×

Dược Sĩ Là Gì? Tiềm Năng & Vai Trò Nghề Dược Sĩ

Ngày đăng: 08/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 31/05/2023

duoc-si-la-gi

Ngày nay, khi mà thế giới vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng do dịch Covid mang lại, thì sức khỏe vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu, nay lại càng được chú trọng hơn. Chính vì thế, cùng với sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe thì ngành y tế nói chung và ngành dược sĩ nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trong.

Vậy các bạn hãy cùng Glints tìm hiểu ngành dược sĩ là gì? tiềm năng và vai trò của ngành này trong xã hội hiện nay nhé.

Nghề dược sĩ là gì? 

Dược sĩ hay còn gọi là Pharmacist trong tiếng Anh, là những người làm việc trong ngành y tế, với chuyên môn chủ yếu là về các loại tân dược liệu. Cụ thể hơn, dược sĩ sẽ đảm nhận các vai trò như nghiên cứu, sản xuất và bào chế ra các loại thuốc mang tính đặc trị được sử dụng trong y tế.

Hơn thế, bên cạnh bác sĩ thì dược sĩ còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay, cùng với sự phát triển của thời đại thì ngày càng có nhiều loại ảnh hưởng xấu thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. 

Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn sự tấn công của các mầm bệnh, dược sĩ chính là những người có khả năng nghiên cứu và bào chế ra các loại thuốc đặc trị cũng như vaccine hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cộng đồng.

Chính vì thế, dược sĩ có vị trí vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng.

vai trò của dược sĩ là gì
Dược sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.

Mô tả công việc của dược sĩ 

Dưới đây là những mô tả chi tiết về công việc của dược sĩ:

  • Bán thuốc chính xác dựa theo đơn của bác sĩ
  • Hướng dẫn cặn kẽ liều dùng cũng như công dụng của thuốc cho bệnh nhân nắm rõ được các loại thuốc mình đang sử dụng
  • Giải thích cặn kẽ và cảnh báo cho bệnh nhân các tác dụng phụ của thuốc.
  • Từ đó đưa ra các khuyến cáo cho bệnh nhân về an toàn khi dùng thuốc.
  • Tư vấn cho bệnh nhân các loại thuốc hay thực phẩm chức năng có thể sử dụng kèm nhằm cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn.
  • Theo dõi việc nhập, xuất thuốc trong bệnh viện. Phụ trách phân phối thuốc theo toa của bác sĩ cũng như theo dõi quá trình dùng thuốc của bệnh nhân
  • Hướng dẫn và đào tạo cho các thực tập sinh mới về kiến thức chuyên môn cũng như thực hành thực tiễn.

Các vị trí dược sĩ

Công nhân dược 

Công nhân dược là gì? Công nhân dược là những người làm việc chủ yếu trong các nhà máy, xí nghiệp dược phẩm chuyên sản xuất và điều chế thuốc. Mỗi công nhân ở từng bộ phận sẽ có từng nhiệm vụ riêng biệt.

Nhưng nhìn chung, công việc chính của công nhân dược thường thiên về tay chân, chủ yếu là khâu đóng gói hàng, kiểm tra lại lỗi và làm cho các chuỗi cung ứng tân dược phẩm.

Dược sĩ lâm sàng

Dược sĩ lâm sàng là gì? Đây là những nhân viên y tế đặc biệt. Nhiệm vụ chính của các dược sĩ là trực tiếp làm việc với các chuyên gia y tế và các bác sĩ để có thể theo dõi tình trạng và đưa ra được đơn thuốc có tác dụng hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân. 

Điểm khác biệt giữa các dược sĩ lâm sàng và các dược sĩ khác là các nhân viên này được phép làm việc trong các cơ sở ý tế để cùng tương tác và hỗ trợ các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân ở các trung tâm y tế, phòng khám và bệnh viện.

Dược sĩ lâm sàng là những nhân viên y tế được đào tạo thông qua các chương trình đào tạo nội trú và được trang bị những kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiêm lâm sàng qua đào tạo. 

Chính vì thế, dược sĩ lâm sàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân và kết hợp chặt chẽ với các bác sĩ điều trị để đưa ra được toa thuốc có tác dụng hiệu quả nhất và cũng như theo dõi và hỗ trợ bệnh nhân điều trị thuốc.

