×

Ngành Quản Trị Nhà Hàng Khách Sạn Là Gì? Có Dễ Xin Việc Không?

Ngày đăng: 29/08/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Sau giai đoạn đại dịch Covid, các ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn cũng đã trở lại “đường đua” của mình. Công việc này vẫn thu hút được nhiều nguồn nhân lực, những bạn trẻ đang có hứng thú muốn làm việc trong ngành quản lý nhà hàng khách sạn. 

Để hiểu rõ hơn ngành quản lý nhà hàng khách sạn là gì, bạn hãy cùng Glints Việt Nam cập nhật cho mình một số thông tin cơ bản nhé!

Quản lý nhà hàng khách sạn là gì?

Quản lý nhà hàng khách sạn là công việc cung cấp nhân lực và đảm nhiệm các hoạt động bên trong một khách sạn hoặc nhà hàng. Và tuỳ theo từng quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp, nhân viên quản lý sẽ có những công việc cụ thể khác nhau. Công việc sẽ liên quan đến điều hành, tổ chức, hoạch định, giám sát, kiểm tra, v.v., các cá nhân và quy trình trong các cơ sở khách sạn, nhà hàng.

Đối với vị trí quản lý cấp cao hơn, bạn phải có kỹ năng quan sát và theo dõi một cách bao quát về mọi công việc hay phòng ban mà mình quản lý.

quản lý nhà hàng khách sạn là gì
Vị trí quản lý nhà hàng khách sạn là gì? 

Nghề quản lý nhà hàng khách sạn làm công việc gì? 

Để trả lời cho câu hỏi công việc của một quản lý nhà khách sạn là gì, hãy cùng chúng mình tìm hiểu tiếp nhé!

Đây là 3 công việc bạn sẽ thường gặp nhất khi bước chân vào ngành dịch vụ quản trị khách sạn nhà hàng

Quản lý hoạt động tài chính

Đầu tiên, nhân viên đảm nhận vị trí quản lý hoạt động tài chính sẽ chuyên phụ trách các công việc liên quan đến các con số, chi phí, v.v. Bạn phải có trách nhiệm:

  • Theo sát các báo cáo về chi phí, doanh thu và lợi nhuận của khách sạn, nhà hàng. 
  • Đề ra các kế hoạch/phương án tăng doanh thu hoặc cân đối chi phí. 
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh.
  • Theo dõi những khoản thu chi, tiền khách tip hằng ngày của nhân viên, đơn bán hàng. 

Quản lý và đào tạo nhân sự

Bên cạnh khâu quản lý hoạt động tài chính, nhân viên quản lý nhà hàng khách sạn còn chịu trách nhiệm cho mảng quản lý nhân sự. Nhân viên quản lý nhà hàng hàng khách sạn còn phải đào tạo nhân sự của mình khi cần thiết.

  • Phân công, sắp xếp lịch, đôn thúc nhân viên làm việc theo đúng tiến độ và quy định của khách sạn – nhà hàng.
  • Bảo vệ và đảm bảo được quyền lợi cũng như sức khỏe của mọi nhân viên.
  • Đề xuất, tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới. 
  • Đánh giá năng lực của nhân viên. 

Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng

Đây là một công việc bắt buộc bạn phải luôn tiếp nhận và giải quyết những tình huống phát sinh bất ngờ từ phía khách hàng, nhân viên cấp dưới. Cụ thể:

  • Trực tiếp giải quyết những vấn đề khi nhân viên của bạn có thể giải quyết chưa thỏa đáng hoặc phát sinh, khiến khách hàng vẫn chưa hài lòng. 
  • Theo dõi và đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, gây ấn tượng với họ. 

Ngoài những vị trí mà đã được nhắc đến, ở một số khách sạn nhà hàng, còn có các vị trí khác như: Quản trị thương hiệu, quản lý cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, v.v. 

Ở mỗi vị trí đều sẽ có những yêu cầu nhất định từ nhà tuyển dụng. Để biết thêm thông tin, bạn có thể tìm hiểu trên trang tìm việc của Glints Việt Nam nhé. 

Những yêu cầu để trở thành quản lý nhà hàng khách sạn

Vậy yêu cầu để trở thành nhà quản lý nhà hàng khách sạn là gì? Cùng Glints tham khảo ngay bên dưới nhé!

quản trị nhà hàng khách sạn là gì
Yêu cầu để trở thành một quản trị nhà hàng khách sạn là gì?

