×

Ngành Vật Lý Trị Liệu Là Gì? Mức Lương Ngành Vật Lý Trị Liệu Chức Năng

Ngày đăng: 12/11/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/11/2022

Ngành vật lý trị liệu là gì? Ngành vật lý trị liệu học những gì? Học vật lý trị liệu ra làm gì, ở đâu? Đây là số ít trong rất nhiều thắc mắc được các bạn trẻ quan tâm về ngành học này đặt ra. Cùng Glints khám phá tất tần tật về ngành học này trong bài viết dưới đây nhé.

Ngành vật lý trị liệu là gì?

Ngành vật lý trị liệu là một chuyên ngành trong Y học phục hồi đem đến cho con người phương pháp điều trị nhằm phục hồi các chấn thương, suy giảm vận động, bệnh tật, v.v. Phương pháp điều trị vật lý trị liệu tập trung vào sự phục hồi, phòng ngừa và điều trị các chức năng vận động nhiều nhất có thể.

Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không sử dụng thuốc mà sử dụng các tác nhân vật lý như nước, không khí, tia X, điện, tia hồng ngoại, thể dục thể thao, dưỡng sinh, v.v.

Ngành vật lý trị liệu học gì?

Khi theo học ngành vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sinh viên sẽ được trang bị kiến thức các môn chuyên ngành như:

  • Các nguyên tắc cơ bản của chuyển động
  • Thực hành lâm sàng
  • Giải phẫu người
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Dược lý
  • Sinh học và di truyền
  • Nguyên tắc luyện tập
  • Động học và cơ sinh học, v.v.

Nếu bạn đam mê lĩnh vực vật lý trị liệu bạn có thể theo đuổi các chuyên ngành dưới đây:

  • Vật lý trị liệu thể thao: Đối với các vận động viên, các chấn thương xuất hiện như là một điều không thể tránh. Với vai trò là một bác sĩ trị liệu bạn sẽ giúp các vận động viên phục hồi, cải thiện chức năng của cơ bắp và quay lại với sự nghiệp nhanh nhất.
  • Vật lý trị liệu nhi khoa: Chuyên ngành này sẽ phù hợp với các bạn yêu trẻ con bởi bạn sẽ làm việc nhiều với đối tượng là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên. 
  • Vật lý trị liệu lão khoa: Người già thường gặp nhiều vấn đề xương khớp, do đó công việc của bạn sẽ là giúp họ khắc phục tình trạng bệnh và vượt qua những cơn đau nhức.
  • Điện sinh lý học lâm sàng: Chuyên ngành này bao gồm hai hình thức điều trị bao gồm: điều trị liệu và xử trí vết thương. Liệu pháp điện liên quan tới việc sử dụng điện cơ – một thủ tục để xác định tình trạng sức khỏe của tế bào thần kinh và cơ. Nhờ đó, các chuyên gia trong lĩnh vực này có thể hỗ trợ người bệnh điều trị các chứng rối loạn ở dây thần kinh hoặc cơ.
  • Chỉnh hình: Đây là một trong những chuyên khoa vật lý trị liệu phổ biến nhất, hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương, dây chằng, gân, cơ, khớp của người bệnh.

Học vật lý trị liệu ra làm gì?

nghề nghiệp ngành vật lý trị liệu
Học vật lý trị liệu ra làm gì?

Theo dự báo, trong giai đoạn từ 2026 – 2050, tỷ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm 10 – 19.9% cơ cấu dân số của nước ta. Bên cạnh đó, số liệu về người khuyết tật của nước ta là 7 – 10% dân số. Do đó nhu cầu nhân lực ngành phục hồi chức năng là vô cùng lớn.

Hiện tại, ngành y tế nước nhà đang thiếu hụt khoảng 10 nghìn bác sĩ và kỹ thuật viên phục vụ chức năng. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội việc làm trong tương lai. Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại:

