×

Ngành Bán Dẫn Là Gì? Tiềm Năng Khổng Lồ Của Công Nghiệp Bán Dẫn Ở Việt Nam

Ngày đăng: 26/04/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 06/05/2024

Ngành bán dẫn là gì? Ngành công nghệ bán dẫn học ở đâu? Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn như thế nào? Để giải đáp những câu hỏi này, cũng như tìm hiểu thêm về ngành bán dẫn, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Ngành bán dẫn là gì?

Ngành bán dẫn là ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, máy tính, và thiết bị di động bằng việc sử dụng chất bán dẫn. Các vi mạch và chip được sản xuất từ chất bán dẫn có độ dẫn điện ở mức trung gian giữ chất dẫn điện và chất cách điện.

Đây là một ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu. Đồng thời, là nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác.

Ngành công nghệ bán dẫn bao gồm 4 lĩnh vực chính:

  • Thiết kế vi mạch
  • Sản xuất bán dẫn
  • Kiểm thử đảm bảo
  • Đóng gói bán dẫn

Ngành công nghệ bán dẫn tiếng Anh là gì? Theo đó, ngành học này có tên tiếng Anh là “Semiconductor technology”.

ngành công nghiệp bán dẫn là gì
Ngành công nghiệp bán dẫn là gì? Chip bán dẫn, vi mạch bán dẫn là những định nghĩa phổ biến nhất khi nhắc đến ngành này.

2. Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam

  • Về yêu cầu nhân lực và quy mô đầu tư:

Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đã và đang chứng minh tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Theo đó, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn như Intel, Synopsys, Infineon, Amko, Samsung, v.v, đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại nước ta.

Theo nghiên cứu của Boston, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu có mức tăng trưởng 13% mỗi năm giai đoạn 2001 – 2021, đạt quy mô 600 tỉ USD. Ngành công nghiệp này được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng và đạt quy mô 1000 tỷ USD vào năm 2030.

Hiện nay, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản đều đã công bố kế hoạch trợ cấp cho ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, điều này tạo nên thế cạnh tranh trong ngành công nghệ toàn cầu.

Ngành công nghiệp bán dẫn phát triển, cũng đặt ra yêu cầu về lực lượng lao động chất lượng. Theo đó, Chính phủ đang giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn với mục tiêu đào tạo, phát triển 50.000 nhân lực đến năm 2030.

“Tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, trong 5 năm tới khoảng 20.000 nhân lực và 10 năm tới khoảng 50.000 nhân lực từ trình độ đại học trở lên.”

  • Về kế hoạch đào tạo nhân sự:

Nhằm tạo bước đà cho sự phát triển của đề án, Bộ KH và ĐT đã giao cho NIC ký thỏa thuận hợp tác với hai tập đoàn lớn nhất của Mỹ về thiết kế chip Synopsys và Cadence thành lập trung tâm nghiên cứu, ươm tạo thiết kế vi mạch bán dẫn; phối hợp với hơn 30 trường đại học, viện nghiên cứu lớn trong nước và quốc tế để phát triển các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Bên cạnh đó, NIC cũng đã phối hợp với Công ty SunEdu, Đại học bang Arizona và Tập đoàn Cadence trong công tác tổ chức đào tọa chuyên sâu về thiết kế vi mạch dành cho giảng viên, kỹ sư có mong muốn nâng cao chuyên môn tại các cơ sở của NIC.

Qua đây có thể thấy tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam hết sức rộng mở.

3. Vị trí công việc ngành bán dẫn

Một số vị trí việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn có thể kể đến như:

  • Kỹ sư thiết kế điện tử
  • Kỹ sư sản xuất
  • Kỹ sư kiểm tra và chất lượng
  • Kỹ sư phân tích và mô phỏng
  • Kỹ sư ứng dụng bán dẫn
  • Chuyên gia vật liệu bán dẫn
  • Kỹ thuật viên giám sát quy trình đóng gói quy trình sản xuất
  • Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng
  • Kỹ thuật viên bảo trì
  • Nghiên cứu viên tại các cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp trong ngành bán dẫn.
Các vị trí việc làm liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn.

4. Mức lương ngành công nghiệp bán dẫn

Mức lương trong ngành công nghiệp bán dẫn có cao không? Theo đó, mức lương trung bình của ngành dao động từ 15-45 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên mức lương thực tế của từng vị trí có thể khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất công việc, yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, năng lực, v.v.

Đọc thêm: Top 15 Những Ngành Nghề Có Triển Vọng Trong Tương Lai

5. Tìm việc làm trong ngành bán dẫn ở đâu?

Dưới đây là danh sách một số các doanh nghiệp, các công ty sản xuất chip bán dẫn trong ngành điện tử, bán dẫn mà bạn có thể tham khảo:

  • Công ty Renesas Vietnam
  • Intel Production Vietnam
  • Cadence System Design Vietnam
  • Hana Micron Vina (Hàn Quốc)
  • Hanmi Semiconductor
  • Infineon Technologies AG (Đức)
  • Victory Giant Technology (Trung Quốc)
  • Tập đoàn CMC
  • PT Semiconductor
  • Viettel

6. Lộ trình trở thành chuyên gia trong ngành bán dẫn

Cùng tham khảo lộ trình và bí kíp để trở thành một nhân sự chất lượng trong ngành bán dẫn dưới đây nhé.

  • Xác định nghề nghiệp mong muốn của bản thân càng sớm càng tốt.
  • Lựa chọn ngành học và trường học phù hợp với bản thân.
  • Chú ý đến các môn kiến thức nền, cũng như các môn học chuyên ngành.
  • Chủ động tham gia các group cộng đồng về ngành để học hỏi, lắng nghe tư vấn cho sự nghiệp của mình.
  • Chủ động tìm kiếm cơ hội thực tập để bổ sung kiến thức, kỹ năng, cũng như hiểu hơn về ngành.
  • Có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao kỹ năng, mở rộng kiến thức.
  • Rèn luyện sự kiên trì, khả năng đối mặt với áp lực làm việc, không ngừng học tập và phát triển.

7. Ngành bán dẫn học trường nào?

chip bán dẫn học ngành gì
Vậy ngành bán dẫn học trường nào?

Ngành bán dẫn học trường nào? Trong phần dưới đây, Glints sẽ chia sẻ đến bạn các trường đại học hàng đầu đang tuyển sinh ngành học tiềm năng này:

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Cần Thơ
  • Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  • Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội)
  • Trường Đại học FPT
  • Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn

Đọc thêm: Ngành Bán Dẫn Học Trường Nào? Thi Khối Nào?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về ngành bán dẫn là gì? – ngành công nghiệp tiềm năng tại Việt Nam, cũng như các quốc gia khác trên thế giới mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về ngành học này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X