×

Nhân Viên Hỗ Trợ Tín Dụng Là Gì? Lộ Trình Thăng Tiến Của Nhân Viên Hỗ Trợ Tín Dụng

Ngày đăng: 28/12/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 27/12/2022

Được trở thành nhân viên tại các ngân hàng là mong ước của nhiều bạn trẻ theo đuổi khối ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng nói riêng. Trong đó, vị trí nhân viên hỗ trợ tín dụng được khá nhiều bạn quan tâm. Vậy, nhân viên hỗ trợ tín dụng là gì, công việc của họ là gì, lộ trình thăng tiến như thế nào, cùng với nhiều câu hỏi xoay quanh khác. 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này, cũng như trả lời các câu hỏi trên mời bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Nhân viên hỗ trợ tín dụng là gì? 

Hỗ trợ tín dụng là vị trí back office có nhiệm vụ hỗ trợ các công việc còn lại của Chuyên viên tín dụng. Vậy họ làm những công việc gì và có phải là họ chịu trách nhiệm hỗ trợ rút tiền mặt thẻ tín dụng?

Vai trò của nhân viên hỗ trợ tín dụng

chuyên viên hỗ trợ tín dụng
Công việc của nhân viên là hỗ trợ chuyên viên hỗ trợ tín dụng.

Nhân viên hỗ trợ tín dụng là người đảm nhiệm công việc tìm kiếm và thu hút các khách hàng có nhu cầu vay vốn về cho ngân hàng. Đồng thời, họ là người soạn giấy tờ đề xuất cho vay, kiểm soát sau vay; bán chéo nhiều sản phẩm khác (bao gồm cả Huy động vốn); cùng nhiều các công việc khác.

Công việc của nhân viên hỗ trợ tín dụng

Bên cạnh các công việc định kỳ hàng ngày như: lập báo cáo nhắc nợ gốc, lãi, chậm trả; tổng hợp danh sách khách hàng vay theo nhóm; v.v thì công việc nhân viên hỗ trợ đảm nhận được chia ra thành từng giai đoạn trước và sau giải ngân.

Trước giải ngân

Trước giải ngân, nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ đảm nhận các đầu mục công việc cơ bản như sau:

  • Kiểm soát tính tuân thủ, hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ tín dụng theo các quy định của pháp luật, cũng như các quy định của Ngân hàng nhà nước và nội bộ ngân hàng
  • Lập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý của hồ sơ tín dụng trước giải ngân.
  • Đảm bảo các thủ tục liên quan đến tài sản theo đúng pháp luật.
  • Nhập và quản lý dữ liệu các khoản vay của khách hàng trên hệ thống của ngân hàng.
  • Tham gia vào quá trình thẩm định và định giá lại tài sản đảm bảo theo yêu cầu cụ thể của mỗi ngân hàng.
  • Giải ngân và thu hồi lãi.

Sau giải ngân 

Sau giải ngân, nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ thực hiện các công việc như:

  • Đôn thúc đơn vị kinh doanh thu hồi nợ gốc và nợ lãi
  • Quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng
  • Thực hiện các thủ tục xuất nhập và quản lý tài sản theo quy định của ngân hàng
  • Lập báo cáo các khoản vay cho ngân hàng nhà nước, Trung tâm kiểm soát tín dụng; cùng các báo khác phục vụ mục đích quản lý của ngân hàng

Mức lương của nhân viên tín dụng cao không?

Mức lương của nhân viên hỗ trợ tín dụng cao? Đây là câu hỏi được rất nhiều các bạn đang quan tâm đến nghề nghiệp này đặt ra.

Mức lương của nhân viên tín dụng cao không?
Mức lương của nhân viên hỗ trợ tín dụng còn phụ thuộc vào năng lực và nhiều yếu tố khác.

Theo khảo sát, mức lương cơ bản của nhân viên hỗ trợ tín dụng dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Nếu bạn nghĩ đây là mức thu nhập thực tế của nhân viên hỗ trợ tín dụng nhận được thì chưa đúng rồi nhé.

Mức thu nhập của của nhân viên hỗ trợ tín dụng có thể tăng lên gấp nhiều lần phụ thuộc vào hiệu quả công việc mà họ thực hiện. Bên cạnh đó, mức lương này cũng được xem xét tăng lương hàng năm.

Đọc thêm: KPI Là Gì? Người Mới Đi Làm Cần Biết Gì Về KPI?

Lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ tín dụng

Như Glints vừa nhắc đến trong phần trên, nhân viên hỗ trợ tín dụng có lộ trình thăng tiến rõ ràng và nhanh chóng. Cùng tìm hiểu chi tiết về lộ trình thăng tiến của công việc này nhé.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ tín dụng
Lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ tín dụng là gì?

Về cơ bản, lộ trình thăng tiến của nhân viên hỗ trợ tín dụng như sau:

  • Chuyên viên hỗ trợ tín dụng, đối với nhân viên có dưới 2 năm kinh nghiệm
  • Kiểm soát, đối với nhân sự có từ 2 – 4 năm kinh nghiệm
  • Trưởng phòng, phó phòng hỗ trợ tín dụng tại các chi nhánh, đối với nhân sự có từ 4 – 6 năm kinh nghiệm làm việc
  • Phó giám đốc vận hành chi nhánh, đối với các nhân sự có từ 6 – 8 năm kinh nghiệm làm việc
  • Giám đốc chi nhánh, đối với nhân sự có từ 8 – 10 năm kinh nghiệm
  • Nhân sự cao cấp tại Hội sở ngân hàng, đối với nhân sự có từ 10 năm làm việc trở lên

Một trong những yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến lộ trình thăng tiến của bạn chính là hiệu quả công việc mà bạn đạt được thông qua những nỗ lực và cố gắng không ngừng.

Có nên làm nhân viên hỗ trợ tín dụng không?

Có nên làm nhân viên hỗ trợ tín dụng không? Câu trả lời có hay không sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân.

Hỗ trợ tín dụng tưởng chừng là một công việc hết sức đơn giản nhưng người làm công việc này cần phải có khả năng chịu được áp lực cao – tính chất vốn có công việc hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ nhận được chế độ đãi ngộ hậu hãnh, cũng như cơ hội thăng tiến tuyệt vời. 

Công việc hỗ trợ tín dụng yêu cầu người thực hiện phải có am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực, kỹ năng nghiệp vụ thành thạo, hiểu biết pháp luật, tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc, v.v.

Có nên làm nhân viên hỗ trợ tín dụng không?
Có nên làm nhân viên hỗ trợ tín dụng không?

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ gợi ý cho bạn phần nào câu trả lời có hay không theo đuổi nghề nghiệp này. 

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về vị trí công việc “nhân viên hỗ trợ tín dụng” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này cũng như những thông tin quan trọng xoay quanh.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X