Có kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc

Đối với vị trí quản lý, bạn phải cần có kỹ năng sắp xếp và phân công công việc sao cho khoa học, quản lý thúc đẩy các bộ phận và nhân viên làm việc được hiệu quả hơn. 

Với các kế hoạch cụ thể, chi tiết sẽ giúp nhân viên làm việc có trình tự, và công việc quản lý của bạn cũng được dễ dàng hơn. Và cuối cùng, công việc của mọi người có thể đúng tiến độ và đạt hiệu quả. 

Hiểu biết sâu rộng về văn hóa – xã hội

Là một ngành cung cấp dịch vụ đặc thù, nếu bạn trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về văn hoá – xã hội, chúng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều đấy! Đặc biệt, am hiểu kiến thức văn hóa – xã hội sẽ giúp bạn nắm bắt được tâm lý của khách hàng. 

Môi trường làm việc đa văn hoá chắc chắn sẽ có sự khác biệt giữa các vùng miền trong và ngoài nước. Mỗi khách hàng đến từ một vùng miền sẽ có nét văn hoá, lối sống, khẩu vị ăn uống khác nhau.

Vì vậy, nếu am hiểu kiến thức, bạn sẽ dễ dàng phục vụ, tạo được thiện cảm và sự hài lòng của khách hàng.

Có kỹ năng giao tiếp tốt, năng động và nhạy bén

Vai trò của giao tiếp đối với quản lý khách sạn là gì? Đối với ngành nghề như quản lý khách sạn nhà hàng, phần lớn bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều người. Và nếu là quản lý, bạn không chỉ phải giao tiếp tốt với khách hàng mà còn cần giao tiếp với nhân viên của mình.

Chính vì thế, nắm bắt tâm lý của mọi người không chỉ đòi hỏi bạn nhạy bén mà hơn thế nữa là sự linh hoạt trong trao đổi và giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc.

Khả năng chịu áp lực cao

Thực tế, lĩnh vực nào bạn cũng sẽ chịu một áp lực nhất định. Là một quản lý khách sạn nhà hàng, bạn cũng cần phải “tôi luyện” cho mình khả năng chịu áp lực cao. 

Những nhà quản trị sẽ gặp phải những tình huống cần được giải quyết một cách linh hoạt, chủ động.  Với số lượng công việc dày đặc. Tiêu chuẩn về chất lượng công việc nhà hàng khách sạn cũng ngày một nâng cao để đáp ứng nhu cầu của khách.

Điều này vô hình chung sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn. Việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là rất quan trọng.

Chu đáo, tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi chi tiết 

Để có được phong thái chuyên nghiệp của một nhân viên ngành dịch vụ, trong vô số yếu tố nhất định bạn phải luôn học hỏi và giữ được tính chu đáo, cẩn thận trong mọi chi tiết khi làm việc. 

“Kim chỉ nam” của một nơi cung cấp dịch vụ tốt, chất lượng cao chính là sự hài lòng của khách hàng hoặc nơi đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không.

Ví dụ: Bạn cần chu đáo, tỉ mỉ trong quá trình bố trí, sắp xếp phòng ở, bàn ăn, dịch vụ trong khách sạn, v.v.

Ngoại ngữ tốt

Với nền kinh tế và khả năng hội nhập cao như hiện nay, ngoại ngữ tốt cũng sẽ là một lợi thế cho bạn. 

Khi làm việc trong ngành khách sạn nhà hàng mang tính cạnh tranh, ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn ghi điểm với các đối tác hoặc khách hàng đến từ quốc gia khác. Kỹ năng ngoại ngữ tốt còn giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, linh hoạt khi giao tiếp.

Nếu bạn muốn cơ hội phát triển nghề nghiệp tại những khách sạn, nhà hàng có tên tuổi, mang tầm quốc tế thì ngoại ngữ là điều bắt buộc. Hãy trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình nhé!

Đọc thêm: Trở Thành Chuyên Gia Tiếng Anh Cùng 15 Phần Mềm Học Ngoại Ngữ Hàng Đầu

Ngành quản trị khách sạn có dễ xin việc?

