×

Ngành Cơ Điện Tử Có Dễ Xin Việc? Tiềm Năng Của Ngành Nghề Hot Trong Tương Lai

Ngày đăng: 23/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 23/04/2023

Học ngành cơ điện tử có dễ xin việc? Triển vọng nghề nghiệp của ngành cơ điện tử tại thị trường Việt Nam

Cơ và kỹ thuật điện tử là ngành nghề đóng vai trò mấu chốt trong nhiều lĩnh vực đời sống. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, tiềm năng của ngành cơ điện tử ngày càng mở rộng.

Vậy ngành cơ điện tử có dễ xin việc? Chuyên ngành nghe có vẻ khô khan này có gì thực sự thú vị? Hãy cùng Glints giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

Khái quát về ngành cơ điện tử 

Trước khi trả lời cho câu hỏi ngành cơ điện tử có dễ xin việc, bạn nên hiểu khái quát về ngành này.

Cơ điện tử là một lĩnh vực đa ngành đề cập đến các bộ kỹ năng cần thiết trong ngành sản xuất như tự động, hiện đại, tiên tiến. Bằng sự kết hợp của cơ khí, điện tử và máy tính, các chuyên gia cơ điện tử tạo ra các hệ thống đơn giản hơn, thông minh hơn. Cơ điện tử là nền tảng thiết yếu cho sự phát triển của tự động hóa trong sản xuất.

Cơ điện tử liên quan đến người máy, hệ thống điều khiển và hệ thống cơ điện. Bạn có thích cơ khí, người máy hay thiết bị sản xuất không? Bạn có sở trường giải quyết các vấn đề sáng tạo không? Bạn có thích các hoạt động kỹ thuật và tự động hoá không? Bạn có thể làm việc tốt với tư cách là thành viên của một nhóm không? Nếu câu trả lời là có, cơ điện tử là dành cho bạn.

Ngành cơ điện tử có tiềm năng nghề nghiệp rất lớn trong tương lai
Ngành cơ điện tử có tiềm năng nghề nghiệp rất lớn trong tương lai

Đọc thêm: Công Việc Kỹ Sư Cơ Khí Là Gì? Cơ Hội Phát Triển Của Ngành Kỹ Sư

Tiềm năng phát triển của ngành cơ điện tử

Cơ điện tử là một lĩnh vực công nghệ cao và đang có nhu cầu nhân sự cấp thiết. Trên thực tế, nhiều địa phương đã xác định cơ điện tử là một nghề “ưu tiên cao” với cơ hội việc làm mở rộng.

Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp cải tiến và chuyển sang sử dụng các hệ thống thông minh, tinh vi như người máy, kỹ thuật cơ điện tử sẽ tiếp tục phát triển dựa trên nhu cầu này. Các doanh nghiệp sản xuất đang xem xét nâng cấp công nghệ cũng cần các kỹ sư cơ điện tử để đánh giá hiệu quả và chi phí của dây chuyền lắp ráp.

Các kỹ sư cơ điện tử tạo ra và tương tác các loại robot tự động trong các dây chuyền của nhà máy. Đó có thể là hệ thống, dây chuyền của các sản phẩm gia công, thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, kỹ sư cơ điện tử còn có thể phụ trách các vấn đề liên quan đến máy bay không người lái, thiết kế hệ thống điều khiển cho các chuyến đi trong công viên giải trí, phát triển nguyên mẫu, v.v.

Một số chuyên gia cơ điện tử làm việc trong các công ty với vai trò thiết kế và bảo trì thiết bị tự động. Vị trí này là thiết yếu ở các ngành như sản xuất, khai thác mỏ, hàng không, robot, quốc phòng và vận tải. Các kỹ sư cơ điện tử còn có thể làm việc ở các công ty sản xuất lớn, hàng loạt. Dựa vào tiến bộ của công nghệ, tiềm năng phát triển của ngành cơ điện tử là vô hạn.

Ngành cơ điện tử ra trường làm gì?

Vậy học ngành cơ điện tử có dễ xin việc không? Ngành cơ điện tử ra trường làm gì? Tiếp sau đây Glints sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn. Dưới đây là danh sách các vị trí mà một sinh viên tốt nghiệp ngành cơ điện tử có thể đảm nhận:

  • Kỹ sư/kỹ thuật viên người máy
  • Kỹ sư tự động hóa
  • Kỹ sư thiết kế/xử lý sự cố hệ thống điều khiển
  • Kỹ sư thiết kế điện tử
  • Kỹ sư thiết kế cơ khí
  • Nhà khoa học dữ liệu/nhà phân tích dữ liệu lớn
  • Kỹ sư thiết bị
  • Kỹ sư phần mềm

Quả là nhiều cơ hội việc làm phải không nào! Nhưng cụ thể vai trò của một kỹ sư cơ điện tử trong từng lĩnh vực là như thế nào? Phải tiếp theo đây sẽ giải đáp cho bạn:

Trong Sản xuất hiện đại và Công nghệ Robot

Tấm bằng cơ điện tử sẽ cung cấp cho bạn nền tảng kỹ thuật vững chắc trong lĩnh vực chế tạo máy. Nếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và robot, bạn sẽ có cơ hội làm việc với những người máy tự động trong y khoa hay thậm chí là một phần của các cải tiến trong quân đội.

