×

10 Cụm Từ Tiếng Anh Khiến Bạn Trở Nên “Kém” Thông Minh Hơn Trong Mắt Người Nghe

Ngày đăng: 12/05/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/09/2023

tu-tieng-anh-khong-nen-dung

Ngôn từ có sức mạnh rất lớn như thuyết phục, cổ vũ xoa dịu hay thậm chí là chỉ trích. 

Dù là trong một bài phát biểu trang trọng, luận án tốt nghiệp hay một cuộc trò chuyện thông thường, từ ngữ mà chúng ta sử dụng có thể tác động rất lớn đến cách mọi người nghĩ về chúng ta. Người ta có thể đánh giá trí thông minh của bạn thông qua những gì bạn nói mặc dù có thể nó không hoàn toàn chính xác. 

Tuy nhiên, lời khuyên về việc sử dụng ngôn ngữ ra sao khi trò chuyện vẫn có ích phần nào. Trên thực tế, có những từ tiếng Anh không nên dùng vì nếu dùng chúng sẽ khiến bạn trở nên kém thông minh hơn thực tế. 

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong học tập hay công việc thì hãy tránh sử dụng những cụm từ sau đây: 

1. I don’t know

Thử tưởng tượng bạn đang ở trong một cuộc họp và sếp bạn hỏi một vấn đề vô cùng hóc búa. Đầu óc bạn bỗng trở nên trống rỗng và bạn nói rằng: “I don’t know” (Tôi không biết). 

Đó là một câu trả lời dễ hiểu đúng không nào? Không hẳn!

Một câu trả lời khẳng định như vậy thể hiện sự thiếu tư duy phản biện và là dấu hiệu của sự yếu kém. Điều này có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ vị sếp của bạn. 

Có những tiêu chuẩn về hiểu biết nhất định cho sinh viên hay người đã đi làm. Có rất nhiều thứ chúng ta chưa khám phá hết. Ngay cả những vị giáo sư hay tác giả viết sách – người thường xuyên sử dụng những từ ngữ phức tạp cũng không thể biết hết về mọi thứ. 

Tuy nhiên, nói thẳng “I don’t know” có thể khiến người nghe chỉ dừng lại ở suy nghĩ rằng bạn không có chút ý niệm nào về chủ đề đang được bàn luận và cũng không muốn tìm hiểu thêm. 

Thay vào đó, hãy nói rằng: “I’ll find out and let you know.” 

Cách nói này thể hiện rằng bạn sẵn sàng học hỏi và tìm kiếm thông tin.

2. Basically 

Khi giao tiếp, việc sử dụng từ “Basically” (Về cơ bản) có thể cản trở thông điệp mà bạn muốn truyền đạt. 

Tại sao lại như vậy? 

Basically đang được sử dụng quá mức. Nếu sử dụng từ này, lời của người nói sẽ nghe có vẻ trịch thượng và xem thường trí tuệ của người nghe. 

Trong giao tiếp, bạn có thể sử dụng những động từ hoặc tính từ để diễn tả chính xác điều mình muốn nói thay vì chêm vào những từ không có ý nghĩa rõ ràng như Basically. 

Ví dụ, nếu bạn muốn đơn giản hóa một khái niệm phức tạp, hãy dùng những cụm từ nào thay thế: “In essence” (Về bản chất), hoặc “To simplify” (Để đơn giản hoá). Những cụm từ này có thể giúp cho lời giải thích của bạn có chiều sâu và tinh tế hơn. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tách nhỏ lời nói của mình và sử dụng ngôn ngữ đơn giản thay vì lạm dụng những cụm từ phức tạp. 

Người nghe sẽ thấy thoải mái khi lắng nghe bạn. 

3. I’m not an expert, but…

Bắt đầu câu nói bằng “I’m not an expert, but…” (Tôi không phải là một chuyên gia, nhưng…) có thể làm giảm mức độ uy tín của người nói đối với vấn đề đang được bàn luận. 

Dù có gặp khó khăn trong giao tiếp hay không chắc chắn về điều mình đang nói, sẽ tốt hơn nếu bạn nói ngắn gọn và thực tế hơn là tự hạ thấp mình. 

