×

MSP Là Gì? Phân Loại Managed Service Providers 

Ngày đăng: 14/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 13/12/2022

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ, chắc hẳn đã ít nhiều nghe đến thuật ngữ Managed Service Provider (MSP). Vậy MSP là gì? Tại sao các doanh nghiệp phải sử dụng MSP? Đó là rất ít trong vô vàn câu hỏi về chủ đề này.

Mời bạn cùng Glints đi tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề “MSP là gì? Phân loại Managed Service Providers” trong bài viết dưới đây nhé.

MSP là gì?

MSP được viết tắt từ cụm từ Managed Service Provider có nghĩa là đơn vị cung cấp dịch vụ mạng công nghệ thông tin. Khác hẳn với VAR (Value-Added Reseller) chỉ cung cấp dịch vụ trên cơ sở ngắn hạn, MSP cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên có sở dài hạn, có thể là theo năm hoặc vài năm. 

MSP thường phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp SME còn thiếu nhân lực có chuyên môn về công nghệ thông tin. 

MSP là một loại hình công ty dịch vụ công nghệ thông tin cung cấp máy chủ, network và ứng dụng chuyên biệt dành cho người dùng cuối, các tổ chức hay doanh nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý và lưu trữ trực tiếp các ứng dụng này.

MSP là gì
MSP là Managed Service Provider – đơn vị cung cấp dịch vụ mạng công nghệ thông tin.

Đơn vị sở hữu cơ sở hạ tầng back – end trong các trường hợp hầu hết là MSP. MSP cung cấp tài nguyên cho người dùng cuối thông quan mạng Internet theo mô hình phục vụ theo nhu cầu.

MSP thay mặt cho bên sử dụng dịch vụ quản lý, giám sát, bảo mật tài nguyên của ứng dụng và mạng. Đơn vị cung cấp dịch vụ mạng công nghệ thông tin – MSP có cơ sở hạ tầng chuyên biệt, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, hỗ trợ 24/7.

MSP cung cấp dịch vụ máy chủ và dịch vụ mạng thường có trung tâm dữ liệu rất lớn, có thể lưu trữ lượng ứng dụng web khổng lồ, ứng dụng dành riêng cho người sử dụng MSP. Bên cạnh đó, còn có thể kết nối thông qua mạng riêng ảo với các đơn vị khác nhau có nhu cầu tìm nguồn cung ứng.

MSP dùng để làm gì?

Việc thuê MSP được xem là lựa chọn phù hợp cho các công ty vừa và nhỏ, chưa có đội ngũ nhân sự chuyên về công nghệ thông tin. 

Theo đó, MSP sẽ giúp xử lý đống công việc phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian trong việc quản quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hoặc hệ thống người dùng cuối. MSP thường làm như sau:

  • Quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 
  • Hỗ trợ kỹ thuật cho nhân viên
  • Thêm phần mềm an ninh mạng cho CNTT
  • Thực hiện quản lý hợp đồng
  • Quản lý truy cập người dùng
  • Quản trị rủi ro
  • Cung cấp dịch vụ tính lương
MSP dùng để làm gì?
Công dụng của MSP?

Đọc thêm: CI CD Là Gì? 8 Lợi Ích Của CI CD Mang Lại

MSP hoạt động như thế nào?

Khi một MSP được yêu cầu đáp ứng tất cả các mục tiêu kinh doanh của một tổ chức. Nó thường được kỳ vọng sẽ lấp đầy các khoảng trống hoặc vai trò của một hệ thống hoặc nhân viên công nghệ thông tin.

Sự trao đổi giữa MSP và tổ chức thường bắt đầu với một đánh giá nhằm xác định môi trường hiện tại của tổ chức. Đánh giá này có thể chỉ ra khả năng cải thiện và cách để hỗ trợ đúng mục tiêu kinh doanh. 

Không có một thiết lập cụ thể nào cho mọi tổ chức, nên MSP có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. 

Ví dụ về dịch vụ sửa lỗi hỗ trợ kỹ thuật, MSP tập trung vào việc sửa lỗi từ xa hoặc cho kỹ thuật viên tới đơn vị sử dụng dịch vụ để giải quyết vấn đề. MSP sẽ tính chi phí dựa trên thời gian khắc phục sự cố và bất kỳ bộ phận nào được sử dụng để sửa chữa lỗi.

Dịch vụ bảo trì, bảo mật, kiểm soát, báo cáo và các dịch vụ khác được xác định bằng cách sử dụng SLA để ghi lại những gì tổ chức có thể mong đợi từ MSP. Thời gian phản hồi, hiệu suất và thông số kỹ thuật cũng được bao gồm trong thỏa thuận hợp đồng dịch vụ.

