×

100% Được Nhận Nếu Trả Lời Phỏng Vấn Giáo Viên Mầm Non Theo Cách Này

Ngày đăng: 06/06/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/09/2023

phong-van-giao-vien-mam-non

Năm học 2022 – 2023, tình trạng thiếu giáo viên xảy ra ở hầu hết các cấp học, từ mầm non đến phổ thông, khiến dư luận xã hội không khỏi lo lắng. Trong tổng số 107.000 giáo viên còn thiếu của các cấp học, thì số giáo viên mầm non chiếm 41%, tương ứng 44.000 người (Theo báo Hà Nội Mới). 

Nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non liên tục tăng cao. Nhà nước cũng đầu tư và chú trọng nâng cao cơ sở vật chất giáo dục mầm non. Để chọn ra những nhà giáo thực sự tận tâm và có thể đảm nhận trách nhiệm nuôi dưỡng mầm non đất nước, quy trình tuyển dụng cũng đặc biệt được chú trọng. Những kinh nghiệm và câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non sau đây sẽ có ích cho những ai có mong muốn theo đuổi nghề nghiệp thú vị và cũng đầy thử thách này. 

Cần lưu ý gì khi đi phỏng vấn giáo viên mầm non? 

Cũng giống như khi tham gia các cuộc phỏng vấn xin việc thông thường, có những lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm được để tránh mắc phải những lỗi sai không đáng có. 

Trang phục khi đi phỏng vấn giáo viên mầm non

Nghề giáo viên có những chuẩn mực nhất định về trang phục đi làm. Giáo viên ở một số nơi có thể được yêu cầu mặc áo dài. Nhìn chung, đó phải là trang phục lịch sự, nhã nhặn và phù hợp với công việc giảng dạy. 

Vì thế, khi đi phỏng vấn giáo viên mầm non, hãy diện trang phục đơn giản và lịch sự nhất có thể. Lựa chọn an toàn nhất là quần âu, áo sơ mi. Bạn cũng không nên trang điểm quá đậm và làm tóc quá cầu kỳ. Gọn gàng và chỉn chu nhất có thể là được. 

Các giáo viên mầm non nhiều khi phải lăn xả vì học sinh của họ là những em bé. Việc ăn diện quá mức có thể tạo hiệu ứng ngược lại khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Đọc thêm: 8 Lỗi Trang Phục Phỏng Vấn Bạn Nên Tránh Xa

Mang gì khi đi phỏng vấn giáo viên mầm non? 

Để chắc chắn về những gì cần mang theo, bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng. Thông thường, những đồ cần có bao gồm: 

  • Hồ sơ xin việc 
  • CV 
  • Bằng cấp/chứng chỉ
  • Giấy bút để ghi chép
  • Máy tính xách tay nếu cần thiết 
  • Điện thoại để liên lạc

Tìm hiểu kỹ về trường, lớp, cơ sở giảng dạy 

Trước buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu hoặc đọc lại thông tin về trường lớp hoặc cơ sở giảng dạy mà bạn nộp đơn vào. Văn hoá, nội quy, các bộ phận trong trường và đặc điểm học sinh ở đó ra sao, bạn cần nắm được ít nhất những thông tin cơ bản. Chúng sẽ giúp bạn trả lời được một số câu hỏi từ người phỏng vấn. 

Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu kỹ về luật lao động, quy định về lương, các loại bảo hiểm, v.v., cùng với quy định của Pháp luật về nghề giáo viên mầm non và chế độ cho giáo viên mầm non. Bạn cần nắm được những thông tin này để tránh bị xâm phạm quyền lợi khi đàm phán với nhà tuyển dụng. 

Đọc thêm: Mức Lương Giáo Viên Mầm Non Mới Nhất

nhung-cau-hoi-phong-van-giao-vien-mam-non
Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non

Các câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non hay gặp

Một phần quan trọng của cuộc phỏng vấn là màn đối đáp giữa bạn và người phỏng vấn. Bạn sẽ được hỏi lần lượt các câu hỏi phỏng vấn về bản thân, chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. 