Vai trò của kỹ sư cơ điện tử trong lĩnh vực này là xây dựng các giải pháp về tự động hoá để cải thiện chất lượng, số lượng và năng suất sản xuất. Bạn sẽ quản lý và khắc phục sự cố liên quan đến robot, thiết bị điện và tự động hoá.

Đồng thời, bạn còn phải đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm mình tạo ra đều tuân thủ các tiêu chuẩn của ngành về chất lượng và độ an toàn.

Đọc thêm: Ngành automotive là gì?

Trong Dịch vụ Viễn thông và Thông tin

Bạn có thể đóng vai trò như kỹ sư điện áp cao, kỹ thuật viên hiện trường hoặc cáp, kỹ thuật viên mạng, v.v. Tầm quan trọng của vị trí này là không thể bàn cãi khi nó ảnh hưởng đến nhiều người dùng.

Trách nhiệm của một kỹ sư cơ điện tử ở mảng viễn thông bao gồm cài đặt, bảo trì và sửa chữa điện thoại di động, mạng máy tính, thiết bị truyền hình, cáp quang, hệ thống điện và hơn thế nữa.

Trong Nông nghiệp, Thực phẩm và Lâm nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp ở các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và lâm nghiệp đang phát triển nhanh chóng cho các ứng viên có bằng kỹ sư cơ điện tử. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí trong quá trình vận hành và canh tác.

Cụ thể như thiết kế nhà kính để tăng sản lượng lương thực, bộ điều khiển chương trình để quản lý hệ thống tưới tiêu hoặc thậm chí sử dụng các nguyên tắc kỹ thuật để đảm bảo sức khỏe và tính bền vững của rừng.

Sinh viên nghành cơ điện tử sau khi ra trường có thể làm kỹ sư thiết bị
Sinh viên nghành cơ điện tử sau khi ra trường có thể làm kỹ sư thiết bị

Đọc thêm: Ngành Kỹ Sư Nông Nghiệp Làm Gì? Học Trường Nào? Thi Khối Nào?

Nghề Cơ điện tử trong Vận tải và Logistics

Vận tải và Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nền kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp cơ điện tử có thể đảm nhiệm nhiều vị trí trong chuỗi cung ứng. Bạn có thể làm việc với máy móc được thiết kế riêng, cơ sở hạ tầng máy tính mạnh mẽ, quy trình và thiết bị vận chuyển phức tạp, v.v.

Nói tóm lại, bạn sẽ sử dụng kiến ​​thức toàn diện về cơ điện tử để duy trì hoạt động của các công ty lớn cũng như mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Khái quát về mức lương, đãi ngộ của ngành cơ điện tử tại Việt Nam

Cơ điện tử là một ngành có nhu cầu tuyển dụng cao. Chính vì thế, mức lương ngành cơ điện tử và đãi ngộ của ngành này tại Việt Nam rất hấp dẫn. Một trong những vị trí mà sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận là kỹ sư tự động hoá. Mức lương bình quân của vị trí này dao động trong khoảng 12-13 triệu đồng/tháng.

Những kỹ sư có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao có thể nhận từ 36-40 triệu đồng/tháng.

Một vị trí phổ biến khác của ngành cơ điện tử là kỹ thuật viên điện tử. Ở mức độ cơ bản, chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhận mức lương từ 8-9 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất ghi nhận được ở vị trí này là khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư tự động hoá cũng nhận được mức đãi ngộ cao so với mặt bằng chung. Một kỹ sư đảm nhận vai trò vận hành và bảo trì máy móc có mức lương trong khoảng từ 8-15 triệu đồng/tháng. Kỹ sư điện tử cũng là một vị trí mà bạn có thể cân nhắc. Sinh viên tốt nghiệp ngành cơ điện tử ở mảng này có thể nhận 7-8 triệu đồng/tháng.

Mức lương ngành cơ điện tử tuỳ thuộc vào năng lực và vị trí chuyên môn
Mức lương ngành cơ điện tử tuỳ thuộc vào năng lực và vị trí chuyên môn

Top các trường đào tạo ngành cơ điện tử tốt nhất ở Việt Nam

Cơ điện tử là một ngành mang tính chuyên môn hoá cao. Để có thể trở thành một kỹ sư cơ điện tử lành nghề, bạn cần được tạo điều kiện thực hành thường xuyên trong quá trình đào tạo. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành cơ điện tử tốt nhất ở Việt Nam:

  • Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Bách khoa TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM 

Đọc thêm: Nhân Viên ISO Là Làm Gì? – Cơ Hội Nghề Nghiệp Không Thể Bỏ Lỡ

Kết luận

Ngành cơ điện tử đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò cốt lõi trong việc hiện đại hoá và tự động hóa các ngành công nghiệp. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, tiềm năng và cơ hội của ngành này càng được nhân rộng.

Vậy là bạn đã cùng Glints giải đáp thắc mắc cho việc ngành cơ điện tử có dễ xin việc. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngành nghề này. Nếu có gì thắc mắc, đừng ngần ngại điền vào phần bình luận và cùng đón chờ thêm nhiều bài viết hấp dẫn từ Glints nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.7 / 5. Lượt đánh giá: 22

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X