×

Revenge Bedtime Procrastination Là Gì? Hiện Tượng Hy Sinh Giấc Ngủ Để “Trả Đũa” Nhịp Sống Bận Rộn

Ngày đăng: 05/06/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 20/06/2024

Revenge bedtime procrastination là gì? Đây là một hiện trạng chung của rất nhiều người, “hy sinh thời gian ngủ” để tham gia các hoạt động giải trí cá nhân do trong ngày quá bận rộn. Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết hơn về thực trạng này, cũng như những cách hiệu quả để cân bằng lại thời gian cho bản thân.

1. Revenge bedtime procrastination là gì?

Revenge bedtime procrastination được hiểu là việc trì hoãn thời gian ngủ để tham gia các hoạt động giải trí cá nhân khác, với tinh thần bù trừ, “trả đũa” khoảng thời gian họ quá bận rộn và không thể tập trung vào bản thân trong ngày. Ví dụ, thay vì ngủ, bạn sẽ lướt mạng, xem phim đến đêm muộn.

Hành động này sẽ đem đến cảm giác tự do, bạn thậm chí cảm thấy như đang được xả bớt áp lực. Tuy vậy, nếu hành vi này kéo dài, bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề sức khỏe như: cao huyết áp, các vấn đề tim mạch, suy giảm trí nhớ, v.v.

2. Những ai thường có xu hướng “trả đũa”” này?

Revenge bedtime procrastination thường được bắt gặp ở những người làm những công việc căng thẳng và bận rộn, ông bố và bà mẹ bỉm sữa, v.v.

Điểm chung của họ là ít có thời gian dành cho bản thân trong ngày mà chỉ khi về đêm, đến giờ đi ngủ, họ mới bắt đầu có thời gian rảnh.

revenge bedtime procrastination là gì
Xu hướng trì hoãn “trả đũa” thường xảy ra ở người bận rộn, đối tượng đi làm, các bậc phụ huynh, v.v.

Đọc thêm: Bạn Đã Gặp Phải Tình Trạng Nào Trong Các Bệnh Văn Phòng Thường Gặp Này?

3. Điều gì dẫn tới tình trạng revenge bedtime procrastination?

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng revenge bedtime procrastination là do thiếu thời gian rảnh rỗi trong ngày. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác tác động đến:

  • Trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Frontiers of Psychology cho thấy revenge bedtime procrastination có mối tương quan nghịch với khả năng tự điều chỉnh. Mặc dù những người thực hiện hành vi này muốn được đi ngủ nhưng hành vi của họ lại không đúng với ý định của họ.
  • Nghiên cứu cũng chỉ ra, hành vi này có thể là kết quả của sự tương tác giữa nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm lịch trình ngủ tự nhiên và khả năng tự kiểm soát.

Việc phải đối mặt với những khó khăn và căng thẳng liên quan đến các tác động trên thế giới như đại dịch Covid 19 (năm 2019). Theo các báo cáo, khoảng 40% người trưởng thành gặp phải các vấn đề về giấc ngủ hơn trong năm.

Ngoài ra, ranh giới giữa công việc ở công ty, ở nhà, ở trường ngày càng mờ nhạt, khiến nhiều người không còn nhiều thời gian dành cho bản thân mình. Điều này khiến nhiều người chọn “hy sinh” thời gian ngủ để dành cho bản thân.

Đọc thêm: Nomophobia Là Gì? Bạn Có Phải Là Kẻ “Nghiện” Điện Thoại

4. 4 mách nhỏ giúp nhịp sống và giấc ngủ dễ thở hơn

4.1. “Giành lại”” thời gian ban ngày

Vấn đề chính của những người đang rơi vào tình trạng revenge bedtime procrastination là thiếu thời gian dành cho bản thân vào trong ngày. Do vậy, để cân bằng nhịp sống và giấc ngủ, bạn cần có chiến lược giành lại thời gian ban ngày.

Bạn có thể thực hiện mục tiêu này bằng việc lên kế hoạch và sắp xếp công việc trong ngày một cách phù hợp; đừng quên dành thời gian cho bản thân.

4.2. Luyện tập thói quen ngủ lành mạnh

Hình thành một thói quen đi ngủ, thức dậy lành mạnh, ngay cả vào cuối tuần. Bạn có thể đặt báo thức hoặc ghi chú để nhắc nhở bản thân đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, nên ngủ lúc mấy giờ? Khung giờ lý tưởng nhất được các nhà khoa học gợi ý là trước 10 giờ tối, 1 ngày ngủ khoảng 7-8 tiếng. Trong trường hợp bạn khó có thể ngủ trước 10 giờ tối, thì hãy hạn chế ngủ sau 12 giờ đêm nhé.

Ngoài ra, bạn hãy hạn chế sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị digital khác trước khi ngủ tối thiểu 30 phút có thể cải thiện giấc ngủ của bạn.

4.3. Vận động thể thao nhiều hơn

Việc tập thể dục có thể giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ, sức khỏe, cũng như đồng hồ sinh học của bạn.

4.4. Một số mẹo khác

Một số lưu ý khác để có một giấc ngủ chất lượng bạn cần biết bao gồm:

  • Không nên sử dụng đồ uống có chứa cafein, đồ uống có cồn vào buổi chiều, tối.
  • Thực hành chánh niệm, đọc sách, thiền, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc các kỹ thuật thư giãn khác trước giấc ngủ.
  • Thiết lập kỷ luật và ranh giới giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giành cho giấc ngủ của mình.
  • Hình thành thói quen ngủ đủ giấc khoảng 8 tiếng mỗi ngày. Ví dụ, muốn dậy lúc 5h sáng thì ngủ lúc mấy giờ? Nếu bạn muốn dậy lúc 5h sáng thì nên ngủ từ khoảng 9h tối hôm trước.

Đọc thêm: 8 Tips Lấy Lại Cân Bằng Trong Công Việc Và Cuộc Sống

Tạm kết

Trên đây là một đây số chia sẻ về chủ đề “Revenge bedtime procrastination là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X