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non phổ biến nhất đi kèm gợi ý trả lời để bạn dễ dàng chuẩn bị: 

1. Theo bạn, trách nhiệm của một giáo viên mầm non là gì? 

Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này vì họ muốn biết bạn nhận thức như thế nào về vai trò và trách nhiệm của một giáo viên mầm non. Nhận thức của bạn quyết định cách bạn làm nghề giáo. 

Bạn có thể trả lời là:

“Trách nhiệm của giáo viên mầm non bao gồm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và xã hội. Giáo viên cũng phải giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xã hội và sự tự tin, cung cấp môi trường an toàn và bảo vệ cho trẻ, đồng thời hỗ trợ phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.”

2. Tại sao bạn muốn trở thành giáo viên mầm non? 

Câu hỏi tại sao bạn muốn làm công việc này xuất hiện ở rất nhiều cuộc phỏng vấn ở bất cứ nghề nghiệp nào. Mục đích tại sao bạn trở thành giáo viên mầm non dù là gì có thể ảnh hưởng đến cách bạn làm một giáo viên như thế nào. Vì làm giáo viên mầm non là một nghề không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì thì mới có thể theo đuổi được lâu dài. 

Chính vì vậy, thái độ hời hợt, hay chỉ làm cho có sẽ không khiến một giáo viên mầm non gắn bó lâu với nghề. Câu hỏi này kiểm tra cả mục đích lẫn thái độ của bạn. 

Vì thế bạn có thể nói rằng:

“Tôi muốn trở thành giáo viên mầm non vì tôi tin rằng mầm non là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Tôi muốn giúp các em nhỏ phát triển tốt nhất có thể và trở thành những người tự tin và đầy năng lượng trong tương lai. Tôi cũng cảm thấy việc giảng dạy trẻ em rất thú vị và đầy thử thách, và tôi muốn thử sức với nó. Tôi yêu mến trẻ em và có thể kiên nhẫn trả lời mọi câu hỏi trên trời dưới đất của chúng.”

kinh-nghiem-phong-van-giao-vien-mam-non
Kinh nghiệm phỏng vấn giáo viên mầm non

3. Theo bạn, đâu là 3 phẩm chất quan trọng nhất của một giáo viên mầm non? 

Pháp luật Việt Nam có mẫu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non với 15 tiêu chuẩn nghề nghiệp. Bạn nên xem xét kỹ các tiêu chuẩn này trước khi đến phỏng vấn để có thêm thông tin ủng hộ cho câu trả lời của mình. 

Một câu trả lời hay về 3 phẩm chất quan trọng của giáo viên mầm non: 

Theo quan điểm của tôi, ba phẩm chất quan trọng nhất của một giáo viên mầm non là:

  • Tình yêu thương và sự đồng cảm: Giáo viên mầm non cần có tình yêu thương và sự đồng cảm đối với trẻ em để hiểu được cảm xúc và nhu cầu của chúng.
  • Kiên nhẫn: Trẻ em ở độ tuổi mầm non thường rất năng động và khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần có kiên nhẫn để xử lý các tình huống khó khăn.
  • Sáng tạo và linh hoạt: Giáo viên mầm non cần phải sáng tạo và linh hoạt để tạo nên các bài học và hoạt động thú vị và phù hợp với nhu cầu của từng đứa trẻ.”

4. Hãy kể về một lần có vấn đề bất ngờ với học sinh và cách bạn giải quyết

Giáo viên mầm non thường xuyên đối mặt với những tình huống bất ngờ đến từ học sinh vì các em đang trong độ tuổi ăn tuổi lớn và không ý thức được nhiều việc. Câu hỏi này rất hay để kiểm tra kỹ năng cũng như kinh nghiệm giải quyết vấn đề của bạn. 

