Ngày đăng: 12/08/2023 | No Comments
Ngày cập nhật: 14/08/2023
Công nghệ RPA là gì? Công nghệ RPA hay công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot đã và đang nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Theo đó, RPA developer đang trở thành một ngành nghề vô cùng hấp dẫn. Vậy RPA developer là gì? Để giúp bạn hiểu hơn về công nghệ RPA cũng như công việc của một nhà phát triển RPA, Glints sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
RPA được viết tắt từ cụm Robotic Process Automation có nghĩa là tự động hóa quy trình bằng robot.
RPA có thể làm gì? Công nghệ này được tạo ra với mục đích sao chép hành động của con người và thực hiện các công việc mang tính lặp đi lặp lại để nâng cao hiệu quả công việc.
RPA được hoạt động như thế nào? Theo đó, RPA tương tác trực tiếp trên giao diện của ứng dụng, phần mềm, trình duyệt, v.v. Một cách dễ hiểu, con người có nhiệm vụ đào tạo cho các robot ảo quy trình làm việc trên các ứng dụng khác nhau, chẳng hạn như: gửi tin nhắn xác nhận, nhận form, v.v.
RPA được ứng dụng để thay thế các tác vụ mang tính thủ công và lặp lại, và tuân theo các quy tắc cụ thể. Đặc biệt, có khả năng làm việc với dữ liệu đã được cấu trúc hóa.
Vậy RPA developer là gì? Họ một nhà phát triển công nghệ RPA. Nhiệm vụ của họ là thiết kế, phát triển, triển khai và duy trì các giải pháp RPA để tự động hóa các quy trình công việc thủ công và lặp đi lặp lại. Họ sở hữu vốn kiến thức sâu về các công cụ RPA như UiPath, Automation Anywhere, Blue Prism và nhiều công nghệ RPA khác.
Đọc thêm: Top 5 Kỹ Năng AI Được Săn Đón Nhất Tại Châu Á
Việc áp dụng công nghệ RPA có thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp trong việc tự động hóa các quy trình, qua đó giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế những lỗi thường gặp do con người gây ra.
RPA là một trong 10 xu hướng công nghệ phát triển hàng đầu trên thế giới trong những năm 20 của thế kỷ XXI, tốc độ tăng trưởng có thể đạt mức 20% mỗi năm, theo Gartner chia sẻ.
Theo báo cáo của Grand View Research, quy mô thị trường RPA đến năm 2028 dự kiến đạt 13.74 tỷ USD.
Sau khi đã nắm rõ về khái niệm “RPA developer là gì?”, trong phần này, Glints sẽ giúp bạn hình dung cụ thể hơn về chân dung một RPA developer chuyên nghiệp.
Đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm thường được yêu cầu tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành liên quan đến công nghệ, hoặc đã từng học về lập trình và ngôn ngữ lập trình.
Đối với ứng viên đã có kinh nghiệm, ngoài những yêu cầu về học vấn kế trên, cần có ít nhất một chứng chỉ nâng cao trong lĩnh vực RPA được cấp bởi UiPath hoặc các nền tảng RPA khác. Nếu bạn sở hữu càng có nhiều chứng chỉ RPA, bạn tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng.
Dưới đây là bộ kỹ năng vô cùng quan trọng mà một RPA developer cần sở hữu:
Khi làm việc với RPA, developer sẽ phải làm việc với nhiều quy trình khác nhau. Do đó, khả năng xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, tư duy logic và phân tích dữ liệu rất quan trọng để có thể phân tích input và output cho quy trình.
Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ nghề nghiệp nào, và RPA developer cũng không phải là một ngoại lệ. Trong quá trình làm việc, để có thể phát triển một con bot cần rất nhiều chi phí.
Khi đó, kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn thuyết phục được cấp trên, khách hàng lựa chọn RPA. Bên cạnh đó, các lập trình RPA cần tư vấn và gợi ý những lựa chọn tốt nhất cho cấp trên, khách hàng hiểu về khả năng của con bot.
Công nghệ RPA hiện quá phổ biến tại nước ta, do đó, các tài liệu chủ yếu được viết bằng tiếng Anh. Bởi vậy, kỹ năng ngoại ngữ tốt sẽ là một lợi thế để bạn tích lũy, trau dồi kiến thức, cũng như có nhiều cơ hội để trao đổi với cộng đồng RPA developer trên thế giới.
Ngoài những kỹ năng kể trên, nếu bạn muốn thăng cấp sự nghiệp lên các vị trí quản lý thì việc học kỹ năng viết document (SDD, PDD); và các kỹ năng quản lý khác là điều rất quan trọng.
Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ, do đó, RPA được dự đoán sẽ cũng sẽ phát triển mạnh mẽ và trở thành một lĩnh vực hấp dẫn nhân tài.
Do mới xuất hiện tại Việt Nam, nên việc tuyển dụng những nhân sự RPA developer chất lượng còn nhiều khó khăn.
Đọc thêm: Ngành Kỹ Thuật Điều Khiển Và Tự Động Hóa: Ra Làm Gì, Thu Nhập Ra Sao?
Một RPA developer có lộ trình thăng tiến như thế nào? Cùng tham khảo sơ đồ phát triển nghề nghiệp dưới đây nhé.
RPA Developer Intern => RPA Developer Fresher => Junior RPA Developer = Middle RPA Developer => Senior RPA Developer => RPA Developer Leader => RPA Solution Architecture.
Đọc thêm: Prompt Engineering Là Gì? Những Điều Bạn Không Thể Bỏ Lỡ Về Cách Viết Prompt Hiệu Quả
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về RPA Developer – một nghề nghiệp được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp hiểu về nghề RPA developer là gì, cũng như có thêm nhiều góc nhìn thú vị về nghề nghiệp này.
Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề trên, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.
Leave a Reply