Dược tá

Vị trí dược tá là công việc không thể thiếu trong các nhà thuốc và cũng là vị trí được bắt gặp thường xuyên nhất. Các dược tá có nhiệm vụ chính là cung cấp và bán thuốc cho các quầy cấp thuốc ở các quầy thuốc của các phòng khám, bệnh viện và các nhà thuốc.

Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất thuốc cũng là nơi cần sự có mặt của các nhân viên dược tá. 

chi tiết các nghề ngành dược
Các vị trí thuộc nghề dược sĩ bạn nên biết.

Dược sĩ trung học 

Các nhân viên dược sĩ được đảm nhiệm vai trò phụ tá hay trợ lý của các dược sĩ Đại học và có năng lực làm việc trong tất cả các mảng của ngành dược được gọi là dược sĩ trung học

Tuy nhiên, dược sĩ Trung học vẫn có thể được giao cho những nhiệm vụ như một dược sĩ Đại học tại các vùng sâu vùng xa.

Dược sĩ đại học 

Cơ hội việc làm cũng như tương lai rộng mở sẽ chờ đón các sinh viên khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng dược sĩ Đại học. Công việc chính của các nhân viên dược sĩ đại học là trực tiếp tham gia vào việc nghiên cứu dược phẩm, sản xuất thuốc, phân phối thuốc cũng như quản lý Nhà nước về dược.

Các hạng của dược sĩ

Hiện nay dược sĩ được phân thành bốn cấp bậc khác nhau. Cụ thể là có 4 hạng dược sĩ:

  • Dược sĩ cao cấp (hạng 1): Dược sĩ cao cấp nhiệm vụ chủ trì, tổ chức công tác cấp phát, cung ứng, sử dụng thuốc, hóa chất và nguyên liệu và bảo quản vật tư y tế. Hơn thế nữa, dược sĩ chuyên khoa hạng 1 cần có vai trò đảm nhiệm các công tác có tính chuyên môn cao.
  • Dược sĩ chính (hạng 2): Dược sĩ chuyên khoa 2 là gì? Dược sĩ chính hay còn gọi là dược sĩ chuyên khoa 2 có nhiệm vụ giống như dược sĩ cao cấp. Những điểm khác biệt duy nhất là thay vì chủ trì các công tác tổ chức như dược sĩ cao cấp thì dược sĩ hạng 2 phải tham gia xây dựng các kế hoạch cung ứng, cấp phát,v.v.
  • Dược sĩ hạng 3: Dược sĩ hạng 3 là gì? Theo như thăng cấp bậc, dược sĩ hạng 3 là dược sĩ được xếp ở cấp bậc 3, có nhiệm vụ và vai trò xây dựng, đưa ra kế hoạch và thực hiện công tác bảo quản, cung cấp và phát thuốc, vật tư y tế, các loại hóa chất cũng như các nguyên vật liệu bào chế thuốc.
  • Dược sĩ hạng 4: Dược sĩ hạng 4 là gì? Tương tự dược sĩ hạng 3, dược sĩ hạng 4 là những dược sĩ được xếp ở bậc thứ 4. Nhiệm vụ chính của họ cấp phát thuốc, cung ứng các loại vật tư ý tế, pha chế và kiểm nghiệm chất lượng của thuốc. 

z

Phẩm chất, kỹ năng của dược sĩ

Dưới đây là những yêu cầu cần có của một dược sĩ:

Trình độ

Đầu tiên, theo học và được đào tạo tại các trường dược uy tín. Điểm tuyển của các ngành y dược rất cao, cùng với đó là thời gian đào tạo của kéo dài hơn nhiều so với các ngành khác. 

Để đăng ký giấy phép hành nghề, các dược sĩ cần cung cấp chứng chỉ hành nghề của mình với yêu cầu 2 năm kinh nghiệm tại các vùng cao, vùng sâu hoặc là có kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở dược trong 5 năm.