MSP có thể cung cấp dịch vụ của riêng mình, dịch vụ của nhà cung cấp khác hoặc kết hợp cả hai. Một MSP thuần túy sẽ tập trung vào một nhà cung cấp hoặc công nghệ, họ thường chỉ cung cấp dịch vụ gốc của mình.

Các nền tảng phần mềm chuyên dụng tự động quản lý các chức năng như RMM hay PSA cũng được MSP tập trung triển khai.

Một managed service provider thường cung cấp dịch vụ của mình theo SLA – một thỏa thuận hợp đồng giữa MSP và khách hàng. SLA giải thích các số liệu về hiệu suất và chất lượng chi phối mối quan hệ. Các tổ chức cần phải cân nhắc kỹ trước khi đồng ý về những cam kết mà họ đưa ra trong hợp đồng SLA.

Có những loại MSP nào?

Các loại MSP có thể khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí được chọn để phân loại chúng.

Theo quy mô khách hàng

Chẳng hạn, một doanh nghiệp chọn tổ chức MSP theo quy mô khách hàng mục tiêu và mức độ trách nhiệm mà họ đảm nhận thì MSP có thể được tổ chức theo cách sau: 

  • Pure-play MSPs (MSP thuần túy): Họ là những nhà cung cấp nhỏ tập trung vào giám sát mạng và hiệu suất ứng dụng. MSP này cung cấp dịch vụ riêng, tập trung vào báo cáo và cảnh báo.
  • Staffing legacy MSPs: Các MSP này thường hướng đến các tổ chức có quy mô trung bình. Họ cung cấp nhiều loại dịch vụ bao gồm dịch vụ kiểm soát, báo cáo, cài đặt và nâng cấp phần mềm.
  • High-level MSPs (MSP cao cấp): Bao gồm các nhà cung cấp nhỏ và lớn cho phép khách hàng của họ thuê ngoài càng nhiều quy trình công nghệ thông tin của của họ càng tốt. MSP cao cấp thường cung cấp nhiều loại dịch vụ. 

Đọc thêm: Ngành An Ninh Mạng Là Gì? An Ninh Mạng Học Gì & Học Ở Đâu?

Theo dịch vụ cung cấp

MSP cũng có thể được phân loại theo dịch vụ mà họ cung cấp, chẳng hạn:

  • Giám sát: MSP cung cấp phần mềm giám sát theo thời gian thực cho các ứng dụng khác nhau, thiết bị mạng, server hoặc website.
  • Hỗ trợ từ xa: MSP cung cấp phần mềm dựa trên đám mây, hỗ trợ các thiết bị và xử lý các sự cố kỹ thuật từ xa.
  • Hỗ trợ chủ động: MSP thực hiện bảo trì phòng ngừa nhằm luôn trong thế chủ động trước các sự cố về thiết bị, hoặc mạng có thể phát sinh.
  • Quản trị tập trung: MSP cung cấp bảng điều khiển quản lý cho các mạng phức tạp, giám sát từ xa, quản lý bản vá và phần mềm bảo mật.
  • Bảo trì định kỳ: MSP bảo trì mạng thường xuyên theo định kỳ.
  • Thanh toán đơn giản hóa: MSP xử lý việc lập hóa đơn, thanh toán và lập ngân sách thông qua hệ thống quản lý thanh toán.
Có những loại MSP nào?
MSP được phân loại theo dịch vụ cung cấp và quy mô khách hàng mục tiêu.

Lợi ích khi sử dụng MSP

Những lợi ích mà MSP mang lại là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

  • Làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực
  • Giúp tổ chức lấp đầy tình trạng thiếu nhân viên trong lĩnh vực
  • Cung cấp dịch vụ giám sát mạng liên tục
  • Cải thiện vấn đề an ninh và bảo mật
  • Hiệu quả chi phí

Có nên dùng MSP không?

Có thể nói, việc sử dụng MSP là một điều nên làm trong kỷ nguyên công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay. Các MSP sẽ giúp các công ty có quy mô vừa và nhỏ mở rộng quy mô để thực hiện các công việc, dự án mới về công nghệ mà không cần tuyển dụng thêm nhân sự mới.

MSP sở hữu đội ngũ nhân sự kinh nghiệp, kỹ năng chuyên môn tốt giải quyết thách thức một cách nhanh chóng hoặc đưa ra phương án khả thi cho dự án, doanh nghiệp.

Đọc thêm: Không Biết Gì Về Máy Tính Có Nên Học CNTT?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “MSP là gì? Phân loại Managed Service Providers” mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về MSP và những điều thú vị xoay quanh nó.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X