một khi bạn đã hiểu rõ về vai trò mà công ty đang tìm kiếm, bạn sẽ dễ dàng liên hệ được nhu cầu của nhà tuyển dụng với những kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích của bản thân, và giải thích được tại sao bạn có thể lấp đầy được khoảng trống đó.

Đó là phương pháp làm cho thành tích của bạn được biết đến theo cách phù hợp nhất với những gì công ty đang tìm kiếm, thay vì liệt kê ra những điều họ chưa chắc muốn biết.

Viết tiểu thuyết

Một suy nghĩ sai lầm không kém trong cách viết cover letter chính là càng dài càng tốt. Tuy nhiên, không gì tệ hơn một bức thư xin việc dài lê thê. Nếu các nhà tuyển dụng dành trung bình 6 giây để xem sơ yếu lý lịch, bạn nghĩ họ sẽ dành bao lâu để đọc thư xin việc của bạn?

© Freepik.com

Trên thực tế, gần 70% nhà tuyển dụng thích cover letter dài từ một trang trở xuống. Vì vậy, hãy giữ cho thư xin việc của bạn ngắn gọn và đi vào trọng tâm, và nó chắc chắn không được vượt quá một trang.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm nó có dễ đọc hay không. Tương tự như sơ yếu lý lịch, hãy cố gắng tạo khoảng trắng trong thư xin việc của bạn bằng cách ngắt dòng để tránh đoạn văn bản dài và dày đặc chữ.

Lỗi đánh máy

© Freepik.com

Điều này không quá liên quan đến cách viết cover letter, nhưng lại là một lỗi phổ biến. Sơ xuất lúc nào cũng có thể xảy ra và không ai mong muốn. Điều nguy hiểm hơn chính là những sai lầm tưởng như nhỏ bé này có thể khiến bạn đánh mất cơ hội việc làm ngay trước mắt.

Vì vậy, hãy đọc đi đọc lại cover letter sau khi bạn hoàn thành nó. Điều bạn cần quan tâm không chỉ là lỗi chính tả hay ngữ pháp, mà còn là ngày/ tháng/ năm gửi, tên của người nhận cũng như tên công ty. Sau đó, bạn cũng có thể gửi thư xin việc cho một người bạn hoặc người thân nào đó để giúp kiểm tra lại.

Hãy chắc chắn 100% rằng bạn đã trao đến tay nhà tuyển dụng một lá thư xin việc không tì vết!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X