Thêm cụm từ này vào chỉ khiến cho người nghe cảm thấy không an tâm hơn về những điều bạn sắp nói. 

Thay vì nói “I’m not an expert” hãy nói: “Based on my understanding…” (Dựa trên hiểu biết của tôi), “From my experience” (Từ kinh nghiệm của tôi), hoặc “To the best of my knowledge” (Theo hiểu biết tốt nhất của tôi). 

Những cụm từ này cũng phần nào ám chỉ chuyên môn của người nói nhưng lại không khẳng định rằng họ là chuyên gia trong một chủ đề. Các cách nói này cũng cho thấy bạn là một người có thể chia sẻ những điều giá trị. 

Ngôn ngữ đơn giản hay phức tạp đều có vị trí riêng trong giao tiếp. Điều quan trọng nên nhớ là sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và chủ đề. 

Đọc thêm: 70 Mẫu Câu Tiếng Anh Giao Tiếp Công Sở Thông Dụng

4. To be fair

Mục đích chính của việc sử dụng cụm từ “To be fair” (Công bằng mà nói) là để thừa nhận một khía cạnh khác của cuộc tranh luận hoặc tình huống. 

Bạn có thể trông thật khách quan nếu sử dụng cụm từ này. 

Tuy nhiên, nếu lạm dụng, người nghe có thể thấy bạn đang quá đề phòng hoặc không chắc chắn với những gì mình nói. 

Thay vì nói “To be fair”, hãy thử dùng “I understand your perspective” (Tôi hiểu quan điểm của bạn), “It’s important to consider” (Quan trọng để cân nhắc) hoặc nói luôn ý chính mà không cần dùng bất cứ từ hạn định nào. 

Những cụm từ thay thế này giúp luận điểm của bạn chắc chắn và tự tin hơn. Bạn có thể thừa nhận các quan điểm khác mà không làm suy yếu lập trường của chính mình. 

Tuỳ thuộc vào ngữ cảnh, các từ thay thế khác có thể là: “To be precise”, “To focus on”, “I want to clarify”. 

5. Like

“Like” thường được dùng nhiều trong giao tiếp như là một từ đệm làm cho câu nói tự nhiên hơn. Nhưng thực ra từ này đang bị dùng quá nhiều và có thể gây khó chịu cho người nghe. 

Việc làm dùng từ “Like” có thể khiến bạn giảm khả năng suy nghĩ và diễn đạt mạch lạc. Người nghe cũng khó có thể tập trung vào nội dung chính nếu bạn sử dụng quá nhiều like trong câu nói. 

Thay vì dùng like, hãy dừng lại và hít thở. Điều này giúp bạn có thời gian để tổng hợp suy nghĩ của mình cho lời nói tiếp theo mà không cần dùng đến những từ đệm. 

Bạn cũng có thể thay thế bằng các từ “For example”, “Such as”, “In the case of”. 

6. Irregardless 

Nếu bạn muốn tạo ấn tượng bằng việc sử dụng những từ vựng đao to búa lớn, thì e rằng “Irregardless” sẽ phản tác dụng. 

Bởi vì nó không thực sự là một từ. 

Cho dù có giải thích rằng đây là tiếng lóng thì nó vẫn là một từ sai. Irregardless là một từ phủ định kép và không được sử dụng trong giao tiếp trang trọng. 

Lựa chọn thay thế tốt hơn nhiều cho từ này là “regardless” (bất kể, bất chấp), “nevertheless” (tuy nhiên) hoặc “even so” (ngay cả như vậy). Những từ này mang cùng một ý nghĩa đồng thời cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác và phù hợp của người nói. 

Đọc thêm: Bí Kíp Cải Thiện 4 Kỹ Năng Tiếng Anh Đơn Giản Mà Hiệu Quả

7. It is what it is 

Đây là một cách nói sáo rỗng được sử dụng khi một người không biết phải nói gì hoặc không thể đưa ra giải pháp cho một vấn đề ngay tại thời điểm nói. 

Trong từ điển, cụm “It is what it it” được cho là thiếu chủ ngữ và động từ. Đây là cụm từ được sử dụng nhiều để thể hiện sự chấp nhận hoặc từ chức. 