Câu trả lời có thể là:

“Một lần tôi đang giảng dạy một lớp mầm non và một học sinh bị ngã và bị thương ở đầu. Ban đầu, tôi cảm thấy hoang mang và không biết phải làm gì. Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng bình tĩnh lại và hành động một cách dứt khoát.

Đầu tiên, tôi kiểm tra tình trạng của học sinh và đưa ra sự cứu chữa cần thiết. May mắn là em học sinh chỉ bị thương nhẹ và hoàn toàn nằm trong khả năng sơ cứu của tôi. Nếu nhận thấy vết thương nghiêm trọng tôi biết mình nên lập tức gọi cấp cứu hoặc gọi xe đưa cháu đến cơ sở y tế gần nhất. Về sự việc lúc đó, sau khi sơ cứu xong, tôi liên lạc với phụ huynh của học sinh để thông báo về tình trạng của con họ và yêu cầu họ đến trường để đưa con đi khám bác sĩ nếu cần.

Trong khi đợi phụ huynh đến, tôi đã bảo vệ khu vực xung quanh để đảm bảo an toàn cho các học sinh khác và tránh các tình huống khó xử xảy ra. Tôi cũng đã tìm cách làm dịu tâm trạng của các học sinh khác bằng cách tạo ra các hoạt động giải trí và tích cực.

Cuối cùng, khi phụ huynh đến đón học sinh, tôi đã thảo luận với họ về tình trạng của con họ và đưa ra các khuyến nghị về sự chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe của học sinh.

Tôi tin rằng việc bình tĩnh, nhanh nhạy và quyết đoán trong những tình huống bất ngờ như vậy là rất quan trọng đối với một giáo viên mầm non.”

5. Bạn có thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của học sinh? Nếu họ có những ý kiến trái chiều về cách bạn giảng dạy, bạn sẽ làm thế nào? 

Đây lại là một câu hỏi đánh vào kỹ năng cũng như nghiệp vụ giáo viên mầm non của bạn. Giao tiếp và trao đổi với phụ huynh học sinh cũng thuộc phạm vi công việc của giáo viên mầm non. Đôi khi sẽ có những tình huống phụ huynh không hài lòng với giáo viên. Nếu không giải quyết ổn thoả, hậu quả sẽ khôn lương. 

Nhà tuyển dụng sẽ muốn biết bạn có phải là một người có kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe, phản hồi và cải thiện theo góp ý tích cực hay không. 

Câu trả lời gợi ý dành cho bạn:

“Đúng vậy, tôi luôn cố gắng duy trì một mối liên hệ tốt với phụ huynh và thường xuyên trao đổi với họ về tình hình của các học sinh trong lớp. Tôi cho rằng việc này rất quan trọng để tạo ra một môi trường học tập tích cực cho các học sinh.

Nếu phụ huynh có những ý kiến trái chiều về cách tôi giảng dạy, tôi sẽ lắng nghe chân thành và cố gắng hiểu quan điểm của họ. Sau đó, tôi sẽ giải thích cho họ về nguyên tắc và phương pháp mà tôi sử dụng trong giảng dạy và cố gắng thuyết phục họ là cách mà tôi sử dụng là hợp lý và có hiệu quả.

Nếu phụ huynh vẫn không đồng ý, tôi sẽ cùng họ thảo luận để tìm ra các giải pháp khác nhau và tìm cách thích ứng với nhu cầu của từng trẻ em. Tôi tin rằng việc hợp tác chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công trong việc giáo dục và phát triển của các em nhỏ.”

Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non phổ biến. Nếu còn câu hỏi nào bạn muốn thảo luận hoặc cần gợi ý trả lời, hãy để lại dưới phần bình luận nhé. 

Kết luận

Tất cả những lưu ý và câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non kể trên đều là những kinh nghiệm có thể giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn thuận lợi. Hãy chuẩn bị kỹ và thể hiện thật tốt nhé. Chúc bạn may mắn!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 2 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X