×

Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên Kinh Doanh Thường Gặp Nhất

Ngày đăng: 26/07/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/09/2023

Là nhân tố thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận, vai trò của các nhân viên kinh doanh đang dần trở thành chiếc chìa khóa quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. 

Nếu bạn có niềm đam mê, yêu thích về vị trí này và đang tìm kiếm cơ hội mới, cùng tìm hiểu rõ hơn về công việc cũng như những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường được sử dụng để giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn sắp tới nhé!

Mục Lục

1. Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là những nhân tố chìa khóa giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Họ làm việc trực tiếp với các khách hàng để tiếp cận nhu cầu và hướng các nhu cầu đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy doanh thu kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tăng lên.

nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là gì

Nhân viên kinh doanh cũng là người có am hiểu tường tận về sản phẩm, dịch vụ, hỗ trợ tư vấn các giải pháp quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng, mang lại hiệu quả cao cho quá trình kinh doanh.

Để tăng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh, một nhân viên kinh doanh cần vạch ra mục tiêu cụ thể để tiến hành tiếp cận những đối tượng khách hàng tiềm năng, đồng thời chủ động tạo dựng các mối quan hệ với những đối tượng này để tối ưu khả năng chuyển đổi cho sản phẩm, dịch vụ.

Đọc thêm: Có Nên Làm Nhân Viên Kinh Doanh Không?

2. Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Bạn có thể dễ dàng hình dung các nhiệm vụ cốt lõi của một nhân viên kinh doanh qua những mô tả dưới đây:

  • Am hiểu chuyên sâu về hệ thống sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, liên tục cập nhật sản phẩm/dịch vụ mới
  • Lên kế hoạch và trình bày ý tưởng kinh doanh giúp tăng doanh số hoặc tối ưu năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường
  • Nghiên cứu, tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ.
  • Giới thiệu thông tin, lợi ích sản phẩm/dịch vụ và tư vấn, thuyết phục mua hàng
  • Tiếp nhận các đánh giá, khiếu nại về sản phẩm/dịch vụ của khách hàng để tối ưu mức độ hài lòng về sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu
  • Hỗ trợ khách hàng xử lý hồ sơ, hợp đồng liên quan khi mua hàng (nếu có)
  • Hỗ trợ xây dựng các giải pháp chăm sóc khách hàng sau mua hàng, các chương trình đặc biệt cho khách hàng thân thiết
  • Hợp tác với các bộ phận liên quan để hỗ trợ quy trình kinh doanh diễn ra hiệu quả
  • Đo lường doanh thu, kết quả kinh doanh để đề xuất những giải pháp sửa đổi, cải thiện phù hợp

3. Yêu cầu cơ bản đối với nhân viên kinh doanh 

Một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu quan trọng về cả trình độ chuyên môn lẫn các kỹ năng mềm cần thiết sau:

Yêu cầu về trình độ chuyên môn 

Về trình độ chuyên môn, một nhân viên kinh doanh cần có trình độ giáo dục tối thiểu từ bậc cao đẳng/đại học trở lên về các chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan.

Yêu cầu về kỹ năng mềm 

Đọc thêm
  • Kỹ năng giao tiếp: hỗ trợ nhân viên kinh doanh dễ dàng trình bày ý tưởng, kế hoạch kinh doanh, đồng thời tiếp cận và nắm bắt khách hàng hiệu quả, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu
  • Khả năng đàm phán, thuyết phục giúp khách hàng tin tưởng sản phẩm, dịch vụ và ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn
  • Khả năng xử lý và giải quyết vấn đề linh hoat, khéo léo
  • Khả năng lắng nghe nhu cầu khách hàng và dẫn dắt nhu cầu khách hàng đến nhu cầu mua hàng.
  • Làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm hiệu quả
  • Luôn có tác phong chỉn chu, lịch sự khi xuất hiện trước đám đông
  • Nhanh chóng thích nghi với môi trường có nhịp độ nhanh và áp lực cao
  • Tinh thần đam mê học hỏi và luôn cầu tiến

4. Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh cơ bản 

câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Thành tích/thành công nổi bật nhất trong quá trình làm nhân viên kinh doanh của bạn là gì?