Để trả lời câu hỏi “ngành quản trị khách sạn có dễ xin việc?”, có thể nói cơ hội việc làm của nghề quản lý khách sạn rất rộng mở. Đặc biệt, ngành du lịch còn đang là một trong các ngành dễ xin việc làm nhất hiện nay.

nghề quản lý nhà hàng
Tiềm năng và cơ hội ngành quản lý nhà hàng khách sạn là gì?

Môi trường làm việc năng động và hội nhập quốc tế như khách sạn nhà hàng luôn được xem là “vùng đất màu mỡ”, mở ra cơ hội cho các bạn trẻ thử sức.

Để trở thành cấp quản lý, bạn có thể bắt đầu từ vị trí nhân viên tại những bộ phận mà bạn đang định hướng, để có được cái nhìn bao quát nhất. Để từ đó, khi lên cấp quản lý, bạn có thể hiểu rõ hơn tính chất công việc và tích lũy kinh nghiệm xử lý vấn đề.

Thử thách của ngành quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn có khó không? Mỗi công việc đều có những thử thách riêng, và quản lý khách sạn cũng không phải ngoại lệ.

Áp lực lên sức khoẻ, thời gian

Đặc thù ngành quản trị khách sạn là bạn sẽ không có giờ làm cố định mà sẽ theo ca, chẳng hạn như ca sáng, đêm, ca gãy, v.v. Một số trường hợp sẽ bắt buộc bạn phải trực ca, tăng ca giai đoạn cao điểm, dẫn tới đồng hồ sinh học và cuộc sống thường ngày bị ảnh hưởng.

Áp lực về tinh thần

Khi làm nhân viên hoặc quản lý ngành khách sạn, bạn sẽ cần giao tiếp với nhiều người. Và không phải lúc nào các mối quan hệ này cũng đẹp đẽ như tưởng tượng.

Khi đối mặt với các vị khách khó tính, hoặc bị khách hoặc cấp trên phàn nàn, bạn sẽ không tránh khỏi việc bị sụt giảm tinh thần làm việc. Vì vậy, bạn cần sở hữu một tinh thần thép và sức bền về mặt tâm lý để có thể làm tốt trong ngành khách sạn.

Dễ nản khi mới bắt đầu

Không ít người nghĩ rằng sau khi học Quản trị khách sạn là có thể lập tức lên vị trí quản lý. Tuy vậy, chúng ta không nên ảo tưởng vì không phải việc gì cũng dễ dàng.

Nhiều bạn có thể bị hụt hẫng khi công việc có vẻ không như mơ khi bắt đầu làm việc. Nhưng dù có phải bắt đầu từ các vị trí không cao như phục vụ bàn, dọn phòng, v.v, bạn cần nhớ rằng tinh thần cầu tiến và sự chăm chỉ mới là yếu tố quan trọng quyết định thành công.

Thu nhập của ngành quản trị khách sạn

Mức lương của các vị trí ngành quản lý khách sạn được khá nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu. Hiện tại, mức lương khởi điểm khi mới bắt đầu làm tại doanh nghiệp tương đối ổn.

Tuy nhiên, lương khởi điểm của ngành quản trị khách sạn còn phụ thuộc nhiều yếu tố như:

  • Năng lực và vị trí công việc bạn đang đảm nhiệm
  • Thời gian cống hiến cho công ty
  • Thành tựu đạt được trong công việc
  • Quy mô công ty
  • Tính chất công việc
  • Kinh nghiệm làm việc trước đó
  • Mức phụ cấp của công ty

Do vây, bạn có thể thỏa thuận với nhà tuyển dụng để deal mức lương phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản mức lương khởi điểm rơi vào khoảng:

  • Cấp nhân viên: 6-8 triệu VNĐ/ Tháng
  • Cấp quản lý: 15-20 triệu VNĐ/ Tháng

Bạn có thể tìm được việc quản lý nhà hàng, khách sạn với mức lương khá tốt tại trang Việc làm của Glints!

Kết luận

Chúng mình hi vọng thông qua bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về vị trí quản lý nhà hàng khách sạn là gì và các kỹ năng cần có. Để từ đó, bạn có thể xác định được định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.

Nếu bạn có đam mê với nghề quản lý nhà hàng khách sạn này, hãy chuẩn bị nền tảng kiến thức và kỹ năng đầy đủ để theo đuổi nghề.

Chúc bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X