×

React Native Là Gì? Vì Sao Bạn Nên Học React Native?

Ngày đăng: 06/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 06/11/2022

react native là gì

Nếu bạn quan tâm đến việc phát triển ứng dụng di động, có thể bạn đã nghe qua thuật ngữ React Native. Quả thực React Native đang ngày càng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hiện nay có nhiều ứng dụng được viết bằng React Native như Facebook, Skype, Instagram, v.v. Vậy React Native là gì? Có nên sử dụng React Native để phát triển các ứng dụng mobile hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé. 

React Native là gì? 

Ra mắt lần đầu vào năm 2015, React Native là một framework phát triển ứng dụng di động mã nguồn mở do Facebook tạo ra. React Native sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript để tạo các ứng dụng di động trên các hệ điều hành iOS và Android với một cơ sở mã duy nhất.

Tính năng này giúp các lập trình viên tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức khi phát triển ứng dụng di động. Và đó là lý do React Native trở thành một trong những framework phổ biến nhất trong ngành. Theo khảo sát của Stack Overflow năm 2021, có đến 58,08% các nhà phát triển yêu thích làm việc trên React Native trong năm qua và họ sẽ tiếp tục lựa chọn React Native trong tương lai.

React Native hoạt động như thế nào?

react native
React Native hoạt động như thế nào?

React Native hoạt động trên ba thread: 

  • Chuỗi giao diện người dùng (UI Thread): Chuỗi ứng dụng chính có quyền truy cập vào giao diện người dùng của ứng dụng
  • Shadow Thread: Thread nền sử dụng thư viện React để tính toán bố cục của ứng dụng
  • Chuỗi JavaScript (JavaScript Thread): Chuỗi thực thi có chứa mã React (JavaScript)

React Native sẽ hoạt động bằng cách tích hợp Main Thread và JS Thread cho một ứng dụng mobile. Main Thread sẽ có vai trò cập nhật giao diện người dùng (UI) và xử lý tương tác của người dùng. JS Thread là nơi thực thi và xử lỹ mã Javascript. 

Main Thread và JS Thread hoạt động độc lập vì vậy cần sử dụng một cầu nối (Bridge) để giúp 2 thread này tương tác với nhau. Cầu nối cho phép chúng chuyển đổi dữ liệu giữa thread này và thread kia, giúp chúng giao tiếp mà không phải phụ thuộc vào nhau. 

Vì sao nên học React Native? 

1. Khả năng tái sử dụng mã

Ưu điểm lớn nhất của React Native là các nhà phát triển không cần phải tạo các mã riêng biệt cho các nền tảng khác nhau (AndroidiOS). Trên thực tế, khoảng 90% mã có thể được sử dụng lại giữa hai nền tảng, giúp tăng tốc độ phát triển và mang đến hiệu quả đáng kể. Việc tái sử dụng code cũng rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và cần ít nỗ lực bảo trì hơn.

2. Live reload

Tính năng live reload của React Native cho phép bạn xem và làm việc với các thay đổi ngay lập tức. Bạn có thể thực hiện các bản sửa lỗi trong code ngay khi ứng dụng đang tải, tính năng live reload sẽ tự động refresh ứng dụng để bạn có thể thấy những thay đổi của đoạn code.

Tính năng này giúp các lập trình viên tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức tổng hợp lại app khi có thay đổi. 

3. Tập trung vào giao diện người dùng

React Native sử dụng thư viện React JavaScript để xây dựng các giao diện app cực nhanh và đáp ứng nhiều nhu cầu. Ngoài ra, framework này có khả năng kết xuất tuyệt vời và sử dụng cách tiếp cận dựa trên thành phần giúp dễ dàng tạo ra các ứng dụng với giao diện người dùng đơn giản, hoặc phức tạp.

4. Rút ngắn thời gian học

Với React Native, bạn có thể rút ngắn thời gian học vì React Native giúp bạn làm quen với việc tạo ứng dụng di động trên cả hai hệ điều hành iOS và Android. Thêm vào đó, dù phải làm quen với nhiều thứ như Javascript, React Native, hay Node, v,v, bạn cũng chỉ cần phải học thông qua một bộ công cụ duy nhất. 

5. Chi phí-Hiệu quả

Vì bạn có thể sử dụng lại mã trong React Native, nó giúp bạn tiết kiệm chi phí phát triển lên đến 40%. Bạn không cần phải thuê hai nhóm nhà phát triển Android và iOS khác nhau để tạo ứng dụng. Trên hết, có rất nhiều thành phần đã được xây dựng sẵn trong React Native giúp đẩy nhanh quá trình phát triển.

6. Plugin của bên thứ ba

Việc xây dựng một ứng dụng từ đầu có thể rất tốn kém, vì vậy React Native cung cấp một số tùy chọn plugin của bên thứ ba bao gồm các native mô-đun và JavaScript-based để các nhà phát triển sử dụng. Các plugin của bên thứ ba giúp nâng cao hiệu suất của ứng dụng và tiết kiệm thời gian phát triển app.

7. Cộng đồng phát triển

Việc có một công ty mẹ như Facebook giúp React Native nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, kỹ sư và những người đam mê công nghệ trên toàn thế giới. Đó là lý do React Native có một cộng đồng phát triển mạnh mẽ và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm sự hỗ trợ cũng như chia sẻ kiến thức của mình. 

Ngoài ra, React Native là một framework mã nguồn mở nên mọi người đều có thể đóng góp để giúp framework này phát triển hơn nữa trong tương lai. 

Đọc thêm: Lập Trình Viên Mobile Là Gì? Cần Kỹ Năng Và Học Những Gì?

Hạn chế của React Native là gì?

Bên cạnh những ưu điểm của mình, React Native cũng có một số nhược điểm cần cải thiện: 

1. Hiệu suất thấp hơn các ứng dụng gốc

React Native không thể sử dụng tất cả các tiềm năng của một nền tảng cụ thể trong khi đó ứng dụng gốc có thể tối đa hóa các chức năng và mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Tuy nhiên, việc tái cấu trúc với rất nhiều nỗ lực làm cho React Native hoạt động hiệu quả hơn, chẳng hạn như việc các ứng dụng viết bằng React Native giúp cho các ứng dụng chạy nhanh hơn nhiều trên các thiết bị có hệ điều hành cũ.

2. Không hiệu quả đối với các giao diện phức tạp

React Native tỏ ra không hiệu quả khi phát triển các ứng dụng có giao diện phức tạp. Vì vậy, nếu công ty của bạn chú trọng thiết kế phức tạp hoặc các tương tác nâng cao, bạn chắc chắn nên chuyển sang phát triển các ứng dụng gốc.

3. Thiếu một số mô-đun tùy chỉnh

Nhiều mô-đun tùy chỉnh đã có sẵn trong React Native, tuy nhiên, có một số thành phần cụ thể mà bạn sẽ buộc phải tự mình xây dựng từ đầu.

4. Sự cố cập nhật 

Rất khó để giữ cho ứng dụng luôn được cập nhật phiên bản React Native mới nhất. Trong hầu hết các trường hợp, cập nhật phiên bản React Native là một quá trình phức tạp.

Kết luận

Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu React Native là gì, những điểm mạnh và điểm yếu của React Native. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin cụ thể và đầy đủ về framework này nhé.  

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.4 / 5. Lượt đánh giá: 8

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X