Để tránh trở nên bị động trong một cuộc hội thoại, hãy thử đưa ra ý kiến hoặc giải pháp thay vì nói “It is what it is”. Nó nghe có vẻ rằng bạn đã bỏ cuộc vậy. 

Hãy sử dụng các cụm từ thay thế: “Let’s explore other options”, “Perhaps we can try this instead”. 

Nên nhớ rằng cách giao tiếp ảnh hưởng đến việc người khác nghĩ bạn thông minh như thế nào. Bằng cách lựa chọn những từ ngữ phù hợp, bạn thể hiện cho người khác thấy mình là một người thông minh và sáng suốt như thế nào. 

8. I’m sorry, but…

Thông thường, mọi người sử dụng cụm “I’m sorry, but” (Tôi xin lỗi, nhưng…) như một lá chắn cho những thông tin không mấy tốt đẹp hoặc tiêu cực sắp được nói ra. 

Nó khiến sự chỉ trích hay thông tin xấu được nói ra với tâm thế ít bị đả kích hay dễ chấp nhận hơn đối với người nghe. Ngoài ra nó giúp người nói tránh cảm giác như họ đang trực tiếp gây hấn hoặc chỉ trích người nghe. 

Vấn đề là: nếu bạn sử dụng cụm từ này thường xuyên hay không đúng cách, người nghe sẽ cảm thấy bạn đang không chân thành. 

Do đó, hãy sử dụng các cụm từ thay thế như “Thanks for your patience”, “To be frank”, “Honestly”. 

Những cụm từ này khiến cho sự truyền đạt của bản trở nên trung thực và minh bạch mà không gay gắt. 

Đọc thêm: 10 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Là Người Cực Kỳ Thông Minh

9. I died 

Ngày nay, khi tâm lý học và nhận thức ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, việc sử dụng từ ngữ sao cho chúng không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của chúng ta là hết sức quan trọng. 

Do đó, bạn cần tránh sử dụng cụm “I died”. Đây là một cụm từ thường được sử dụng để thể hiện sự ngạc nhiên hoặc sốc về một sự việc nào đó. 

Mặc dù sử dụng phép phóng đại có thể làm cuộc trò chuyện thêm sống động. Tuy nhiên, cụm “I died” có thể khiến bạn trở nên kém thông minh hơn. 

Đơn giản bởi vì đây là cách diễn đạt không cần thiết và có phần quá “drama”, và quan trọng là nó không truyền tải chính xác sự thật. 

Có những lựa chọn thay thế hay ho hơn, đó là “That really surprised me”, “I couldn’t believe what I heard” hoặc “I was shocked”. 

Những cụm từ này vẫn thể hiện trọn vẹn cảm xúc của bạn mà không làm bạn bớt thông minh. 

Ngoài ra, bạn cũng tránh được những phản ứng tiêu cực có khả năng xảy ra từ từ ngữ cực đoan như “died”. 

10. Literally 

Literally là một từ đang bị lạm dụng. 

Sử dụng “Literally” khi không cần thiết có thể khiến bạn kém thông minh hơn bình thường. Lý do là bởi đây là một từ phóng đại, không cần thiết và không thực sự làm tăng thêm giá trị cho câu nói. 

Chỉ nói rằng “I was upset” (Tôi  buồn) dường như là chưa đủ. Thay vào đó bạn nói “I was literally upset” như một cách để nhấn mạnh rằng bạn đã thực sự rất buồn.

Thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn cách sử dụng của “Literally”. 

Có ý kiến cho rằng sự phát triển và phổ biến của từ Literally tương ứng với mong muốn ngày càng tăng về những “drama” trong văn hoá của người Mỹ. 

Đừng làm dụng Literally. Khi muốn thể hiện cảm xúc thực sự của bạn cho ai đó, hãy thêm các câu miêu tả hoặc tính từ thể hiện trực tiếp cảm xúc đó một cách cụ thể và sống động nhất. 

Việc cung cấp thêm thông tin có thể khiến thông điệp của bạn trọn vẹn hơn thay vì thêm Literally vào trong câu nói. 

Theo HackSpirit

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X