Kỹ năng và phẩm chất

Dưới đây là những tiêu chuẩn chung về phẩm chất và đạo đức của một dược sĩ:

  • Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
  • Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
  • Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
  • Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
  • Coi trọng việc kết hợp y-dược hiện đại với y-dược cổ truyền;
  • Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

Bên cạnh những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thì các kỹ năng chuyên môn là những yêu cầu bắt buộc mà một dược sĩ cần có. Dưới đây là những kỹ năng mà một dược sĩ có chuyên môn cao cần có:

  • Khả năng tư duy: Đặc trưng của ngành dược là lượng kiến thức đồ sộ lại dễ nhầm lẫn nên yêu cầu các dược sĩ và người theo học cần có khả năng tư duy. Chỉ như vậy thì những kiến thức học được mới phát huy được tác dụng trong việc chẩn đoán và kê đơn thuốc chính xác.
  • Nghiên cứu và chế biến thuốc: Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng của ngành dược vì các dược sĩ cần nắm rõ về nguồn gốc của các mầm bệnh. Từ đó nghiên cứu ra phương thuốc điều trị bệnh cũng như dạng thuốc phù hợp.
  • Khoa học và công nghệ dược: Công nghệ dược phẩm hiện nay phát triển vô cùng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Chính vì sự phát triển liên tục này mà các dược sĩ được yêu cầu phải siêng năng tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới liên tục.
  • Dược xã hội: Đây là kĩ năng hỗ trợ dược sĩ cách tư vấn cũng như hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời tránh trường hợp người dân tự ý tiêu thụ thuốc sai cách, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thu nhập và cơ hội nghề dược sĩ là gì?

lương dược sĩ
Lương dược sĩ có cao hay không?

Thu nhập của dược sĩ

So với các ngành khác thì nhìn chung thu nhập của các dược sĩ là khá cao. Tuy nhiên, thu nhập của các dược sĩ chắc chắn sẽ có sự chênh lệch dựa trên bằng cấp và vị trí làm việc hiện tại của họ. 

Cục thuế, thu nhập của các dược sĩ hiện nay có thể dao động trong khoảng từ 10.000.000 Vnd/tháng đến 50.000.000 Vnd/tháng. Quả là một mức lương hấp dẫn phải không nào.

Cơ hội nghề nghiệp cho các Dược sĩ

Nhân lực ngành Dược tại các trung tâm y tế, công ty dược phẩm cũng như các bệnh viện ngày càng thiếu hụt trầm trọng trong khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài sản xuất và cung ứng thuốc muốn đẩy mạnh đầu tư vào dài hạn vào nước ta.

Chính sự thiếu hụt về nhân lực đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các sinh viên ngành Dược. Hơn thế nữa, công việc của ngành dược rất đa dạng, đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều cơ hội học tập, phát triển cho các dược sĩ. 

Từ đó hỗ trợ các dược sĩ có thêm cơ hội để khẳng định bản thân bên cạnh việc đóng cho xã hội. Hiện nay, việc thành lập các công ty dược phẩm, mỹ phẩm đang là xu hướng phát triển của các dược sĩ.

Đọc thêm: Top 10 Các Ngành Dễ Kiếm Việc Làm Tại Việt Nam Hiện Nay

Học dược sĩ ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành dược sĩ nổi tiếng mà bất kì sinh viên dược nào cũng muốn theo học. Dưới đây là danh sách các trường đại học nổi tiếng trên thế giới trong việc đào tạo ngành dược:

  • Trường đại học Y dược Oxford
  • Trường đại học Y dược Harvard
  • Đại học John Hopkins – Mỹ
  • Đại học Stanford – Mỹ
  • Đại học California – San Francisco
  • Đại học Y dược David Geffen của Đại học California
  • Viện giảng dạy ngành y tại đại học College London – Anh
  • Đại học Yale – New Haven
  • Trường đại học Y dược của học viện Karolinska – Thụy Điển

Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam cũng có những trường đại học nổi tiếng về chuyên ngành Y dược. Dưới đây là danh sách các trường đại học tiêu biểu:

  • Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Trường Đại học Y dược Thái Bình
  • Đại học Y dược Hải Phòng
  • Học viện Quân Y
  • Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam
  • Trường Đại học Y khoa Vinh
  • Đại học Y dược Huế
  • Trường Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Khoa Y – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Y dược Cần Thơ

Đọc thêm: Bộ phận HSE là gì?

Lời kết 

Glints đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về Dược sĩ là gì và các vai trò của nghề dược sĩ cũng như những vấn đề liên quan như dược sĩ học ở đâu. Theo đuổi ngành dược sẽ mang lại rất nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập tương đối khá cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

Hy vọng với những kiến thức mà Glints cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành Y dược và cũng giúp bạn xác định liệu năng lực và đam mê của mình có phù hợp với ngành dược hay không và từ đó đưa ra lựa chọn chắc chắn hơn về việc liệu có nên theo đuổi hay không.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 2.6 / 5. Lượt đánh giá: 9

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X