×

Mức Lương Giảng Viên Đại Học Và Cập Nhật Cách Tính Mới Nhất

Ngày đăng: 19/04/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 20/04/2023

luong-giang-vien-dai-hoc

Giảng viên đại học là nghề nghiệp nhận được sự quan tâm và kính trọng của xã hội. Với kỹ năng chuyên môn cao cùng với kinh nghiệm giảng dạy phong phú, nhiều người tin rằng họ sở hữu mức lương và đãi ngộ cao so với mặt bằng chung. Trong bài viết này, Glints sẽ cùng bạn thảo luận về mức lương giảng viên đại học cũng như cập nhật cách tính mới nhất cho từng loại giảng viên khác nhau!

Giảng viên đại học là gì theo quy định của pháp luật?

Trước khi tìm hiểu về lương giảng viên đại học, hãy định nghĩa thế nào là giảng viên đại học theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giảng viên đại học là cá nhân giảng dạy tại trường đại học và có bằng cấp được chính phủ Việt Nam công nhận. Để được làm giảng viên đại học, bạn ít nhất phải có bằng thạc sĩ hoặc tương đương. 

Không những thế, dựa trên luật Giáo dục, một giảng viên đại học cần phải có những tố chất sau. Đầu tiên, dựa trên Khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học ban hành năm 2018, giảng viên đại học cần phải:

Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.”

Ngoài ra, căn cứ theo bộ luật trên, chức danh giảng viên đại học còn được quy định như sau:

Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.”

Đọc thêm: Hệ Số Lương Giáo Viên Mới Nhất 2023

Phân loại mức lương của giảng viên đại học

Đối với giảng viên là viên chức

Đối với giảng viên là cán bộ, viên chức hiện đang công tác tại các trường Đại học công lập, sẽ có 4 hạng giảng viên bao gồm:

  • Giảng viên cao cấp
  • Giảng viên chính
  • Giảng viên
  • Trợ giảng

Cụ thể hơn, dựa trên Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, bậc lương của từng loại giảng viên đại học được quy định như sau:

Điều 10. Cách xếp lương

1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

b) Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

c) Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

2. Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn lại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.”

Đối với giảng viên hợp đồng

Trong trường hợp bạn là giảng viên ký hợp đồng lao động hiện đang công tác tại các trường Đại học công, Đại học tư và Đại học quốc tế, mức lương của bạn sẽ dựa trên sự thoả thuận giữa hai bên với mức thấp nhất dựa trên mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng. 

Đọc thêm: Mức Lương Giáo Viên Mầm Non Mới Nhất 2023

Cách tính mức lương giảng viên đại học mới nhất

Mức lương giảng viên đại học là viên chức sẽ được tính theo công thức sau:

  • Lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
  • Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%
  • Tiền đóng bảo hiểm xã hội = Lương x 10,5%
  • Tổng lương thực nhận = Lương + tiền phụ cấp ưu đãi – tiền đóng bảo hiểm xã hội

Dựa vào công thức trên, kết hợp với mức lương cơ sở sửa đổi sau ngày 01/07/2023 là 1.800.000 đồng, Glints sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về lương giảng viên đại học thông qua bảng sau:

Hạng giảng viênBậcHệ số lươngMức lương
Giảng viên cao cấpBậc 16,2011.160.000
Bậc 26,5611.808.000
Bậc 36,9212.456.000
Bậc 47,2813.104.000
Bậc 57,6413.752.000
Bậc 68,0014.400.000
Giảng viên chínhBậc 14,407.920.000
Bậc 24,478.532.000
Bậc 35,089.144.000
Bậc 45,429.756.000
Bậc 55,7610.368.000
Bậc 66,1010.980.000
Bậc 76,4411.592.000
Bậc 86,7812.204.000
Giảng viên và Trợ giảngBậc 12,344.212.000
Bậc 22,674.806.000
Bậc 33,005.400.000
Bậc 43,335.994.000
Bậc 53,666.588.000
Bậc 63,997.182.000
Bậc 74,327.776.000
Bậc 84,658.370.000
Bậc 94,988.964.000

Kết

Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu mức lương giảng viên đại học và cách tính mới nhất dựa trên sự thay đổi của mức lương cơ sở 2023. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát về mức thu nhập của một trong số các ngành nghề được nhiều người quan tâm. Nếu cảm thấy hứng thú với các chủ đề tương tự, hãy ghé qua Blog của Glints để cập nhật thêm mức lương của nhiều ngành nghề khác nhé! 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.4 / 5. Lượt đánh giá: 11

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X