×

Nhân Viên R&D Là Gì? Các Cấp Bậc Và Cơ Hội Việc Làm Ngành R&D

Ngày đăng: 31/05/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 29/05/2023

Mỗi ngày, thị trường tiếp nhận rất nhiều sản phẩm và dịch vụ mới mẻ để phục vụ những nhu cầu rất mới của người tiêu dùng. Chính vì thế, vai trò của nhân viên R&D ngày càng quan trọng.

Vậy, R&D là làm gì và nhân viên RD là gì? Họ đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của công ty? Các chuyên viên R&D cần sở hữu những kỹ năng, bằng cấp thế nào để thành công trong sự nghiệp? Cùng Glints tìm hiểu tất tần tật về ngành nghề này nhé!

Tổng quan ngành R&D

1. R&D là ngành gì?

Đúng như tên gọi, R&D (Research and Development – Nghiên cứu và Phát triển) trong doanh nghiệp chính là hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới,… nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển hướng đến khai phá những “điểm huyệt tâm lý” (insight) mới về sản phẩm/ dịch vụ.

Tiếp đến, nhân viên RD sẽ áp dụng những dữ liệu ấy để tạo nên sản phẩm/ dịch vụ có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của thị trường (người tiêu dùng, khách hàng,…) tốt hơn.

2. Phân loại công việc R&D

Hoạt động R&D chia thành 4 nhóm chính, cụ thể như sau:

  • Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm): hoạt động này hoặc nhằm mục đích tạo ra sản phẩm mới (thiết kế, tính năng, chất liệu,…), hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại. Ví dụ, bộ phận R&D đã thực hiện nghiên cứu, phát triển để tạo nên  kẹo Annabelle vị xoài muối ớt phù hợp với khẩu vị xu hướng ăn uống của giới trẻ Việt.
  • Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ): hoạt động này nhằm tạo ra những công nghệ mới để cải tiến những sản phẩm hiện thời. Ví dụ như công nghệ chiết xuất hương liệu trong ngành sản xuất thực phẩm, thức uống,…
  • Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì): bao bì sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết thương hiệu cũng như phần nào hiểu về tính năng của sản phẩm. Thế nên, đội R&D bao bì phải hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về bao bì sản phẩm, từ đó tạo nên những sản phẩm vừa tốt về tính năng, vừa đẹp trong hình thức.
  • Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình): có thể nói, đây là hình thức nghiên cứu – phát triển khác hẳn so với ba loại hình trên. Không nghiên cứu – phát triển sản phẩm hữu hình mà là hoạt động cải tiến một quy trình, cơ chế hoạt động,… Bởi lẽ, một quy trình được cải tiến sẽ mang đến hiệu suất cao hơn cho doanh nghiệp.
r&d là làm gì
Một hình thức Product R&D trong ngành ẩm thực.

Nhân viên RD là gì?

Nhân viên RD đảm nhiệm việc đào sâu thông tin về sản phẩm và nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Từ những dữ liệu ấy, họ sẽ nghĩ ra những phương án phát triển sản phẩm để chúng phục vụ tốt nhất cho thị trường. Sau đó, bộ phận R&D sẽ đề xuất những giải pháp mang tính chiến lược để trình bày cho các cấp lãnh đạo. 

Có thể nói, nhân viên R&D là lực lượng nòng cốt quyết định đến sự thành bại của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang đến. Bởi lẽ, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu như hiện nay, các sản phẩm phải tạo được sự khác biệt, mới mẻ và đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người dùng. 

Công việc của nhân viên R&D

Đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, vậy công việc cụ thể của nhân viên RD là gì? Glints đã tổng hợp một vài đầu việc chính mà các chuyên viên R and D phải thực hiện mỗi ngày, cụ thể như sau:

1. Phân tích, tổng hợp

Có thể nói, đây là hoạt động thường trực nhất của bộ phận R&D. Từ các nhân viên R&D tới R&D engineer, họ phải liên tục cập nhật và phân tích những thông tin liên quan đến dự án mới, sản phẩm mới cũng như các nhóm khách hàng tiềm năng liên quan đến dự án đó.

Từ những thông tin quan trọng ấy, nhiệm vụ tiếp theo của nhân viên RD là tổng hợp chúng để chuyển giao sang các phòng ban liên quan. Có thế, các bộ phận như Sale, Marketing, Thiết kế,… sẽ biết cách cải tiến sản phẩm dựa trên những dữ liệu quan trọng. 

2. Nghiên cứu đối tượng mua hàng

Sản phẩm tốt là một yếu tố quan trọng, nhưng nếu sản phẩm không đánh trúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu thì xem như vô nghĩa. 