Hãy dùng các số liệu, thành tích cụ thể và đúng sự thật như “Top nhân viên kinh doanh có doanh số cao nhất quý/năm”, “Nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất tháng”, v.v giúp nhà tuyển dụng nắm bắt về khả năng và lợi thế của bạn.

Thất bại lớn nhất mà bạn từng đối mặt là gì? Bạn đã rút ra được điều gì và cải thiện như thế nào?

Thành thật đối mặt với những vấp ngã của mình sẽ là một điểm cộng. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được nhiều hơn về khả năng giải quyết, xử lý vấn đề đã giúp bạn rút kinh nghiệm và cải thiện bản thân như thế nào để tốt hơn.

Bạn đã từng sử dụng phần mềm quản lí khách hàng (CRM) nào chưa?

Câu hỏi này tập trung vào những kỹ năng, phạm vi công việc mà bạn đã tham gia. Hãy giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về cách bạn tận dụng những công cụ, phần mềm có ích giúp làm việc hiệu quả hơn.

Dựa trên kinh nghiệm làm việc và những tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty, bạn cảm thấy còn điều gì cần cải thiện/có thể làm tốt hơn?

Đọc thêm

Đây là một câu hỏi quan trọng giúp bạn thể hiện sự tìm hiểu trước đó về doanh nghiệp cũng như những kinh nghiệm chuyên môn về kinh doanh, khả năng trình bày ý tưởng và tư duy sáng tạo.

Tuy nhiên, hãy đề xuất một cách khéo léo với vai trò là một người đóng góp để tránh trường hợp người đối diện cảm thấy bạn đang chê bai hoặc bạn có phần tự cao.

Bạn đã có kinh nghiệm tiếp cận chu kỳ bán hàng ngắn hạn hay dài hạn? Hãy mô tả nhiệm vụ chi tiết?

Đọc thêm

câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh này, doanh nghiệp muốn tìm hiểu rõ hơn về quá trình bán hàng mà bạn đã từng thực hiện. Ngắn hạn thể hiện qua quá trình mua hàng được thực hiện nhanh chóng. Dài hạn thể hiện qua quá trình mua hàng diễn ra trong thời gian dài, đòi hỏi cần có thời gian nuôi dưỡng và tiếp cận khách hàng để dẫn đến quyết định mua hàng.

Đối với vị trí trước đây, mục tiêu của bạn chủ yếu là nuôi dưỡng khách hàng cũ, hay tìm kiếm khách hàng mới hơn?

Đọc thêm

Đây là một câu hỏi giúp nhà tuyển dụng khai thác những kinh nghiệm làm việc trước đây. Đối với từng mục tiêu, hay mô tả cụ thể những cách thức, kế hoạch kinh doanh mà bạn đã tham gia để nuôi dưỡng khách hàng cũ hoặc tìm kiếm khách hàng mới.

Bạn nghĩ rằng mình có những tố chất gì để có thể trở thành nhân viên kinh doanh ở công ty chúng tôi?

Đọc thêm

Đối với một nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy sự phù hợp với phạm vi công việc, những giá trị bạn có thể mang đến cho công ty.

Bạn cũng có thể trình bày thêm về mục tiêu phát triển của bản thân trong những năm tiếp theo, và bạn nhận thấy những điều công ty mong muốn cũng phù hợp với mục tiêu của bạn.

Bạn đã từng gặp phải áp lực gì trong quá trình làm nhân viên kinh doanh ở công ty trước đây? Bạn đã tìm cách điều chỉnh bản thân như thế nào?

Đọc thêm cách trả lời

Đối với một nhân viên kinh doanh, có rất nhiều áp lực xảy đến từ phía khách hàng lẫn doanh nghiệp.

Các áp lực trong doanh nghiệp thường là về doanh số hay khó khăn trong các khâu của quy trình bán hàng: tìm kiếm khách hàng, xây dựng mối quan hệ, kế hoạch kinh doanh không hiệu quả, v.v

Các áp lực về khách hàng thường là vấn đề khách hàng khó tính, từ chối sản phẩm, phản ứng tiêu cực, khiếu nại về sản phẩm/dịch v.v

Bạn hãy sử dụng những tố chất, kỹ năng mình đã có để trình bày cách bạn đã áp dụng để thay đổi, thích nghi và vượt qua áp lực, từ đó dẫn đến kết quả như thế nào? Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá rõ hơn về khả năng giải quyết vấn đề và cách đối mặt với áp lực.