  • Làm việc tại trung tâm phục hồi chức năng: Nhu cầu khám và phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng. Do đó, tại các phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng luôn rộng cửa với các kỹ thuật viên và bác sĩ phục hồi chức năng giỏi với mức đãi ngộ hấp dẫn.
  • Bệnh viện công lập: Hệ thống bệnh viện từ trung ương đến địa phương đều có khoa phục hồi chức năng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham dự kỳ thi công nhân viên chức hoặc ký hợp đồng làm việc tại các bệnh viện này.
  • Viện dưỡng lão: Người lớn tuổi là một đối tượng cần được chăm sóc và điều trị vật lý trị liệu nhiều nhất. Bởi người cao tuổi thường vướng nhiều vấn đề về sức khỏe, xương khớp, v.v.
  • Đoàn thể thao: Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành vật lý trị liệu thể thao bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các đoàn thể thao để hỗ trợ các vận động viên điều trị và xử lý kịp thời các chấn thương.
  • Điều trị tại nhà, mở phòng khám cá nhân: Trong trường hợp bạn không muốn làm việc tại các phòng khám, bệnh viện bạn hoàn toàn có thể mở dịch vụ điều trị tận nhà cho người bệnh. Các bệnh nhân không có thời gian đến bệnh viện hay các trung tâm phục hồi chức năng và người gặp khó khăn trong việc di chuyển thì đây là một dịch vụ lý tưởng.

Công việc của kỹ thuật viên vật lý trị liệu

Một kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ làm gì? Cùng Glints khám phá ngay trong phần này nhé. 

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về công việc của bác sĩ điều trị vật lý trị liệu:

  • Tiếp đón, khám và chẩn đoán tình trạng bệnh
  • Đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân
  • Theo dõi, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị
  • Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân liên quan đến phương pháp, quá trình điều trị
  • Ghi chép đầy đủ quá trình điều trị của bệnh nhân

Công việc của một kỹ thuật viên ngành vật lý trị liệu bao gồm:

  • Lấy thông tin của người bệnh từ hồ sơ bệnh án hoặc bác sĩ điều trị cho bệnh nhân
  • Theo dõi, quan sát tình hình bệnh nhân, qua đó đưa ra đánh giá về khả năng hồi phục của họ
  • Lập kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân
  • Điều trị trực tiếp cho bệnh nhân hoặc sử dụng máy móc có ứng dụng phương pháp vật lý trị liệu
  • Kiểm tra thường xuyên hoạt động của máy móc phục vụ trong việc điều trị
  • Đánh giá hiệu quả điều trị của người bệnh, đưa ra phương án điều chỉnh (nếu cần thiết)
  • Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cùng phối hợp điều trị
  • Ghi chép quá trình điều của bệnh nhân

Mức lương ngành vật lý trị liệu chức năng

Mức lương của một bác sĩ hay kỹ thuật viên vật lý trị liệu bao nhiêu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đang quan tâm về ngành học này đặt ra. 

Theo đó, mức thu nhập của một người lành nghề dao động từ 400.000- 500.000 đồng/giờ. Ở trình độ khá trở lên thì mức thu nhập dao động từ 200.000 – 300.000 đồng/ giờ. Có thể thấy, mức lương này tương đối ổn so với các nghề nghiệp khác.

Mức lương của nhân sự ngành này sẽ phục thuộc vào hai yếu tố chính:

  • Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của bạn càng cao thì cơ hội nhận được mức lương tốt của bạn càng lớn.
  • Chức vụ và nơi công tác: Mức lương của các vị trí quản lý như trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng thường cao hơn vị trí nhân sự thông thường. Mức lương tại các bệnh viện lớn và nhỏ cũng sẽ có sự khác biệt.
Trình độ và nơi công tác quyết định mức lương ngành vật lý trị liệu chức năng.

Đọc thêm: Occupational Therapy Là Gì? 5 Kỹ Năng Cần Có Của Occupational Therapist

Học vật lý trị liệu ở đâu?

Các trường đại học có ngành vật lý trị liệu? Ngành vật lý trị liệu lấy bao nhiêu điểm?

Nếu bạn muốn trở thành một bác sĩ vật lý trị liệu thường sẽ không có các đơn vị đào tạo ngay từ đầu. Bởi vật lý trị liệu là một bộ môn nhỏ trong ngành học. Do đó, để công tác tại vị trí này, các bác sĩ cần học chứng chỉ phục hồi chức năng. 

Nếu bạn mong muốn trở thành một kỹ thuật viên vật lý trị liệu, bạn có thể theo học tại các cơ sở giáo dục như trường cao đẳng, trung cấp y. 

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về ngành vật lý trị liệu mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về ngành học này, cũng như truyền thêm động lực cho bạn nếu bạn thực sự yêu thích ngành học thú vị này.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X