Chính vì thế, bộ phận R&D nói chung và nhân viên R&D nói riêng phải luôn nghiên cứu và thấu hiểu tất tần tật mọi thông tin về khách hàng: độ tuổi, khu vực sinh sống, hành vi tiêu dùng, thu nhập… 

Một khi hiểu rõ đối tượng mua hàng, mọi yếu tố của sản phẩm phải luôn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 

công việc research and development là gì
Từ nghiên cứu khách hàng đến đo đạc dữ liệu, R and D phải làm khá nhiều việc.

3. Đo đạc dữ liệu

Mỗi dự án đều hàm chứa khối lượng dữ liệu lớn, đặc biệt là các dự án liên quan đến hàng triệu đối tượng tiêu dùng.

Vì vậy, nhân viên R&D phải biết cách thức ghi chép, quản lý và phân tích dữ liệu để mang đến những thông tin phù hợp nhất cho người dùng.

4. Chia sẻ nội dung

Vì nhân viên R&D phải làm việc với khối lượng thông tin rất lớn, thế nên việc thấu hiểu nội dung là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, họ còn là người truyền đạt những thông tin quan trọng đến các bộ phận liên đới. Vì thế, việc chia sẻ nội dung cần phải thật rõ ràng, rành mạch. 

Đọc thêm: Nhân viên phát triển sản phẩm là gì?

Kỹ năng của vị trí nhân viên RD là gì?

1. Kiến thức chuyên môn vững chắc

Bất kì ngành nghề nào cũng sẽ yêu cầu kiến thức chuyên môn vững vàng. Đặc biệt đối với ngành nghề đặc thù như nhân viên R&D, kiến thức chuyên môn sẽ càng được chú trọng hơn.

Bởi lẽ, họ là người trực tiếp nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty. Họ phải hiểu thật rõ mọi thông tin về sản phẩm và người tiêu dùng để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.

2. Khả năng chịu áp lực

R&D đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của một sản phẩm khi chúng được tung ra thị trường. Chính vì thế, công việc của nhân viên R&D sẽ phải đối diện với rất nhiều áp lực và căng thẳng. 

Bên cạnh đó, bộ phận R&D sẽ phải làm việc nhiều với thông tin, nội dung, dữ liệu,… nên đòi hỏi sự chính xác và tính cập nhật cao. Điều này cũng gây nên không ít áp lực đối với các nhân viên làm việc trong bộ phận này. 

yêu cầu ngành research and development là gì
Ngành R&D yêu cầu ở bạn khả năng chịu áp lực lớn.

3. Khả năng ngoại ngữ

Các thông tin tài liệu mà nhân viên R&D tiếp xúc mỗi ngày thường đến từ nguồn tài nguyên nước ngoài. Do đó, khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp họ nhanh chóng cập nhật, phân tích và tổng hợp các dữ liệu gốc. 

Không chỉ thế, công việc R&D trong các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia cũng là một tiềm năng rất lớn. Khả năng ngoại ngữ sẽ giúp các chuyên viên R&D giao tiếp dễ dàng với đối tác, khách hàng và các cấp lãnh đạo là người nước ngoài. 

4. Sáng tạo, năng nổ

Không chỉ là những thông tin, dữ liệu khô cứng, chuyên viên R&D hoàn toàn có thể sáng tạo để mang đến những thông tin thú vị và truyền cảm hứng đến các bộ phận liên đới. Bên cạnh đó, họ cũng cần khả năng sáng tạo để đề xuất những định hướng, chiến lược sản phẩm để gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.

5. Kỹ năng giao tiếp

Quá trình nghiên cứu – phát triển sản phẩm không thể nào được thực hiện một mình mà đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều chuyên viên khác nhau trong cùng một bộ phận. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc nhóm là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Không chỉ thế, việc truyền đạt thông tin phải rõ ràng, rành mạch và khúc chiết. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp chuyên viên R&D mang lượng thông tin ấy đến với các bộ phận liên quan thật rành mạch để việc cải tiến sản phẩm được diễn ra thuận lợi. 

Đọc thêm: Cách Giao Tiếp Hiện Tại Của Bạn Đã Hiệu Quả Chưa? 

5. Mức lương của nhân viên R&D

Mức lương của nhân viên R&D rất đa dạng tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của ứng viên cũng như quy mô của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, nhân viên R&D có mức lương thu nhập từ 6 – 15 triệu đồng/tháng.

Khi các chuyên viên tích lũy đủ kinh nghiệm, mức thu nhập sẽ lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng cùng các khoản phúc lợi hấp dẫn.

Còn mức lương của vị trí R&D Manager là gì? Mức lương trung bình có thể lên đến 44.000.000 đồng – 127.600.000 đồng/tháng.

Để có cơ hội làm việc tại vị trí R&D, bạn có thể tìm kiếm các thông tin tuyển dụng tại Glints với rất nhiều vị trí hấp dẫn!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X