×

Quản Lý Thị Trường Là Gì? Mô Tả Công Việc Quản Lý Thị Trường

Ngày đăng: 19/01/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 18/01/2023

quản lý thị trường là gì

Nếu quan tâm đến kinh doanh hay sản xuất hàng hoá, chắc hẳn bạn đã nghe đến cái tên quản lý thị trường. Đây là một ngành nghề có chức năng quan trọng trên thị trường hiện nay. Quản lý thị trường là gì và vai trò của nghề này quan trọng như thế nào. Đọc bài viết để biết thêm chi tiết nhé. 

Quản lý thị trường là gì? 

Quản lý thị trường là hoạt động giám sát, kiểm tra các hoạt động mua bán, trao đổi trên thị trường thương mại trong nước, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi đó có thể là buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm, v.v. 

Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo sự minh bạch của các hoạt động thương mại và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 

Hệ thống quản lý thị trường hiện nay

ngành quản lý thị trường
Hệ thống quản lý thị trường

Hiện nay hệ thống quản lý thị trường được chia làm 3 cấp, cụ thể như sau: 

  • Cấp Trung ương: Cục quản lý thị trường trực thuộc bộ Thương mại do Cục trưởng phụ trách. Cơ quan đại diện của cục quản lý thị trường có ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. 
  • Cấp tỉnh: Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại do Chi cục trưởng cũng là Phó giám đốc Sở Công thương) phụ trách. 
  • Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Đội quản lý thị trường trực thuộc chi cục do Đội trưởng đội quản lý thị trường phụ trách và hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên tỉnh. 

Mô tả công việc quản lý thị trường

Công việc và nhiệm vụ của quản lý thị trường được phân công theo từng cấp Trung ương, cấp tỉnh, quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 

Nhiệm vụ quản lý thị trường ở Trung ương

Ở Trung ương, Cục quản lý thị trường có những nhiệm vụ và quyền hạn được tóm gọn lại như sau: 

  • Kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, các chính sách, thể lệ trong hoạt động thương mại trên thị trường. Tiến hành thanh tra chuyên ngành thương mại. 
  • Tuyên truyền, phổ biến luật thương mại cho các cá nhân, tổ chức có hoạt động về thương mại. 
  • Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động thương mại và xử phạt các hành vi phi phạm pháp luật. 
  • Phát hiện và đề xuất giải pháp giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật về thương mại với Bộ trưởng bộ Thương mại. 
  • Quản lý, theo dõi tiêu chuẩn đối với công chức quản lý thị trường ở các địa phương.  

Nhiệm vụ quản lý thị trường ở tỉnh

Ở tỉnh, Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: 

  • Chỉ đạo các Đội quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, giám sát, nhằm phát hiện các hành vi phạm pháp như buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả kém chất lượng. 
  • Chỉ đạo các Đội quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh của các thương nhân, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật như kinh doanh không có giấy phép, lừa đảo, v.v. 
  • Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các cá nhân, tổ chức có hoạt động thương mại và báo cáo định kỳ lên Sở. 
  • Điều hành, quản lý và kiểm tra việc chấp hành quy định của các công chức, cán bộ Đội quản lý thị trường các địa phương. 

Nhiệm vụ quản lý thị trường ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường được gia phó các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 

  • Kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm, việc thực hiện đăng ký kinh doanh và chấp hành quy định. 
  • Phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thương mại theo thẩm quyền. 
  • Theo dõi tình hình thị trường trên địa bàn và báo cáo theo quy định. 
  • Đề xuất với Chi cục quản lý thị trường các biện pháp ngăn ngừa hành vi phạm pháp luật về thương mại. 
  • Thực hiện quản lý và giám sát việc chấp hành quy định của các công chức thuộc Đội theo phân cấp quản lý. 

Đọc thêm: Nhân Viên Thị Trường Là Gì? Công Việc Của Nhân Viên Thị Trường

Học ngành gì để làm quản lý thị trường? 

ngành quản lý thị trường học trường nào
Ngành quản lý thị trường học ngành nào, ở đâu?

Ngành quản lý thị trường còn khá mới mẻ, tuy nhiên từ năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã hợp tác với trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân mở chuyên ngành đào tạo về quản lý thị trường. 

Như vậy, ngoài việc theo học các ngành như Thuế, Hải quan, sự kiện này mở ra nhiều cơ hội hơn cho các bạn muốn theo đuổi ngành quản lý thị trường có thể theo học trực tiếp chuyên ngành này. 

Để vào học chuyên ngành quản lý thị trường, học sinh có thể nộp đơn ứng tuyển các tổ hợp sau: 

  • A00: Toán, Lý, Hoá
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hoá, Tiếng Anh
  • D09: Toán, Sử, Tiếng Anh

Những kỹ năng cần có của quản lý thị trường là gì? 

Để có thể làm tốt công việc của quản lý thị trường, ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo từ chuyên ngành quản lý thị trường và đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, bạn cần có một số tố chất và kỹ năng quan trọng sau: 

  • Đức tính trung thực: Đặc thù nghề nghiệp của quản lý thị trường là kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định theo pháp luật và phát hiện hành vi trái pháp luật. Do vậy, một người trung thực, nói không với gian lận, tham nhũng mới có thể làm tròn trách nhiệm của mình đối với công việc này. 
  • Kiên trì, bền bỉ: Cũng giống như công cuộc đấu tranh chống tội phạm, việc giám sát và phát hiện các hành vi trái pháp luật đôi khi rất khó khăn và không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai. Những ai đủ kiên trì để làm đến cùng mới có thể theo đuổi công việc này. 
  • Hiểu luật và làm đúng luật: Nhiệm vụ của quản lý thị trường là thực thi pháp luật khi phát hiện có sai phạm, dó đó một nhân viên quản lý thị trường cần có kiến thức, trí nhớ vững vàng để hiểu và làm theo luật. 
  • Người có sức khoẻ: Làm quản lý thị trường bạn phải di chuyển đến nhiều địa điểm, công ty, xưởng sản xuất khác nhau. Đây là công việc ít dành cho ai có thể trạng yếu. 

Làm quản lý thị trường đòi hỏi nhiều hơn chỉ là những kỹ năng được đề cập. Nếu đã theo đuổi ngành này, một điều mà bạn cần trau dồi thật nhiều đó là kinh nghiệm thực tế. 

Kết

Bài viết đã giải đáp cơ bản những thắc mắc về quản lý thị trường là gì cũng như nhiệm vụ của quản lý thị trường. Đừng quên theo dõi Glints Blog để đọc thêm nhiều nội dung hữu ích khác nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.1 / 5. Lượt đánh giá: 7

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X