×

Loud Quitting: Thay Vì Nghỉ Việc Trong Thầm Lặng, Nhiều Người Chọn Cách Ngược Lại

Ngày đăng: 22/07/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 24/07/2023

loud-quitting

Quiet quitting” (nghỉ việc thầm lặng), “Bare Minimum Mondays” (Thứ Hai bớt chông gai) hay “Acting your wage” (Làm việc theo đúng mức lương) đã trở thành khẩu hiệu của nhiều người trong suốt giai đoạn Great Resignation (Đại nghỉ việc) hậu Covid-19. Thời điểm đó cơ hội nghề nghiệp dồi dào, người lao động có nhiều lựa chọn. Nhận thức rằng mình đang nắm quyền quyết định, nhiều nhân viên phản kháng bằng cách lẳng lặng làm đúng lượng công việc cơ bản cần thiết với ít nỗ lực và cảm hứng

Loud Quitting là gì?

Loud quitting  là một thuật ngữ mới, đưa ra một xu hướng hoàn toàn ngược lại. Nhiều người không còn nghỉ việc trong thầm lặng nữa, họ dường như muốn cả thế giới biết là mình sẽ nghỉ việc. Họ làm thế bằng cách thông báo rằng “tôi sẽ nghỉ việc” trên các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông. Trào lưu Quittok là một ví dụ điển hình. 

Có nhận định cho rằng đây là xu hướng có phần cảm tính và có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Phần nhiều trường hợp loud quitting này đến từ những nhân viên có bức xúc và bất đồng với quản lý, sếp hoặc quá mệt mỏi với công việc. Do vậy, họ không thể kìm chế mà nói ra những điều không hài lòng về công ty hoặc thậm chí “bóc phốt” công ty trên mạng xã hội. Khi thông tin chưa được xác minh rõ ràng, việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến danh tiếng của họ. Những phát ngôn tiêu cực đi quá xa có thể khiến họ gặp khó khăn với việc kết nối với những nhà tuyển dụng mới. 

Loud Quitting là cách nhân viên phản ứng với sự thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Theo phân tích mới đây của Gallup, 1 trong số 5 người sẵn sàng phản kháng và nghỉ việc một cách ầm ĩ. Đây là một phần của xu hướng chung hiện nay: không hài lòng và không gắn bó tại nơi làm việc.

Những ai trang bị cho mình bộ kỹ năng “hiếm có khó tìm” đang trong tình thế thuận lợi hơn nếu từ bỏ công việc hiện tại bởi họ biết họ sẽ sớm tìm được một công việc mới. Bị buộc phải trở lại văn phòng làm việc và mất đi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là nguyên nhân dẫn đến quyết định làm ầm ĩ để mọi người nhận thức được rằng bạn đang không hạnh phúc. 

Loud Quitting đe dọa sự ổn định của công ty

Hành động bỏ việc một cách ầm ĩ ảnh hưởng tiêu cực đến công ty. Những nhân viên này có thể bỏ việc mà không thông báo trước, tạo ra một cảnh tượng không mấy dễ chịu ở công ty, đăng những bình luận gây chấn động trên mạng, từ chối làm việc và có thể có những hành động gây rối khác. Đây là việc mà lãnh đạo và quản lý không thể lờ đi. 

Việc làm của những người loud quitting còn làm tổn hại đến tinh thần và năng suất làm việc của các nhân viên khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến văn hoá và danh tiếng của công ty. 

Theo Gallup, hành vi không gắn bó và tương tại tại nơi làm việc đã gây ra tổn hại trị giá 8,8 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. 

Các nhà lãnh đạo nên làm gì? 

Đây là vấn đề cần được giải quyết ngay lập tức. Người quản lý cần thường xuyên yêu cầu phản hồi và lắng nghe nhân viên để hiểu tại sao họ không tương tác trong công việc, vấn đề của họ là gì. Các công ty, tổ chức nên ưu tiên sức khỏe tinh thần của nhân viên. Những hành động để tái xây dựng lòng tin của nhân viên là cần thiết. Một cách làm đơn giản là bày tỏ sự trân trọng và đánh giá cao đối với nhân viên khi họ làm tốt công việc. Đồng thời, cần nhắc xử lý những trường hợp nhân viên quá độc hại và có hành vi tiêu cực. 

(Theo Forbes)

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X