Con đường sự nghiệp của bạn sẽ trông như thế nào trong 3-5 năm tới?

Mục tiêu phát triển hành trình nghề nghiệp của bạn trong 3 – 5 năm tiếp theo sẽ là cơ sở giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mục tiêu, tham vọng của bạn về công việc này.

Bạn thường cập nhật thông tin về xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh như thế nào?

Đây là một câu hỏi mở rộng hơn để nhà tuyển dụng đánh giá cách bạn học hỏi, cập nhật kiến thức chuyên môn như thế nào? Đây sẽ là một điểm cộng lớn thể hiện đam mê và tinh thần luôn học hỏi của bạn.

5. Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh 

Hãy dành ít thời gian trước khi phỏng vấn để tham khảo qua những điều cần lưu ý dưới đây khi chuẩn bị tham gia phỏng vấn cho vị trí nhân viên kinh doanh. Sự chuẩn bị tốt không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn giúp tạo thêm nhiều thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng.

kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh thành công

Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp trước khi phỏng vấn

Đọc thêm

Để góp phần giúp buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, điều cần làm đầu tiên là tìm hiểu kỹ càng về doanh nghiệp, bao gồm:

  • Lịch sử, hoạt động kinh doanh: am hiểu về hành trình phát triển, mô hình/lĩnh vực kinh doanh, các cột mốc quan trọng của doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động cũng như các định hướng phát triển trong tương lai 
  • Hệ thống sản phẩm, dịch vụ: hiểu rõ về các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh
  • Đối thủ và thị trường: Nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ về định vị của doanh nghiệp trong thị trường

Sự chuẩn bị này thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho buổi phỏng vấn và bạn đã thực sự sẵn sàng để bắt đầu công việc mới.

Điểm lại kiến thức và kinh nghiệm

Đọc thêm

Nhìn lại hành trình nghề nghiệp của mình và các kiến thức chuyên môn, các khóa học đã tham gia, các kỹ năng mềm và các chứng chỉ ngoại ngữ/thành tích nổi bật đã đạt được. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh, tự tin và trình bày những thông tin về bản thân một cách lưu loát hơn trong buổi phỏng vấn.

Lưu ý về tác phong

Đọc thêm

Là một ứng viên cho vị trí nhân viên kinh doanh – vị trí đòi hỏi một vẻ ngoài chỉn chu, lịch sự, bạn nên có một sự đầu tư nghiêm túc về trang phục, tóc tai và các món đồ dùng cần thiết để tăng thêm thiện cảm trong mắt người đối diện, đồng thời cũng giúp bạn tự tin thể hiện bản thân hơn.

Duy trì tinh thần thoải mái

Đọc thêm

Sau khi đã chuẩn bị tất cả những điều trên, bạn đừng quên chuẩn bị thêm một tinh thần thoải mái bằng cách đi ngủ sớm, thực hiện vài động tác yoga cơ bản để giữ nhịp thở, cố gắng không nghiêm trọng hóa buổi phỏng vấn và nói chuyện như một buổi trao đổi công việc bình thường.

Bên cạnh đó, hãy cố gắng đến sớm hơn thời gian đã hẹn khoảng 15 phút để bạn có thêm chút khoảng trống trước buổi phỏng vấn để ôn lại những điều đã chuẩn bị và giúp tâm lý bình tĩnh hơn.

6. Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn kinh doanh, bán hàng khác

Ngoài các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh cơ bản trên đây, Glints còn có các bộ câu hỏi dành cho các vị trí khác trong ngành sales. Dù là nhân viên telesales, nhân viên bán hàng có hay chưa có kinh nghiệm, bạn cũng sẽ tìm được bí kíp hữu ích cho mình với những tài nguyên dưới đây. Tham khảo ngay bạn nhé!

Xem thêm các chủ đề khác

Kết luận

Việc chuẩn bị và nghiên cứu đầy đủ những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh sẽ giúp bạn tăng thêm sự tự tin và bình tĩnh khi gặp nhà tuyển dụng.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt những tố chất cần thiết cho một nhân viên kinh doanh sáng giá và giúp ích cho hành trình trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp của bạn. Để tìm kiếm những cơ hội làm việc hấp dẫn, đừng quên truy cập Glints Việt Nam nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.8 / 5. Lượt đánh giá: 4

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X